Thông tư 08/2010/TT-BVHTTDL quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định phim của Đài truyền hình, Đài phát thanh - truyền hình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 08/2010/TT-BVHTTDL
Ngày ban hành 18/08/2010
Ngày có hiệu lực 01/10/2010
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Hoàng Tuấn Anh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

0BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 08/2010/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PHIM CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH, ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

Căn cứ Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình như sau:

I. TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PHIM

Điều 1. Tổ chức của Hội đồng thẩm định phim

1. Hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình (sau đây gọi là Hội đồng) do người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình quyết định thành lập, với nhiệm kỳ hoạt động hai năm.

2. Hội đồng có số lượng từ năm thành viên trở lên gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên là người đại diện cơ quan quyết định thành lập, người có chuyên môn về quản lý và hoạt động điện ảnh, có uy tín.

Điều 2. Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng

Hội đồng thực hiện chức năng thẩm định phim để tư vấn cho người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Điện ảnh.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PHIM

Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ để nhận xét, đánh giá phim.

2. Buổi thẩm định phim của Hội đồng phải có trên 1/2 tổng số thành viên tham dự hoặc trên 1/2 thành viên góp ý kiến đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

3. Ngoài các buổi thẩm định phim, Hội đồng họp để rút kinh nghiệm về hoạt động ít nhất sáu tháng một  lần.

4. Kết luận của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm công bố và chịu trách nhiệm.

5. Thành viên Hội đồng không được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng.

6. Thành viên Hội đồng vắng mặt không có lý do chính đáng quá ba buổi thẩm định phim liên tiếp do Chủ tịch Hội đồng đề nghị, người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình miễn nhiệm và bổ sung người thay thế.

7. Địa điểm, phương tiện làm việc và người giúp việc Hội đồng do người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình sắp xếp, bố trí.

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng

1. Chủ tịch chủ trì các buổi thẩm định phim hoặc các cuộc họp để rút kinh nghiệm của Hội đồng.

2. Đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng trong trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 của Thông tư này.

3. Đề nghị người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình mời thêm một số chuyên gia tham gia thẩm định phim để tham khảo ý kiến trong trường hợp cần thiết.

4. Phó Chủ tịch Hội đồng thực hiện quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm.

5. Thành viên có quyền và trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi thẩm định phim, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này, đóng góp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đối với bộ phim được thẩm định; trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội đồng.

Điều 5. Trình tự, thủ tục thẩm định phim

1. Khi nhận được yêu cầu thẩm định phim của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình, Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch được ủy nhiệm) mời các thành viên xem phim và thảo luận về nội dung, nghệ thuật.

2. Ý kiến thảo luận và Phiếu thẩm định của thành viên phải được ghi chép và tổng hợp trong biên bản thẩm định để làm cơ sở trình người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.

3. Đối với băng hình, đĩa hình nhiều tập, Hội đồng có thể không tập trung thẩm định phim nhưng thành viên Hội đồng có trách nhiệm xem và đóng góp ý kiến bằng văn bản.

[...]