Thông tư 06/2018/TT-BKHĐT về hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu | 06/2018/TT-BKHĐT |
Ngày ban hành | 11/12/2018 |
Ngày có hiệu lực | 15/02/2019 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký | Nguyễn Chí Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2018/TT-BKHĐT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2018 |
BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ASEAN
Căn cứ Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Căn củ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 1161/QĐ-Ttg ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hội nhập thống kê ASEAN giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê theo yêu cầu của cơ quan thống kê ASEAN.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN gồm danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê ASEAN:
a) Danh mục chỉ tiêu thống kê ASEAN theo phụ lục I đính kèm;
b) Nội dung chỉ tiêu thống kê ASEAN theo phụ lục II đính kèm.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
a) Xây dựng chế độ báo cáo thống kê; quy chế cung cấp và chia sẻ thông tin giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và các Bộ, ngành; lồng ghép việc thu thập các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN thông qua chế độ báo cáo thống kê của các Bộ, ngành, các cuộc điều tra thống kê và sử dụng dữ liệu hành chính.
b) Tổng hợp thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN cung cấp theo yêu cầu của ASEAN; tổ chức phổ biến thông tin thống kê; theo dõi, hướng dẫn, báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về ASEAN; xây dựng các phần mềm thống kê để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin thống kê về ASEAN.
2. Căn cứ hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN ban hành kèm theo Thông tư này, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp, biên soạn và cung cấp theo yêu cầu của ASEAN.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
|
BỘ TRƯỞNG |
DANH
MỤC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ASEAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BKHĐT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2018/TT-BKHĐT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2018 |
BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ASEAN
Căn cứ Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Căn củ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 1161/QĐ-Ttg ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hội nhập thống kê ASEAN giai đoạn 2016 - 2020;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê theo yêu cầu của cơ quan thống kê ASEAN.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN gồm danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê ASEAN:
a) Danh mục chỉ tiêu thống kê ASEAN theo phụ lục I đính kèm;
b) Nội dung chỉ tiêu thống kê ASEAN theo phụ lục II đính kèm.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:
a) Xây dựng chế độ báo cáo thống kê; quy chế cung cấp và chia sẻ thông tin giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và các Bộ, ngành; lồng ghép việc thu thập các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN thông qua chế độ báo cáo thống kê của các Bộ, ngành, các cuộc điều tra thống kê và sử dụng dữ liệu hành chính.
b) Tổng hợp thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN cung cấp theo yêu cầu của ASEAN; tổ chức phổ biến thông tin thống kê; theo dõi, hướng dẫn, báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về ASEAN; xây dựng các phần mềm thống kê để thu thập, xử lý và phổ biến thông tin thống kê về ASEAN.
2. Căn cứ hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN ban hành kèm theo Thông tư này, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp, biên soạn và cung cấp theo yêu cầu của ASEAN.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
|
BỘ TRƯỞNG |
DANH
MỤC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ASEAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BKHĐT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Số thứ tự |
Mã số |
Mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng |
Nhóm, tên chỉ tiêu |
|
|
|
01. Đất đai, dân số |
1 |
0101 |
0101 |
Diện tích đất |
2 |
0102 |
0102 |
Dân số, mật độ dân số |
3 |
0103 |
0104 |
Tỷ suất sinh thô |
4 |
0104 |
0105 |
Tổng tỷ suất sinh |
5 |
0105 |
0106 |
Tỷ suất chết thô |
6 |
0106 |
0107 |
Tỷ lệ tăng dân số |
7 |
0107 |
0109 |
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh |
8 |
0108 |
|
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ |
9 |
0109 |
0112 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh |
|
|
|
02. Lao động, việc làm và bình đẳng giới |
10 |
0201 |
0201 |
Lực lượng lao động |
11 |
0202 |
|
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động |
12 |
0203 |
0202 |
Số lao động có việc làm trong nền kinh tế |
13 |
0204 |
|
Tỷ lệ lao động có việc làm so với tổng dân số |
14 |
0205 |
|
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế, nghề nghiệp |
15 |
0206 |
0204 |
Tỷ lệ thất nghiệp |
16 |
0207 |
|
Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15-24 tuổi |
17 |
0208 |
0206 |
Năng suất lao động xã hội |
18 |
0209 |
0209 |
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội |
19 |
0210 |
0211 |
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền |
|
|
|
03. Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, đầu tư |
20 |
0301 |
|
Số cơ sở, lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo |
21 |
0302 |
|
Mật độ doanh nghiệp mới trên một nghìn người từ 15 tuổi trở lên |
22 |
0303 |
|
Số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tính trên một nghìn dân |
23 |
0304 |
|
Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới và điều chỉnh vốn |
24 |
0305 |
|
Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép mới và điều chỉnh vốn |
|
|
|
04. Tài khoản quốc gia |
25 |
0401 |
0501 |
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) |
26 |
0402 |
0502 |
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước |
27 |
0403 |
0503 |
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước |
28 |
0404 |
0505 |
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người |
29 |
0405 |
|
Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong tổng sản phẩm trong nước |
30 |
0406 |
|
Tỷ trọng tích lũy tài sản trong tổng sản phẩm trong nước |
31 |
0407 |
|
Tỷ lệ giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với tổng sản phẩm trong nước |
32 |
0408 |
0508 |
Thu nhập quốc gia (GNI) |
33 |
0409 |
|
Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người |
34 |
0410 |
0511 |
Tỷ lệ tiết kiệm so với tổng sản phẩm trong nước |
|
|
|
05. Tài chính công |
35 |
0501 |
0601 |
Thu và cơ cấu thu ngân sách nhà nước |
36 |
0502 |
0604 |
Chi và cơ cấu chi ngân sách nhà nước |
37 |
0503 |
0606 |
Bội chi ngân sách nhà nước |
38 |
0504 |
0607 |
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước |
39 |
0505 |
|
Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình so với tổng sản phẩm trong nước |
40 |
0506 |
|
Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề so với tổng sản phẩm trong nước |
41 |
0507 |
0608 |
Dư nợ của Chính phủ |
42 |
0508 |
|
Dư nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm trong nước |
43 |
0509 |
0609 |
Dư nợ nước ngoài của quốc gia |
44 |
0510 |
|
Dư nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng thu nhập quốc gia |
45 |
0511 |
|
Dư nợ nước ngoài của quốc gia so với giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ |
|
|
|
06. Tiền tệ, chứng khoán |
46 |
0601 |
0707 |
Cán cân thanh toán quốc tế |
47 |
0602 |
0708 |
Tỷ lệ cán cân vãng lai so với tổng sản phẩm trong nước |
48 |
0603 |
|
Độ sâu tài chính |
49 |
0604 |
0710 |
Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) |
50 |
0605 |
0706 |
Lãi suất |
51 |
0606 |
|
Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu |
52 |
0607 |
|
Số máy ATM trên một trăm nghìn dân từ 16 tuổi trở lên |
53 |
0608 |
|
Số lượng tài khoản ví điện tử đã đăng ký trên một nghìn dân từ 16 tuổi trở lên |
|
|
|
07. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
54 |
0701 |
|
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người |
55 |
0702 |
|
Sản lượng tôm bình quân đầu người |
|
|
|
08. Công nghiệp |
56 |
0801 |
|
Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo |
57 |
0802 |
|
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo |
58 |
0803 |
0902 |
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu |
|
|
|
09. Thương mại, dịch vụ |
59 |
0901 |
1005 |
Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa |
60 |
0902 |
1008 |
Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ |
61 |
0903 |
|
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương |
