BỘ
THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
09/1998/TT-BTM
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 7 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 09/1998/TT-BTM NGÀY 18 THÁNG 07 NĂM
1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO
QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/1998/NĐ-CP NGÀY 15-01-1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC (SỬA ĐỔI)
Căn cứ Nghị định số 95/CP
ngày 04-12-1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Thi hành Điều 37 Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15-01-1998 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);
Bộ Thương mại hướng dẫn việc thực hiện nhập khẩu miễn thuế đối với các dự án
đầu tư quy định tại Nghị định này như sau:
A. ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG:
Thông tư này áp dụng đối với các
đối tượng quy định tại Điều 3 Nghị định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15-01-1998 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi),
bao gồm:
1. Doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế:
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Doanh nghiệp của các tổ chức
chính trị, chính trị xã hội, hội nghề nghiệp.
- Hợp tác xã.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn và
Công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Cá nhân, nhóm kinh doanh hoạt
động theo Nghị định số 66-HĐBT ngày 02-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ).
2. Doanh nghiệp do người Việt
Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
3. Doanh nghiệp do người nước
ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp do công dân Việt
Nam cùng thành lập với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với người nước
ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam.
5. Tổ chức, công dân Việt Nam,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt
Nam mua cổ phần hoặc góp vốn vào các Doanh nghiệp trong nước, kể cả Doanh nghiệp
Nhà nước được đa dạng hoá sở hữu hoặc các quỹ đầu tư tự chủ tài chính.
Các đối tượng quy định tại điểm
1, 2, 3, 4, 5 nói trên, sau đây được gọi là doanh nghiệp.
B. QUY ĐỊNH
HÀNG HOÁ ĐƯỢC NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC
CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
I. QUY ĐỊNH VỀ
HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐƯỢC MIỄN THUẾ:
1. Máy móc, thiết bị, phương tiện
vận tải quy định trong luận chứng kinh tế kỹ thuật nhập khẩu để tạo tài sản cố
định của doanh nghiệp bao gồm:
1.1. Máy móc, thiết bị kể cả hệ
thống điện, cấp thoát nước, thông tin.
1.2. Phương tiện vận tải chuyên
dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón
công nhân (ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên), phương tiện thuỷ.
Phương tiện vận tải chuyên dùng
nằm trong dây chuyền công nghệ bao gồm:
- Các phương tiện vận tải chuyên
dùng cho hoạt động sản xuất quy định tại giấy phép đầu tư.
- Phương tiện vận tải để vận
chuyển nguyên liệu và sản phẩm trong dây chuyền công nghệ.
1.3. Linh kiện, chi tiết, bộ phận
rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị máy móc, phương
tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển nêu trên.
1.4. Thiết bị, máy móc, phương
tiện vận tải chuyên dùng nêu trên được nhập khẩu thay thế, đầu tư chiều sâu, đổi
mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.
1.5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
để thực hiện các dự án BOT, BTO và BT.
1.6. Các giống cây trồng, giống
vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp.
1.7. Trang thiết bị thí nghiệm,
trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất thiết bị trường học, thiết bị y tế,
trang thiết bị cho việc bảo vệ môi trường.
1.8. Hàng hoá, vật tư khác dùng
cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
để hình thành tài sản cố định của Doanh nghiệp được miễn thuế trong các điều kiện
sau:
2.1. Nguyên liệu nhập khẩu để chế
tạo máy móc, thiết bị tại Việt Nam hình thành tài sản cố định của Doanh nghiệp.
2.2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
để xây dựng hình thành tài sản cố định của Doanh nghiệp nếu nguyên liệu, vật tư
đó trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đảm bảo yêu cầu
về kỹ thuật của công trình.
Danh mục nguyên liệu, vật tư xây
dựng này do các Bộ chuyên ngành công bố hàng năm.
3. Nguyên liệu nhập khẩu để chạy
thử nghiệm thu, và sản xuất thử theo giải trình và được Bộ Thương mại xem xét,
chấp thuận đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền quyết định đầu tư về chủng loại, số lượng.
