Thông tư 12NV/PC năm 1946 về sự bảo đảm tự do cá nhân do Bộ Nội Vụ ban hành

Số hiệu 12NV/PC
Ngày ban hành 02/04/1946
Ngày có hiệu lực 17/04/1946
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Huỳnh Thúc Kháng
Lĩnh vực Quyền dân sự

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12NV/PC

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 1946 

 

THÔNG TƯ

Bộ trưởng bộ Nội vụ kính gửi các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ

Bản bộ xin gửi ông bản sao, đính theo đây, đạo sắc lệnh số 40 ngày 29 tháng 03 năm 1946 về sự bảo đảm tự do cá nhân(1)

Đại cương sắc lệnh ấy có những điều cốt yếu sau này:

Tự do cá nhân chỉ có thể xâm phạm đến trong hai trường hợp:

A – Trường hợp phạm pháp thông thường;

B – Trường hợp chính trị (tạm thời).

Trong hai trường hợp đó, sự bắt giam cũng phải theo một thủ tục đã ấn định phân minh, ai làm sai đều bị tội.

A. - TRƯỜNG HỢP PHẠM PHÁP THÔNG THƯỜNG

1) Phạm pháp quả tang

Ai cũng có thể bắt được, nhưng tư nhân bắt được thì lập tức phải dẫn người bị bắt đến nhà chức trách gần chỗ bắt.

Các nhà chức trách khi nhận được người do tư nhân hay nhân viên của mình bắt thì trong 24 giờ là cùng, phải đưa ra thẩm phán viên.

2) Phạm pháp không quả tang

Sự bắt phải do lệnh viết ra giấy của thẩm phán viên và do nhân viên của các cơ quan chính thức thi hành.

3) Giam cứu

Sự giam cứu bao giờ cũng phải do thẩm phán viên quyết định và không ai có thể bị giam quá 24 giờ mà không có quyết định.

Thời hạn giam cứu đã định rõ mà không bao giờ được quá 3 tháng về tiểu hình và 9 tháng về đại hình.

B. - TRƯỜNG HỢP CHÍNH TRỊ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỀ PHÒNG ĐẶC BIỆT

1) Ai có quyền ra lệnh bắt

Trong tình thế hiện thời và cho đến khi có lệnh mới, chủ tịch ủy ban hành chính kỳ được đặc cách ra lệnh bắt người đưa đi an trí một nơi hay ra lệnh cấm không được lưu trú ở một vài nơi. Khi cấp bách đặc biệt chủ tịch tỉnh cũng có thể tạm bắt giữ. Lệnh bắt đó lẽ cố nhiên phải viết ra giấy có chữ ký của chủ tịch và do nhân viên các cơ quan chính thức thi hành.

2) Ai có thể bị bắt

Những người xét ra lời nói hoặc việc làm có thể làm hại cho sự tranh đấu giành độc lập, cho chế độ dân chủ, cho sự an toàn của công chúng và sự đoàn kết của quốc dân.

Về khoản này, bản bộ cần nhắc lại ông câu của Hồ chủ tịch: “Dĩ vãng đã chết hẳn”  để làm phương châm khi xét đến hành vi của một cá nhân. Chỉ hành vi hiện tại, tỏ ra nơi lời nói hay việc làm mới có thể là lý do cho sự cần áp dụng phương pháp đề phòng đặc biệt.

3) Những thủ tục phải theo

Lệnh bắt do chủ tịch kỳ;

a) Sau khi thỏa hiệp với một hội đồng do bộ Nội vụ cử ra.

b) Nghị định an trí phải thông đạt cho người đương sự chậm nhất là 15 ngày từ khi bị bắt.

c) trong 15 hôm sau khi nhận thông đạt, người bị an trí có thể kháng nghị lên một hội đồng phúc thẩm đặt tại Bộ Nội vụ và nhờ thân thuộc hoặc trạng sư bào chữa, khi hội đồng đó xét,

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