62 |
0904 |
|
Tỷ trọng tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương của một số đối tác chủ yếu |
63 |
0905 |
|
Cán cân thương mại hàng hóa |
64 |
0906 |
|
Tỷ lệ nhập siêu hàng hóa so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa |
|
|
|
10. Giá cả |
65 |
1001 |
1101 |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) |
66 |
1002 |
|
Tỷ lệ lạm phát bình quân năm |
67 |
1003 |
1105 |
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ |
68 |
1004 |
1108 |
Chỉ số giá tiền lương |
69 |
1005 |
|
Chỉ số giá của GDP (GDE) |
|
|
|
11. Giao thông vận tải, du lịch |
70 |
1101 |
1202 |
Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển |
71 |
1102 |
1203 |
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển |
72 |
1103 |
1704 |
Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam |
|
|
|
12. Thông tin, truyền thông và khoa học công nghệ |
73 |
1201 |
|
Số người sử dụng Internet trên một trăm dân |
74 |
1202 |
|
Số lượng thuê bao truy nhập Internet trên một trăm dân |
75 |
1203 |
|
Số lượng thuê bao điện thoại trên một trăm dân |
76 |
1204 |
|
Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên một triệu dân |
|
|
|
13. Giáo dục |
77 |
1301 |
|
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học |
78 |
1302 |
|
Tỷ số giới tính ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông |
79 |
1303 |
|
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học, tỷ lệ học sinh chuyển cấp |
80 |
1304 |
|
Số học sinh tiểu học |
81 |
1305 |
|
Số học sinh trung học cơ sở |
|
|
|
14. Y tế và chăm sóc sức khỏe |
82 |
1401 |
1602 |
Tỷ số tử vong mẹ trên một trăm nghìn trẻ đẻ sống |
83 |
1402 |
1603 |
Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi |
84 |
1403 |
1604 |
Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi |
85 |
1404 |
1605 |
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin |
86 |
1405 |
|
Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên một trăm nghìn dân |
87 |
1406 |
|
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV của dân số trong nhóm tuổi từ 15-49 |
88 |
1407 |
|
Số ca tử vong do sốt rét trên một trăm nghìn dân |
89 |
1408 |
|
Số ca mắc mới lao trên một trăm nghìn dân |
90 |
1409 |
1606 |
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng |
|
|
|
15. Mức sống dân cư |
91 |
1501 |
1801 |
Chỉ số phát triển con người (HDI) |
92 |
1502 |
|
Tỷ lệ nghèo đa chiều |
93 |
1503 |
|
Tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ |
94 |
1504 |
|
Tỷ trọng chi đời sống trong tổng chi tiêu |
95 |
1505 |
|
Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh |
96 |
1506 |
|
Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh |
97 |
1507 |
|
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng |
98 |
1508 |
|
Thu nhập bình quân đầu người một tháng |
99 |
1509 |
1803 |
Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) |
100 |
1510 |
|
Tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số nghèo nhất |
|
|
|
16. Bảo vệ môi trường |
101 |
1601 |
2003 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
102 |
1602 |
2005 |
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên |
103 |
1603 |
2008 |
Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người |
NỘI
DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THUỘC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ASEAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BKHĐT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
0101. Diện tích đất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
Diện tích đất của đơn vị hành chính được lấy theo số liệu do cơ quan địa chính có thẩm quyền đo đạc và công bố. Đối với các đơn vị hành chính có biển thì diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính đó gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm. Tổng diện tích đất tự nhiên gồm nhiều loại đất khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Thông thường diện tích đất được phân theo mục đích sử dụng và người quản lý và sử dụng.
a) Diện tích đất theo mục đích sử dụng là diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong phạm vi của đơn vị hành chính gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
- Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và bảo vệ, phát triển rừng. Gồm các loại đất:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt;
+ Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối;
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
Đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
+ Đất sử dụng mục đích quốc phòng, an ninh gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật đất đai.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (đất cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
+ Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
+ Đất tín ngưỡng bao gồm đất có các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước.
+ Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm có ranh giới khép kín để hình thành thửa đất, thuộc phạm vi các đô thị và các khu dân cư nông thôn hoặc ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn nhưng không sử dụng vào mục đích chuyên nuôi trồng thủy sản, thủy điện, thủy lợi.
+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
- Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng, cụ thể:
+ Đất bằng chưa sử dụng là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.
+ Núi đá không có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.
b) Diện tích đất theo tiêu thức người sử dụng đất
- Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất chưa được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, gồm: Hộ gia đình, cá nhân; tổ chức trong nước; tổ chức nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Người được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai.
2. Phân tổ chủ yếu
- Mục đích sử dụng;
- Đối tượng quản lý và sử dụng;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
0102. Dân số, mật độ dân số
I. Dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ, là những người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được từ 6 tháng trở lên, trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê và những người mới chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ có hay không có hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở và những người tạm vắng.
Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ gồm:
- Người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.
- Người mới chuyển đến chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê, không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
- Người tuy đã có giấy tờ di chuyển (giấy gọi nhập ngũ, giấy chiêu sinh, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển công tác,...) nhưng đến thời điểm thống kê họ vẫn chưa rời khỏi hộ để đến nơi ở mới.
- Người tạm vắng gồm những người lâu nay vẫn thường xuyên ăn, ở tại hộ nhưng tại thời điểm thống kê họ tạm vắng, bao gồm:
+ Người rời hộ đi làm ăn ở nơi khác chưa được 6 tháng tính đến thời điểm thống kê và xác định sẽ quay lại hộ;
+ Người đang chữa bệnh nội trú trong các bệnh viện, cơ sở điều dưỡng (trừ những người đang điều trị tập trung ở các trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần, trại phong, trại cai nghiện...);
+ Người đang đi chơi/thăm người thân, bạn bè; đi nghỉ hè, nghỉ lễ, du lịch; đi chữa bệnh hoặc đi công tác, đào tạo ngắn hạn trong nước dưới 01 năm;
+ Học sinh phổ thông đi trọ học/ở nhờ tại các hộ dân cư khác;
+ Người đi buôn chuyến, đi tàu viễn dương, đi đánh bắt hải sản;
+ Người được cơ quan có thẩm quyền cho phép đi làm việc, công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài, tính đến thời điểm thống kê họ vẫn còn ở nước ngoài trong thời hạn được cấp phép;
+ Người đang bị ngành quân đội, công an tạm giữ.
Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ (thường là một năm dương lịch), được tính theo một số phương pháp thông dụng như sau:
+ Nếu chỉ có số liệu tại hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là một năm) thì sử dụng công thức sau;
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
P0: Dân số đầu kỳ;
P1: Dân số cuối kỳ.
+ Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau thì sử dụng công thức:
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
P0,1,....,n: Dân số ở các thời điểm 0,1,..., n;
n: Số thời điểm cách đều nhau.
+ Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau, sử dụng công thức:
Trong đó:
Ptb: Dân số trung bình;
Ptb1: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;
Ptb2: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2;
Ptbn: Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;
ti: Độ dài của khoảng thời gian thứ i.