4. Đối với nguyên liệu, bộ phận
rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì khi nhập khẩu
vào Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế
nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu. Việc hoàn thuế nhập khẩu được
thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 43/1998/TT/BTC ngày
04-4-1998.
II. THỜI GIAN
XEM XÉT BAN HÀNH VĂN BẢN:
1. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Thương mại ra văn bản cho phép nhập khẩu
và xác nhận danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế cho doanh nghiệp (ngày tiếp
nhận hồ sơ là ngày ghi trên dấu văn thư của Bộ Thương mại).
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ
hợp lệ: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại
thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản để doanh nghiệp bổ sung, điều chỉnh hồ
sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ là ngày ghi trên dấu văn thư của Bộ
Thương mại trên công văn cuối cùng.
III. HỒ SƠ THẨM
ĐỊNH CHO PHÉP NHẬP KHẨU VÀ XÁC NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ
1. Văn bản của chủ đầu tư (doanh
nghiệp) đề nghị cho phép nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu.
2. Giấy phép đầu tư hoặc quyết định
đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 - Điều lệ quản lý đầu tư
và xây dựng (ban hành kèm theo Nghị định 42/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ) và
một số Điều khoản sửa đổi, bổ sung Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành
kèm theo Nghị định 42/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định
92/CP ngày 23-8-1997 của Chính phủ).
3. Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
4. Quyết định của cấp có thẩm
quyền quyết định đầu tư phê duyệt chọn thầu và kết quả đấu thầu (kèm theo biên
bản phân tích chọn thầu). Trường hợp nhập khẩu theo phương thức chào hàng cạnh
tranh thì có quyết định phê duyệt chọn chào hàng (có kèm theo biên bản phân
tích chọn chào hàng).
5. Hợp đồng gốc và các phụ lục
kèm theo.
6. Quyết định của cấp có thẩm
quyền quyết định đầu tư, phê duyệt nội dung hợp đồng.
7. Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư
của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư số 02/1998/TT/BKHĐT ngày
16-3-1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về danh mục nhập khẩu miễn thuế
tạo tài sản cố định, doanh nghiệp căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị
định số 07/1998/NĐ-CP ngày 15-01-1998 và các văn bản quy định tại Mục III này,
nêu rõ tên hàng, số lượng, trị giá cho từng hạng mục sau đây:
- Máy móc, trang thiết bị.
- Vật tư xây dựng.
- Nguyên vật liệu để chế tạo máy
móc thiết bị tại Việt Nam.
- Nguyên vật liệu dùng để sản xuất
thử.
C. THỜI HẠN
ÁP DỤNG
1. Đối với những dự án được cấp
giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trước ngày 01-2-1998 (ngày có hiệu lực của Nghị định
07/1998/NĐ-CP ngày 15-01-1998 của Chính phủ) thì việc nhập khẩu miễn thuế cho
khoảng thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày 1-2-1998, cụ thể như sau:
- Được miễn thuế nhập khẩu đối với
hàng hoá đã nhập khẩu vào Việt Nam kể từ ngày 1-2-1998.
- Chịu thuế nhập khẩu đối với
hàng hoá đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày 1-2-1998.
2. Đối với những dự án được cấp
giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư kể từ ngày 01-2-1998:
- Được miễn thuế nhập khẩu đối với
hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam kể từ ngày cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
- Chịu thuế nhập khẩu đối với
hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Ngày hàng hoá nhập khẩu vào Việt
Nam là ngày ghi trên tờ khai hải quan.
D. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
1. Bộ Thương mại đề nghị các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo nội dung
Thông tư này cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết và thực hiện,
đồng thời phản ánh cho Bộ Thương mại những vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp.
2. Các doanh nghiệp có dự án đầu
tư có trách nhiệm thi hành những quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực
hiện nếu có phát sinh những vướng mắc cần phản ánh kịp thời cho Bộ Thương mại để
có những sửa đổi, bổ sung phù hợp.
3. Cán bộ, công chức của Bộ
Thương mại có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định của Thông tư này. Trường
hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
theo quy định của Pháp luật.
4. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày ký.