Thông tư 07/2022/TT-BTP quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 07/2022/TT-BTP
Ngày ban hành 01/11/2022
Ngày có hiệu lực 19/12/2022
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2022/TT-BTP

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, GIẢI THỂ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH, LĨNH VỰC TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có hoạt động sự nghiệp công trong các lĩnh vực gồm: trợ giúp pháp lý; bồi thường nhà nước; lý lịch tư pháp; công chứng; đấu giá tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; hỗ trợ pháp luật, tư vấn pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật có hoạt động sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được quy định tại Điều 1 Thông tư này.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.

Điều 3. Nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập

Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp phải phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP).

Chương II

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH, LĨNH VỰC TƯ PHÁP

Điều 4. Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ

1. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước

a) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu phục vụ hoạch định chiến lược và xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về ngành, lĩnh vực tư pháp;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng xây dựng, quản lý, khai thác thông tin, hỗ trợ pháp luật;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công

a) Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước hoặc dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

[...]