+ Hàm mũ:
Pt = P0 ert
Trong đó:
Pt: Dân số trung bình năm cần tính;
P0: Dân số năm gốc;
e = 2,71828;
r: Tỷ lệ tăng dân số của thời điểm cần tính so với thời điểm gốc;
t: Thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần tính (số năm cần tính).
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Số lượng dân số hàng năm được tính dựa trên cơ sở số liệu dân số gốc thu thập qua tổng điều tra dân số gần nhất và các biến động dân số (sinh, chết, xuất cư và nhập cư) theo phương trình cân bằng dân số. Các biến động dân số được tính từ các tỷ suất nhân khẩu học (các tỷ suất sinh, chết, xuất cư và nhập cư) thu được qua các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hoặc tổng điều tra dân số và nhà ở.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
II. Mật độ dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.
Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó. Mật độ dân số có thể tính cho toàn quốc hoặc riêng từng vùng (nông thôn, thành thị, vùng kinh tế); từng tỉnh, từng huyện, từng xã,... nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.
Công thức tính:
Mật độ dân số (người/km2) |
= |
Số lượng dân số (người) |
Diện tích lãnh thổ (km2) |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0103. Tỷ suất sinh thô
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất sinh thô là chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân số, một trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân số. Tỷ suất sinh thô lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Tỷ suất sinh thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Công thức tính:
Trong đó:
CBR: Tỷ suất sinh thô;
B: Tổng số sinh trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính của trẻ mới sinh;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0104. Tổng tỷ suất sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng tỷ suất sinh là số con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ (hoặc một nhóm phụ nữ) trong suốt thời kỳ sinh đẻ nếu người phụ nữ (hoặc nhóm phụ nữ) đó tuân theo các tỷ suất sinh đặc trưng của một năm đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ (nói cách khác là nếu người phụ nữ trải qua các tỷ suất sinh đặc trưng của những phụ nữ 15 tuổi, 16 tuổi, 17 tuổi,..., cho đến 49 tuổi).
Công thức tính:
Trong đó:
TFR: Tổng tỷ suất sinh;
Bx: Số trẻ sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu của những bà mẹ (x) tuổi;
x: Khoảng tuổi 1 năm;
Wx: Số phụ nữ (x) tuổi có đến thời điểm nghiên cứu.
Các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được cộng dồn từ x =15 tới x =49.
Trong thực tế, tổng tỷ suất sinh được tính bằng phương pháp rút gọn hơn. Trong trường hợp tỷ suất sinh đặc trưng được tính cho nhóm 5 độ tuổi thì chỉ số (i) biểu thị các khoảng cách 5 tuổi, như: 15-19, 20-24,..., 45-49.
Công thức tính:
Trong đó:
TFR: Tổng tỷ suất sinh;
Bi: Số trẻ sinh ra sống đã đăng ký trong thời kỳ nghiên cứu của những bà mẹ thuộc nhóm tuổi i;
i: Nhóm tuổi thứ i;
Wi: Số phụ nữ ở nhóm tuổi thứ i có đến thời điểm nghiên cứu.
Hệ số 5 trong công thức trên nhằm áp dụng cho tỷ suất bình quân của nhóm 5 độ tuổi liên tiếp sao cho TFR sẽ tương xứng với tổng các tỷ suất sinh đặc trung từng độ tuổi nêu trong công thức trên.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0105. Tỷ suất chết thô
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất chết thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu người bị chết trong thời kỳ nghiên cứu. Cũng như tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô bị tác động bởi nhiều đặc trưng dân số, đặc biệt là cơ cấu tuổi của dân số. Tỷ suất chết thô là thành phần không thể thiếu trong việc tính tỷ suất tăng tự nhiên cũng như tỷ suất tăng chung của dân số.
Công thức tính:
Trong đó:
CDR: Tỷ suất chết thô;
D: Tổng số người chết trong năm;
Ptb: Dân số trung bình (hay dân số giữa năm).
Trong trường hợp có số liệu dân số đến thời điểm nghiên cứu có thể sử dụng công thức:
Trong đó:
CDR: Tỷ suất chết thô;
D: Tổng số người chết trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm nguyên nhân chết;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0106. Tỷ lệ tăng dân số
I. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa số sinh và số chết so với dân số trung bình trong thời kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiệu số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết thô của dân số trong thời kỳ nghiên cứu.
Công thức tính:
Trong đó:
NIR: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;
B: Số sinh trong năm;
D: Số chết trong năm;
Ptb: Dân số trung bình (hoặc dân số có đến ngày 01 tháng 7) của năm;
CBR: Tỷ suất sinh thô;
CDR: Tỷ suất chết thô.
Trong trường hợp có số liệu dân số tại thời điểm nghiên cứu có thể sử dụng công thức:
Trong đó:
NIR: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;
B: Số sinh trong thời kỳ nghiên cứu;
D: Số chết trong thời kỳ nghiên cứu;
P: Dân số có đến thời điểm nghiên cứu;
CBR: Tỷ suất sinh thô;
CDR: Tỷ suất chết thô.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
II. Tỷ lệ tăng dân số chung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ tăng dân số chung là tỷ suất mà theo đó dân số được tăng lên (hay giảm đi) trong thời kỳ nghiên cứu do tăng tự nhiên và di cư thuần, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm so với dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).
Công thức tính:
GR = CBR - CDR + IMR - OMR
Trong đó:
GR: Tỷ lệ tăng dân số chung;
CBR: Tỷ suất sinh thô;
CDR: Tỷ suất chết thô;
IMR: Tỷ suất nhập cư;
OMR: Tỷ suất xuất cư.
Hay: GR = NIR + NMR
Trong đó:
NIR: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;
NMR: Tỷ lệ di cư thuần.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0107. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phản ánh triển vọng một người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì.
Công thức tính:
Trong đó:
e0: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (đơn vị tính: Năm);
T0: Tổng số năm của những người mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được;
l0: Số người sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu được quan sát).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là một trong những chỉ tiêu tổng hợp được tính từ Bảng sống.
Bảng sống là bảng thống kê bao gồm những chỉ tiêu biểu thị khả năng sống của dân số khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác và mức độ chết của dân số ở các độ tuổi khác nhau. Bảng sống cho biết từ một tập hợp sinh ban đầu (cùng một đoàn hệ), sẽ có bao nhiêu người sống được đến 1 tuổi, 2 tuổi, ...,100 tuổi,...; trong số đó có bao nhiêu người ở mỗi độ tuổi nhất định bị chết và không sống được đến độ tuổi sau; những người đã đạt được một độ tuổi nhất định sẽ có xác suất sống và xác suất chết như thế nào; tuổi thọ trung bình trong tương lai là bao nhiêu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0108. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là tỷ lệ phần trăm giữa dân số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm t biết chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài) so với tổng dân số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm đó.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (%) |
= |
Dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ |
x 100 |
Tổng dân số từ 15 tuổi trở lên |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0109. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh là số trẻ em dưới 05 tuổi tính từ ngày sinh ra và được cấp giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh cho biết trong 100 trẻ em dưới 05 tuổi có bao nhiêu trẻ em đã được đăng ký khai sinh.
Công thức tính:
Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh (%) |
= |
Số trẻ em dưới 05 tuổi đã được đăng ký khai sinh tính đến 31/12 năm báo cáo |
x 100 |
Số trẻ em dưới 05 tuổi tính đến 31/12 năm báo cáo |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Y tế.
