Thông tư 11/2003/TT-BCA(C11) hướng dẫn việc cấp giấy phép và kiểm soát hoạt động của phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất có thời hạn do Bộ Công an ban hành

Số hiệu 11/2003/TT-BCA(C11)
Ngày ban hành 03/07/2003
Ngày có hiệu lực 02/08/2003
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công An
Người ký Lê Thế Tiệm
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Giao thông - Vận tải

BỘ CÔNG AN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/2003/TT-BCA(C11)

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG AN SỐ 11/2003/TT-BCA(C11) NGÀY 03 THÁNG 7 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI TẠM NHẬP TÁI XUẤT CÓ THỜI HẠN

Ngày 31 tháng 12 năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan, trong đó có quy định về thủ tục, thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất có thời hạn. Để thực hiện thống nhất quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 52 Nghị định nêu trên, Bộ Công an hướng dẫn việc cấp giấy phép và kiểm soát hoạt động phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất có thời hạn như sau:

1. Phương tiện vận tải nêu tại Thông tư này bao gồm: xe ô tô du lịch (xe ô tô con, xe ô tô chở khách, xe vừa chở người vừa chở hàng), xe gắn máy, thuyền, xuồng có gắn máy và không gắn máy tạm nhập tái xuất có thời hạn vào lãnh thổ Việt Nam đều phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của Thông tư này.

Khi lưu hành ngoài phạm vi khu vực cửa khẩu, xe ô tô du lịch tạm nhập, tái xuất có thời hạn phải có biển số tạm thời do cơ quan Công an cấp theo quy định của Thông tư này.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất có thời hạn theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 52 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này chỉ được phép lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép và cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan theo quy định và phải thực hiện đúng thời hạn, phạm vi được phép lưu hành đã ghi trong giấy phép.

Khi hết thời gian cho phép, phương tiện vận tải tạm nhập phải được tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (kể cả các phương tiện bị hư hỏng không sử dụng được).

A. THỦ TỤC, HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP

1. Trường hợp chủ xe hoặc người điều khiển phương tiện trực tiếp xin cấp phép, hồ sơ gồm Tờ khai cấp giấy phép theo mẫu 01-GPTN/2003/BCA (thuyền, xuồng phải kèm theo 01 ảnh (cỡ 9 x 12cm) chụp toàn cảnh phương tiện ở trạng thái nổi nhìn từ mạn phải phương tiện) và bản phô tô các loại giấy tờ sau đây:

1.1. Giấy đăng ký phương tiện;

1.2. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn phương tiện;

1.3. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba;

1.4. Hộ chiếu hoặc giấy thông hành;

1.5. Giấy phép điều khiển phương tiện.

Các giấy tờ quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 nêu trên do nước sở tại cấp và còn giá trị sử dụng (cả trong thời gian được phép lưu hành tại Việt Nam). Khi nộp bản phô tô phải xuất trình bản gốc để đối chiếu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu với bản gốc, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi vào góc phía trên bên phải bản phô tô "đã kiểm tra, đối chiếu với bản gốc", ngày tháng năm và ký tên xác nhận.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức của Việt Nam làm thủ tục xin cấp phép cho đối tác nước ngoài, phải có công văn đề nghị, kèm theo bản phô tô (có công chứng của cơ quan công chứng có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước sở tại) các loại giấy tờ quy định tại điểm 1 nêu trên; bản trích ngang phương tiện trong đó ghi rõ loại phương tiện, nhãn hiệu, số máy, số khung, biển số, trọng tải, số chỗ ngồi của phương tiện.

Trường hợp xin phép tạm nhập phương tiện vận tải vào Việt Nam để phục vụ tham quan, du lịch thì phải có chương trình hoạt động kèm theo; trường hợp quảng cáo, triển lãm, phải kèm theo văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

B. CƠ QUAN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP

1. Trường hợp phương tiện vận tải tạm nhập lưu hành trong phạm vi khu vực cửa khẩu trong thời gian không quá 48 (bốn mươi tám) giờ hoặc lưu hành trong phạm vi huyện biên giới có cửa khẩu trong thời hạn không quá 12 (mười hai) giờ:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Công an huyện có cửa khẩu. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin cấp phép hợp lệ, Trưởng Công an huyện duyệt, ký giấy phép tạm nhập để cấp cho chủ phương tiện.

2. Trường hợp phương tiện vận tải tạm nhập lưu hành trong phạm vi tỉnh, thành phố có cửa khẩu trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố có cửa khẩu; nơi có Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy thì hồ sơ cấp phép của thuyền, xuồng nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy.

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố xem xét nếu hồ sơ đầy đủ thủ tục, điều kiện được phép tạm nhập thì làm văn bản báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách cảnh sát ký giấy phép để cấp cho chủ phương tiện.

3. Trường hợp phương tiện tạm nhập lưu hành trong phạm vi tỉnh, thành phố có cửa khẩu quá thời hạn 5 (năm) ngày hoặc lưu hành ngoài phạm vi tỉnh, thành phố có cửa khẩu:

Hồ sơ xin cấp phép nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố có cửa khẩu; nơi có Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy thì hồ sơ cấp phép của thuyền, xuồng nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy.

Trong thời hạn 03 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ), Phòng Cảnh sát giao thông phải báo cáo Giám đốc Công an tỉnh, thành phố. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố phải có văn bản gửi Tổng cục Cảnh sát. Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp giấy phép tạm nhập trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Giấy phép quy định tại các điểm 1, 2, 3 nêu trên phải ghi đầy đủ các nội dung quy định: họ tên chủ phương tiện, loại phương tiện, nhãn hiệu, biển số, số máy, số khung (đối với ô tô, xe gắn máy), thời hạn được phép lưu hành tại Việt Nam, phạm vi hoạt động (theo mẫu số 02-GPTN/2003/BCA gồm 3 liên); cấp 2 bản cho chủ phương tiện (1 bản để làm thủ tục hải quan và 1 bản để lưu hành phương tiện); lưu 1 bản vào hồ sơ xin cấp phép.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