Thông tư 07/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Số hiệu 07/2021/TT-NHNN
Ngày ban hành 30/06/2021
Ngày có hiệu lực 15/08/2021
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Người ký Đoàn Thái Sơn
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Bộ máy hành chính

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2021/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 27/2016/TT-NHNN NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2016/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 27/2016/TT-NHNN).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2016/TT-NHNN       

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau:

“3. Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo; thông tư liên tịch giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thống đốc) và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 34/2016/NĐ-CP).”.

2. Bổ sung khoản 4 vào Điều 1 như sau:

“4. Trường hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, việc lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính và các nội dung khác về kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

“Điều 10. Đề nghị xây dựng nghị định

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có đề xuất xây dựng nghị định hoặc được Thống đốc phân công chủ trì xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

a) Thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2 Điều 85 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

b) Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 1 Điều 87, khoản 3 Điều 89 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung);

c) Trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận đề nghị xây dựng nghị định.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có đề xuất xây dựng nghị định hoặc được Thống đốc phân công chủ trì xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

a) Thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 85 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung), Điều 5, 6, 7, 8, 9 Nghị định 34/2016/NĐ-CP;

b) Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung);

c) Trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 86 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 10, 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và gửi Vụ Pháp chế để cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định;

d) Trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) gửi Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung); nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung);

đ) Trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) để trình Chính phủ xem xét thông qua đề nghị xây dựng nghị định.

3. Đơn vị quy định tại khoản 1, 2 Điều này thực hiện sao gửi Văn phòng đề nghị xây dựng nghị định sau khi được thông qua, được chấp thuận để tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước và chương trình công tác của Chính phủ.

Trường hợp cần điều chỉnh đề nghị xây dựng nghị định, đơn vị thực hiện việc điều chỉnh theo quy định về điều chỉnh chương trình công tác của Chính phủ và sao gửi Văn phòng để theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo.

4. Trong quá trình lập đề nghị xây dựng nghị định, trường hợp đề nghị xây dựng nghị định có nội dung phức tạp, còn có ý kiến khác nhau, đơn vị lập đề nghị báo cáo Thống đốc để xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.

[...]