02. Lao động, việc làm và bình đẳng giới
0201. Lực lượng lao động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0202. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên so với dân số từ 15 tuổi trở lên.
Công thức tính:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) |
= |
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên |
x 100 |
Dân số từ 15 tuổi trở lên |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0203. Số lao động có việc làm trong nền kinh tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lao động có việc làm trong nền kinh tế là những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát) có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
Người có việc làm bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
Bên cạnh đó, những trường hợp cụ thể sau đây đều được coi là người có việc làm:
a) Người đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong cơ sở tuyển dụng;
b) Người học việc, tập sự (kể cả bác sỹ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;
c) Người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;
d) Người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ. Những người này bao gồm:
- Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;
- Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
- Giới tính;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
- Khu vực kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng.
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Nghề nghiệp;
- Vị thế việc làm;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0204. Tỷ lệ lao động có việc làm so với tổng dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ lao động có việc làm so với tổng dân số là tỷ lệ phần trăm số lao động có việc làm so với tổng dân số.
Công thức tính:
Tỷ lệ lao động có việc làm so với tổng dân số (%) |
= |
Số lao động có việc làm |
x 100 |
Tổng dân số |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0205. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế, nghề nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lao động có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát) có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
a) Cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg ngày 06/7/2018 về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Tỷ trọng lao động có việc làm trong từng ngành kinh tế được tính cụ thể như sau:
Tỷ trọng lao động có việc làm trong ngành i (%) |
= |
Số lao động có việc làm trong ngành i |
x 100 |
Tổng số lao động có việc làm |
b) Cơ cấu lao động có việc làm phân theo nghề nghiệp
Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam được quy định tại Quyết định 1019/QĐ-TCTK ngày 12/11/2008 về việc ban hành Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam.
Tỷ trọng lao động có việc làm theo từng nghề nghiệp được tính cụ thể như sau:
Tỷ trọng lao động có việc làm nghề i (%) |
= |
Số lao động có việc làm nghề i |
x 100 |
Tổng số lao động có việc làm |
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế cấp 1;
- Nghề nghiệp cấp 1.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0206. Tỷ lệ thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây: (i) hiện không làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; (iii) sẵn sàng làm việc.
Số người thất nghiệp còn bao gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm việc do:
- Đã chắc chắn có được công việc hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;
- Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay trở lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;
- Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;
- Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời.
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động.
Công thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp (%) |
= |
Số người thất nghiệp |
x 100 |
Lực lượng lao động |
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng.
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Giới tính:
- Nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0207. Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 - 24 tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 - 24 tuổi là tỷ lệ phần trăm giữa số người từ 15 - 24 tuổi thất nghiệp so với lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi.
Công thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15-24 tuổi (%) |
= |
Số người từ 15-24 tuổi thất nghiệp |
x 100 |
Lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0208. Năng suất lao động xã hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu.
Công thức tính:
Năng suất lao động xã hội (VND/lao động) |
= |
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) |
Tổng số người có việc làm bình quân |
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành (hoặc khu vực) kinh tế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Số liệu tổng sản phẩm trong nước hàng năm do Tổng cục Thống kê tính từ các cuộc điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành;
- Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0209. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là tỷ lệ phần trăm nữ đại biểu Quốc hội so với tổng số đại biểu Quốc hội trong cùng nhiệm kỳ.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội (%) |
= |
Số nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ k |
x 100 |
Tổng số đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ k |
2. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học vấn.
3. Kỳ công bố: Đầu mỗi nhiệm kỳ.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Văn phòng Quốc hội.
0210. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền là số phần trăm nữ là lãnh đạo chính quyền so với tổng số lãnh đạo chính quyền.
Hệ thống chính quyền của Nhà nước Việt Nam gồm:
a) Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước;
b) Cơ quan hành chính gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra;
c) Cơ quan xét xử gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân các cấp địa phương;
d) Cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm, sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.
Chức vụ lãnh đạo chính quyền gồm:
- Cấp Trung ương, gồm:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Tổng Kiểm toán, Phó Tổng kiểm toán nhà nước; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương tương;
+ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
+ Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thứ trưởng và tương đương; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;
+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp cao; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương.
- Cấp tỉnh:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương;
+ Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- Cấp huyện:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
+ Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
- Cấp xã:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Công thức tính:
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền (%) |
= |
Số nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền khóa t |
x 100 |
Tổng số lãnh đạo chính quyền cùng khóa |
2. Phân tổ chủ yếu
- Khối các cơ quan Nhà nước;
- Cấp hành chính;
- Dân tộc;
- Nhóm tuổi;
- Trình độ học vấn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nội vụ, Văn phòng Quốc hội. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
03. Doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, đầu tư
0301. Số cơ sở, lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Số cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh, có địa điểm xác định, có người quản lý và chịu trách nhiệm về pháp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, thuộc sở hữu một người, một nhóm người hoặc một gia đình nhưng không đủ điều kiện hoặc chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã theo pháp luật hiện hành.
b) Số lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Số lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm thống kê, gồm: Lao động làm đầy đủ thời gian; lao động làm bán thời gian; lao động trong biên chế; lao động hợp đồng (có thời hạn và không có thời hạn); lao động gia đình không được trả lương, trả công; lao động thuê ngoài; lao động trực tiếp; lao động gián tiếp;... kể cả những người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu, nhưng vẫn thuộc đơn vị cơ sở quản lý.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô;
- Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Tổng điều tra kinh tế.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0302. Mật độ doanh nghiệp mới trên một nghìn người từ 15 tuổi trở lên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập mới trong kỳ theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Công thức tính:
Mật độ doanh nghiệp mới trên một nghìn người từ 15 tuổi trở lên |
= |
Số doanh nghiệp mới |
x 1.000 |
Dân số từ 15 tuổi trở lên |
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô;
- Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
0303. Số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tính trên một nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
b) Doanh nghiệp nhỏ được xác định như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại mục a.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại mục a.
Công thức tính:
Số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên một nghìn dân |
= |
Số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ |
x 1.000 |
Dân số trung bình |
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
0304. Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới và điều chỉnh vốn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp (không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vốn đăng ký của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm 2 loại:
- Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài của những dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong kỳ;
- Vốn đăng ký điều chỉnh của những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong các năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm vốn pháp định và vốn vay.
Dự án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
Số lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư là số lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư trong kỳ báo cáo nhằm thu hẹp hoặc mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong các năm trước.
2. Phân tổ chủ yếu
- Hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng, hợp tác kinh doanh);
- Ngành kinh tế;
- Nước/vùng lãnh thổ đầu tư.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
0305. Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép mới và điều chỉnh vốn
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định luật pháp của nước sở tại.
Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép mới và điều chỉnh vốn là số dự án và lượng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đăng ký đưa ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước sở tại (nước được trực tiếp đầu tư) trong một thời kỳ nhất định.
Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm cả vốn đăng ký mới của các dự án mới được nước ngoài cấp giấy chứng nhận đầu tư và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã được nước ngoài cấp giấy chứng nhận đầu tư từ các năm trước.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Nước/vùng lãnh thổ đầu tư.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài;
- Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phối hợp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
0401. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm). Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.
Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau:
- Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Xét dưới góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.
- Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
Phương pháp tính:
a) Theo giá hiện hành
Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước
- Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trong nước |
= |
Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành |
+ |
Thuế sản phẩm |
- |
Trợ cấp sản phẩm |
- Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư/ thu nhập hỗn hợp.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trong nước |
= |
Thu nhập của người lao động từ sản xuất |
+ |
Thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp sản xuất) |
+ |
Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất |
+ |
Thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp |
- Phương pháp sử dụng (chi tiêu): Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trong nước |
= |
Tiêu dùng cuối cùng |
+ |
Tích lũy tài sản |
+ |
Chênh lệch xuất nhập khẩu sản hàng hóa và dịch vụ |
b) Theo giá so sánh
GDP theo giá so sánh được tính gián tiếp bảng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chi phí trung gian theo giá so sánh (vì chỉ tiêu GDP hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp).
Thuế nhập khẩu của năm báo cáo theo giá so sánh được tính bằng công thức sau:
Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh |
= |
Tổng giá trị nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh |
x |
Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành |
Trị giá nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành |
Hoặc:
Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh |
= |
Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành |
Chỉ số giảm phát nhập khẩu năm hiện hành so với năm gốc |
Bên cạnh tính GDP theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất, có thể tính bằng phương pháp sử dụng. Tức là GDP theo giá so sánh bằng tổng cộng tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh, tích lũy tài sản theo giá so sánh và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh.
Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh được tính bằng cách chia tiêu dùng cuối cùng theo các nhóm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất hàng hóa và dịch vụ của kỳ báo cáo so với kỳ gốc của các nhóm tương ứng.
Tích lũy tài sản theo giá so sánh được tính theo công thức sau:
Tích lũy tài sản của năm t theo giá so sánh theo loại tài sản |
= |
Tích lũy tài sản của năm t theo giá hiện hành theo loại tài sản |
Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm t so với năm gốc |
Xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh:
Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu theo giá so sánh |
= |
Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu năm báo cáo tính bằng USD |
Chỉ số giá xuất khẩu/nhập khẩu theo USD của năm báo cáo so với năm gốc x Chỉ số giá USD |
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
- Ngành kinh tế và nhóm ngành;
- Mục đích sử dụng (tích lũy tài sản, tiêu dùng cuối cùng, chênh lệch xuất, nhập khẩu).
b) Kỳ 6 tháng, 9 tháng, năm phân tổ theo:
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế (cả năm);
- Mục đích sử dụng (tích lũy tài sản, tiêu dùng cuối cùng, chênh lệch xuất, nhập khẩu):
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian;
- Điều tra thu thập thông tin tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp và tổ chức vô vị lợi;
- Dữ liệu hành chính;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0402. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước là tỷ trọng giá trị tăng thêm được tạo ra của các ngành/các nhóm ngành và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, các loại hình kinh tế,... so với tổng sản phẩm trong nước. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá hiện hành.
Tỷ trọng tổng sản phẩm trong nước của một ngành (nhóm ngành), một loại hình kinh tế được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Ki: Cơ cấu của ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế thứ i;
Ii: Giá trị tăng thêm của ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế thứ i;
GDP: Tổng sản phẩm trong nước.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
- Ngành kinh tế;
- Mục đích sử dụng.
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Mục đích sử dụng.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0403. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Tính tốc độ tăng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý, 6 tháng, 9 tháng, năm (kỳ) là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) của kỳ này so với của cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá so sánh theo công thức sau:
Tốc độ tăng GDP (%) =
Trong đó:
GDPn1: GDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm báo cáo;
GDPn0: GDP theo giá so sánh của quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc năm trước năm báo cáo.
b) Tính tốc độ tăng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)
Công thức tính:
Trong đó:
dGDP: Tốc độ tăng GDP bình quân năm thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;
GDPn: GDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên cứu;
GDPo: GDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;
n: Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
- Ngành kinh tế và nhóm ngành;
- Mục đích sử dụng.
b) Kỳ 6 tháng, 9 tháng, năm phân tổ theo:
- Ngành kinh tế và nhóm ngành;
- Loại hình kinh tế (kỳ năm);
- Mục đích sử dụng;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu: Từ báo cáo số liệu GDP và giá trị tăng thêm (VA) các ngành, nhóm ngành, thuế sản phẩm, loại hình kinh tế,... hàng quý và hàng năm theo giá so sánh của Tổng cục Thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0404. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá hiện hành, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (VND/người) |
= |
Tổng sản phẩm trong nước trong năm (tính bằng VND) |
Dân số trung bình trong cùng năm |
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (hiện hành) và tỷ giá sức mua tương đương.
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (theo USD hoặc sức mua tương đương) |
= |
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính bằng VND |
Tỷ giá hối đoái VND/USD hoặc tỷ giá sức mua tương đương bình quân năm |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401;
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Tỷ giá hối đoái VND/USD bình quân năm, tỷ giá sức mua tương đương do Tổng cục Thống kê công bố căn cứ vào báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và công bố của Tổ chức Thống kê Liên hợp quốc.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0405. Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm của tiêu dùng cuối cùng trong tổng sản phẩm trong nước của một thời kỳ.
Công thức tính:
Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Tiêu dùng cuối cùng |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu:
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0406. Tỷ trọng tích lũy tài sản trong tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng tích lũy tài sản trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm của tổng tích lũy tài sản trong tổng sản phẩm trong nước của một thời kỳ.
Công thức tính:
Tỷ trọng tích lũy tài sản trong tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Tích lũy tài sản |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Kỳ công bố: Năm
3. Nguồn số liệu:
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401.
- Báo cáo quyết toán tài chính doanh nghiệp; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước;
- Điều tra vốn đầu tư thực hiện;
- Điều tra hoạt động xây dựng.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0407. Tỷ lệ giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với tổng sản phẩm trong nước được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Giá trị xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Kỳ công bố: Năm
3. Nguồn số liệu:
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401.
- Đối với hàng hóa không thực hiện tờ khai hải quan tại Việt Nam: Điều tra doanh nghiệp; điều tra xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; tờ khai bổ sung đăng ký ở các nước khác qua trao đổi số liệu thống kê hải quan;
- Điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam;
- Điều tra xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0408. Thu nhập quốc gia (GNI)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập quốc gia (GNI) là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GNI là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Do vậy, để tính chỉ tiêu này cần phải lập các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thành thu nhập hoặc phải xuất phát từ chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và các chỉ tiêu có liên quan.
a) Theo giá hiện hành
Thu nhập quốc gia |
= |
GDP |
+ |
Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra |
+ |
Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài |
Trong đó:
- Chênh lệch (thuần) giữa thu nhập và chi trả về thu nhập lao động với nước ngoài là phần còn lại giữa các khoản thu nhập về tiền lương và tiền công lao động (bằng tiền hay hiện vật) và các khoản thu nhập khác mang tính chất trả công lao động cho công nhân và người lao động Việt Nam thường trú ở nước ngoài nhận được từ các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất không thường trú (nước ngoài) - (trừ đi) phần chi về thù lao lao động của các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất thường trú của Việt Nam chi trả cho công nhân và người lao động nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài là phần còn lại của thu nhập sở hữu do đơn vị và dân cư thường trú Việt Nam nhận được từ nước ngoài (từ đơn vị và dân cư không thường trú) - (trừ đi) thu nhập sở hữu của đơn vị và dân cư không thường trú Việt Nam.
Thu nhập hay chi trả sở hữu gồm các khoản sau:
+ Thu nhập hoặc chi trả về lợi tức đầu tư trực tiếp với nước ngoài;
+ Thu nhập hoặc chi trả lợi tức đầu tư vào giấy tờ có giá như: cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá và công cụ tài chính khác;
+ Thu nhập hoặc chi trả lợi tức về cho thuê, mướn, quyền sử dụng, bản quyền sáng chế, nhãn mác, quyền khai thác khoáng sản phục vụ cho quá trình sản xuất, cho thuê đất đai, vùng trời, vùng biển, tô giới,...
b) Theo giá so sánh
Thu nhập quốc gia theo giá so sánh |
= |
Thu nhập quốc gia theo giá hiện hành năm báo cáo |
Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh |
2. Phân tổ chủ yếu: Thu nhập quốc gia gộp và thuần (thu nhập quốc gia thuần là thu nhập quốc gia gộp đã loại trừ khấu hao tài sản cố định).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401;
- Dữ liệu hành chính;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0409. Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người là tỷ lệ giữa thu nhập quốc gia với dân số trung bình của một thời kỳ.
Công thức tính:
Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (VNĐ/người) |
= |
Thu nhập quốc gia trong năm (tính bằng VNĐ) |
Dân số trung bình trong cùng năm |
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (hiện hành) và tỷ giá sức mua tương đương.
Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (USD/người) |
= |
Thu nhập quốc gia trong năm (tính bằng USD) |
Dân số trung bình trong cùng năm |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Thu nhập quốc gia: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0408;
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Tỷ giá hối đoái VND/USD bình quân năm, tỷ giá sức mua tương đương do Tổng cục Thống kê công bố căn cứ vào báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và công bố của Tổ chức Thống kê Liên hợp quốc.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0410. Tỷ lệ tiết kiệm so với tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tiết kiệm là một trong hai thành phần cấu thành của thu nhập quốc gia khả dụng, bằng hiệu số giữa thu nhập quốc gia khả dụng và tiêu dùng cuối cùng.
Công thức tính:
Tỷ lệ tiết kiệm so với tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Tiết kiệm trong năm |
x 100 |
GDP trong cùng năm |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Các chỉ tiêu thống kê trong hệ thống tài khoản quốc gia do Tổng cục Thống kê tổng hợp, tính toán.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0501. Thu và cơ cấu thu ngân sách nhà nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Thu ngân sách nhà nước gồm:
- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
b) Cơ cấu thu ngân sách nhà nước là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng từng khoản thu trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Công thức tính:
Tỷ trọng mỗi khoản thu ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ (%) |
= |
Thu ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ |
x 100 |
Tổng thu ngân sách nhà nước |
2. Phân tổ chủ yếu
- Sắc thuế;
- Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
0502. Chi và cơ cấu chi ngân sách nhà nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Chi ngân sách nhà nước gồm:
- Chi đầu tư phát triển;
- Chi dự trữ quốc gia;
- Chi thường xuyên;
- Chi trả nợ lãi;
- Chi viện trợ;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
b) Cơ cấu chi ngân sách nhà nước là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi ngân sách nhà nước.
Tỷ trọng mỗi khoản chi ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ (%) |
= |
Chi ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ |
x 100 |
Tổng chi ngân sách nhà nước |
2. Phân tổ chủ yếu: Nội dung kinh tế (chi đầu tư, chi trả nợ và viện trợ, chi thường xuyên).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
0503. Bội chi ngân sách nhà nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Bội chi ngân sách nhà nước gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách Trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách Trung ương không gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách Trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
Công thức tính:
Bội chi ngân sách nhà nước |
= |
Tổng thu ngân sách nhà nước |
- |
Tổng chi ngân sách nhà nước |
Hoặc
Bội chi ngân sách nhà nước |
= |
Bội chi ngân sách Trung ương |
+ |
Bội chi ngân sách cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
0504. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Bội chi ngân sách nhà nước |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
Lưu ý: Bội chi ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm trong nước đều tính theo giá hiện hành.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Tài chính.
0505. Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình so với tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình là các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình trong một thời kỳ nhất định (năm).
Công thức tính:
Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình so với tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình trong năm |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế, dân số và gia đình: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài chính ban hành;
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài chính;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0506. Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề so với tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề là các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề trong một thời kỳ nhất định (năm).
Công thức tính:
Tỷ lệ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề so với tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề trong năm |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài chính ban hành;
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài chính;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0507. Dư nợ của Chính phủ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Dư nợ Chính phủ là tổng dư nợ Chính phủ tại thời điểm báo cáo.
Công thức tính:
Dư nợ cuối kỳ |
= |
Dư nợ đầu kỳ |
+ |
Rút vốn trong kỳ |
- |
Trả nợ gốc trong kỳ (tính theo từng loại tiền vay) |
2. Phân tổ chủ yếu: Nguồn cho vay (trong nước, nước ngoài).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
0508. Dư nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Công thức tính:
Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Tổng dư nợ của Chính phủ tại thời điểm 31/12 |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Dư nợ của Chính phủ: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài chính;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0509. Dư nợ nước ngoài của quốc gia
1. Khái niệm, phương pháp tính
Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Dư nợ nước ngoài của quốc gia là tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia tại thời điểm báo cáo.
Công thức tính:
Dư nợ cuối kỳ |
= |
Dư nợ đầu kỳ |
+ |
Rút vốn trong kỳ |
- |
Trả nợ gốc trong kỳ (tính theo từng loại tiền vay) |
2. Phân tổ chủ yếu: Đối tượng vay (Chính phủ, doanh nghiệp).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài chính;
- Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
0510. Dư nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng thu nhập quốc gia
1. Khái niệm, phương pháp tính
Công thức tính:
Tỷ lệ dư nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng thu nhập quốc gia (%) |
= |
Dư nợ nước ngoài của quốc gia gia tại thời điểm 31/12 |
x 100 |
Tổng thu nhập quốc gia |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài chính ban hành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài chính;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0511. Dư nợ nước ngoài của quốc gia so với giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phản ánh lượng ngoại tệ mà quốc gia thu được từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
Công thức tính:
Tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia so với giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%) |
= |
Dư nợ nước ngoài của quốc gia tại thời điểm 31/12 |
x 100 |
Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Dư nợ nước ngoài của quốc gia: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ:
+ Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
+ Điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam;
+ Điều tra xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ;
+ Nguồn thông tin bổ sung khác.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài chính;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0601. Cán cân thanh toán quốc tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cán cân thanh toán quốc tế là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam trong một thời gian nhất định.
Bảng cán cân thanh toán quốc tế gồm các hạng mục sau:
a) Cán cân vãng lai
Hàng hóa: Xuất khẩu FOB
Hàng hóa: Nhập khẩu FOB
Hàng hóa (ròng)
Dịch vụ: Xuất khẩu
Dịch vụ: Nhập khẩu
Dịch vụ (ròng)
Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Thu
Thu nhập (Thu nhập sơ cấp): Chi
Thu nhập (Thu nhập sơ cấp) (ròng)
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Chi
Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp) (ròng)
b) Cán cân vốn
Cán cân vốn: Thu
Cán cân vốn: Chi
Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn
c) Cán cân tài chính
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Tài sản có
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ
Đầu tư trực tiếp (ròng)
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tài sản có
Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ Chứng khoán nợ
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Tài sản nợ
Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ
Chứng khoán nợ
Đầu tư gián tiếp (ròng)
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản có
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ): Tài sản nợ
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng)
Đầu tư khác: Tài sản có
Tiền và tiền gửi
Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài
Ngắn hạn
Dài hạn
Tín dụng thương mại và ứng trước
Các khoản phải thu/phải trả khác
Đầu tư khác: Tài sản nợ
Tiền và tiền gửi
Vay, trả nợ nước ngoài
Ngắn hạn
Dài hạn
Tín dụng thương mại và ứng trước
Các khoản phải thu/phải trả khác
Đầu tư khác (ròng)
d) Lỗi và sai sót
đ) Cán cân tổng thể (E)
e) Dự trữ và các hạng mục liên quan (F)
Tài sản dự trữ
Tín dụng và vay nợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế
Tài trợ đặc biệt
Phương pháp tính:
Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế:
- Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam;
- Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán quốc tế là Đồng Đô la Mỹ (USD);
- Tỷ giá quy đổi Đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo;
- Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:
+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
- Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam;
- Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
Các mối quan hệ hạch toán cơ bản trong cán cân thanh toán:
- Cán cân vãng lai gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai.
Công thức tính:
Cán cân vãng lai (A) |
= |
Hàng hóa (ròng) |
+ |
Dịch vụ (ròng) |
+ |
Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng) |
+ |
Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng) |
Hàng hóa (ròng) = Xuất khẩu hàng hóa (FOB) - Nhập khẩu hàng hóa (FOB)
Dịch vụ (ròng) = Xuất khẩu dịch vụ - Nhập khẩu dịch vụ
Thu nhập (thu nhập sơ cấp) (ròng) = Thu (thu nhập sơ cấp) - Chi (thu nhập sơ cấp)
Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng) |
= |
Thu từ chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) |
- |
Chi chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) |
- Cán cân vốn gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và không cư trú về chuyển giao vốn và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân.
Công thức tính:
Cán cân vốn (B) = Thu cán cân vốn - Chi cán cân vốn
- Cán cân tài chính gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi.
Công thức tính:
Cán cân tài chính (C) |
= |
Đầu tư trực tiếp (ròng) |
+ |
Đầu tư gián tiếp (ròng) |
+ |
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng) |
+ |
Đầu tư khác (ròng) |
Đầu tư trực tiếp (ròng) |
= |
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (tài sản có) |
+ |
Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (tài sản nợ) |
Đầu tư gián tiếp (ròng) |
= |
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (tài sản có) |
+ |
Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam (tài sản nợ) |
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (ròng) |
= |
Các công cụ tài chính phái sinh (không năm trong dự trữ) (tài sản có) |
+ |
Các công cụ tài chính phái sinh (không nằm trong dự trữ) (tài sản nợ) |
Đầu tư khác gồm các giao dịch vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi giữa người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam.
Công thức tính:
Đầu tư khác (ròng) = Đầu tư khác (tài sản có) + Đầu tư khác (tài sản nợ)
- Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể.
Công thức tính:
Lỗi và sai sót (D) = E - (A + B + C).
- Cán cân tổng thể (E): Được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo (E = -F)
- Dự trữ và các hạng mục liên quan (F): Được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại giao dịch.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
0602. Tỷ lệ cán cân vãng lai so với tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Công thức tính:
Tỷ lệ cán cân vãng lai so với tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Cân đối cán cân vãng lai |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0603. Độ sâu tài chính
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) bao gồm: Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng; các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam thuộc khu vực thể chế phi tài chính, khu vực thể chế hộ dân cư, khu vực thể chế không vì lợi nhuận phục vụ hộ dân cư; các loại giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cho các tổ chức, cá nhân là người cư trú của Việt Nam.
Công thức tính:
Độ sâu tài chính |
= |
Tổng phương tiện thanh toán |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng phương tiện thanh toán: Chế độ báo cáo thống kê quốc gia.
- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0401;
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp
- Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê
0604. Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo hàng ngày và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ theo tháng, quý, năm được tính theo phương pháp bình quân giản đơn.
2. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
0605. Lãi suất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lãi suất là giá phải trả cho việc sử dụng vốn. Lãi suất huy động là tỷ lệ giữa số tiền lãi với số vốn huy động. Lãi suất cho vay là tỷ lệ giữa số tiền lãi và số tiền cho vay. Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất của các giao dịch vốn thực hiện giữa các ngân hàng với nhau.
Lãi suất gồm lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, trong đó:
a) Lãi suất huy động, phân loại thành lãi suất huy động bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ, gồm lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, từ trên 12 tháng đến 24 tháng và trên 24 tháng), lãi suất huy động bằng phát hành giấy tờ có giá gồm lãi suất huy động bằng phát hành giấy tờ có giá loại dưới 12 tháng và loại từ 12 tháng trở lên.
b) Lãi suất cho vay, phân loại thành lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ, gồm lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn.
c) Lãi suất liên ngân hàng, phân theo các kỳ hạn, gồm lãi suất qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.
Phương pháp tính:
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm và lãi suất phát hành giấy tờ có giá được báo cáo theo mức lãi suất trả sau. Lãi suất huy động và cho vay bình quân quý và năm cho từng loại kỳ hạn được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn của các mức lãi suất huy động và cho vay thực tế phổ biến mà các tổ chức tín dụng áp dụng trong kỳ báo cáo.
Lãi suất liên ngân hàng bình quân quý và năm cho từng loại kỳ hạn được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn các mức lãi suất của các giao dịch vốn thực hiện giữa các ngân hàng với nhau.
2. Phân tổ chủ yếu
- Lãi suất liên ngân hàng, huy động, cho vay;
- Loại tiền tệ, thời hạn.
3. Kỳ công bố: Quý.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
0606. Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là tổng giá trị của cổ phiếu niêm yết/(đăng ký giao dịch) trên thị trường tính theo giá thị trường tại thời điểm quy định, được tính bằng tổng các tích giữa khối lượng cổ phiếu niêm yết/(đăng ký giao dịch) với giá cổ phiếu giao dịch tại một thời điểm xác định.
Công thức tính:
TEV = ΣPti x Qti
Trong đó:
TEV: Là tổng giá trị vốn hoá toàn thị trường;
Pti: Giá cổ phiếu i được giao dịch (thị giá) tại thời điểm giao dịch t;
Qti: Khối lượng cổ phiếu niêm yết/(đăng ký giao dịch) tại thời điểm giao dịch t;
Pti x Qti: Là giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu i (tính theo thời điểm).
2. Kỳ công bố: Quý, năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Tài chính ban hành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính.
0607. Số máy ATM trên một trăm nghìn dân từ 16 tuổi trở lên
1. Khái niệm, phương pháp tính
ATM là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
Công thức tính:
Số máy ATM trên một trăm nghìn dân từ 16 tuổi trở lên |
= |
Số máy ATM |
x 100.000 |
Dân số từ 16 tuổi trở lên |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0608. Số lượng tài khoản ví điện tử đã đăng ký trên một nghìn dân từ 16 tuổi trở lên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Ví điện tử là phương thức chuyển tiền nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi, an toàn, hợp lý, thanh toán và thực hiện các giao dịch tài chính khác bằng điện thoại di động. Dịch vụ ví điện tử được cung cấp bởi các công ty viễn thông trong quan hệ đối tác với các ngân hàng.
Công thức tính:
Số lượng tài khoản ví điện tử đã đăng ký trên một nghìn dân từ 16 tuổi trở lên |
= |
Số lượng tài khoản ví điện tử đã đăng ký |
x 1000 |
Dân số từ 16 tuổi trở lên |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
07. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
0701. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người là sản lượng thóc, ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như kê, mì, mạch, cao lương,... thực tế thu được từ sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) tính bình quân cho một người trong thời kỳ đó.
Công thức tính:
Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người |
= |
Sản lượng lương thực có hạt |
Dân số trung bình |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0702. Sản lượng tôm bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng tôm bình quân đầu người là sản lượng tôm phục vụ nhu cầu đời sống con người được thu hoạch từ hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản trong một thời kỳ nhất định bình quân cho một người trong thời kỳ đó.
Công thức tính:
Sản lượng tôm bình quân đầu người |
= |
Sản lượng tôm |
Dân số trung bình |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0801. Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản là chênh lệch giữa giá trị sản xuất theo giá cơ bản và chi phí trung gian theo giá người mua.
Khái niệm tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là khái niệm gộp, tức là nó bao gồm cả khấu hao tài sản cố định.
Công thức tính:
Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo giá cơ bản |
= |
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo giá cơ bản |
- |
Chi phí trung gian ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo giá người mua |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0802. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khái niệm
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo kỳ gốc.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có thể tính với nhiều kỳ gốc khác nhau tùy thuộc mục đích nghiên cứu. Ở nước ta hiện nay thường chọn kỳ gốc so sánh là cùng kỳ năm trước và kỳ trước liền kề; ít sử dụng gốc so sánh là một tháng cố định của một năm nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng gốc so sánh là tháng bình quân của một năm được chọn làm gốc để tính “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo”.
Việc tính chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo được bắt đầu từ tính chỉ số sản xuất của sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1; cũng có thể tính cho một địa phương và cho toàn quốc.
Công thức tính:
Trong đó:
Ix: Chỉ số sản xuất chung;
iXn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n;
WXn: Quyền số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n. Trong công thức này, quyền số được thể hiện là tỷ trọng của sản phẩm trong một ngành hoặc tỷ trọng của một ngành chi tiết trong ngành cấp cao hơn.
b) Quy trình tính toán
- Tính chỉ số sản xuất của một sản phẩm
Công thức tính:
Trong đó:
iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ nhu: vải, xi măng,...);
qnl: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ báo cáo;
qno: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ gốc.
Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số của từng sản phẩm thiếu chính xác số làm cho chỉ số chung không chính xác.
- Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4
Chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại diện cho ngành đó.
Công thức tính:
Trong đó:
IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N;
iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n;
Wqn: Quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n;
q: Ký hiệu cho khối lượng sản xuất;
N4: Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,...j);
(j: Số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng)
n: Ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3...k);
(k: Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4).
- Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 2
Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2 (hoặc là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 3 đại diện cho ngành cấp 2).
Công thức tính:
Trong đó:
IqN2: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;
IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2;
WqN4: Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.
Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.
- Tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2 trong ngành chế biến, chế tạo.
Công thức tính:
Trong đó:
IqN1: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;
IqN2: Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2;
WqN2: Quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.
Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tùy điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành chế biến, chế tạo, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành chế biến, chế tạo.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra ngành công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0803. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là sản lượng của những sản phẩm quan trọng đối với nền kinh tế được ngành công nghiệp sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
Danh mục sản phẩm công nghiệp chủ yếu được quy định căn cứ vào vị trí, vai trò của sản phẩm đối với tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, nhu cầu dự trữ và đóng góp cho ngân sách. Danh mục này thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Sản lượng của mỗi sản phẩm chủ yếu gồm thành phẩm (chính phẩm, thứ phẩm, phụ phẩm) và bán thành phẩm bán ra ngoài, trong đó:
- Thành phẩm là sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra; không phân biệt sản phẩm đó được sản xuất từ nguyên vật liệu của cơ sở hay nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công. Những sản phẩm này đã làm xong thủ tục nhập kho thành phẩm trong kỳ, gồm:
+ Chính phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra đạt quy cách và phẩm chất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
+ Thứ phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra chưa đạt tiêu chuẩn quy cách và phẩm chất theo quy định nhưng vẫn có giá trị sử dụng và được tiêu thụ (thị trường chấp nhận).
+ Phụ phẩm (còn gọi là sản phẩm song song) là những sản phẩm vật chất được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp cùng với sản phẩm chính.
- Bán thành phẩm là sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra, đã kết thúc giai đoạn sản xuất nhất định trong phạm vi một phân xưởng sản xuất (kết thúc một công đoạn trong toàn bộ công đoạn sản xuất sản phẩm), phù hợp với quy cách, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của một giai đoạn sản xuất và còn được tiếp tục sản xuất chế biến trong phân xưởng sản xuất khác của cơ sở (một công đoạn tiếp tục của sản xuất sản phẩm). Bán thành phẩm của các cơ sở sản xuất được bán ra ngoài cũng được coi là thành phẩm công nghiệp.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại sản phẩm.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra ngành công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0901. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khái niệm
a.1) Hàng hóa xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa nước ngoài tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trị giá xuất khẩu hàng hóa được tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương, là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (không gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ. Trong đó:
- Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
- Hàng hóa tái xuất khẩu là hàng hóa có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khẩu, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.
a.2) Hàng hóa nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nước. Trị giá nhập khẩu được tính theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được tính cho một thời kỳ nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ.
Hàng hóa nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng Việt Nam tái nhập khẩu, được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó:
- Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;
- Hàng hóa tái nhập khẩu là hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê vào hàng xuất khẩu trước đó, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.
b) Phạm vi thống kê
b.1) Hàng hóa được tính trong thống kê xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
(1) Hàng hóa mua/bán theo các hợp đồng thương mại thông thường ký với nước ngoài;
(2) Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán;
(3) Hàng hóa thuộc các hợp đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài, có hoặc không thay đổi quyền sở hữu, bao gồm: Thành phẩm hoàn trả sau gia công, lắp ráp; nguyên liệu/vật tư xuất khẩu, nhập khẩu để gia công, lắp ráp; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công, lắp ráp; máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công, lắp ráp, được thỏa thuận trong hợp đồng gia công, lắp ráp;
(4) Hàng hóa thuộc các giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, hàng hóa giao dịch giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt;
(5) Hàng hóa tái xuất/tái nhập: Hàng hóa nước ngoài/Hàng hóa trong nước đã nhập khẩu/xuất khẩu và được thống kê vào nhập khẩu/xuất khẩu trước đó, sau đó lại xuất khẩu/nhập khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa, trừ hàng hóa tạm nhập khẩu/tạm xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan và phải tái xuất/tái nhập theo quy định của pháp luật;
(6) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại hình vay nợ, viện trợ chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các hình thức viện trợ nhân đạo khác;
(7) Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê/cho thuê tài chính (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải), theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro,... liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;
(8) Hàng hóa trả lại trong kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (hàng hóa mà trước đó đã được thống kê vào hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, sau đó được tái nhập hoặc tái xuất);
(9) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn để sử dụng tạm thời cho mục đích cụ thể nhưng sau đó được chuyển đổi loại hình hải quan để không thực hiện tái xuất, tái nhập. Những hàng hóa đó bao gồm: Hàng hóa hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải; các động sản khác;
(10) Hàng hóa mua/bán, trao đổi qua biên giới, không có hợp đồng thương mại;
(11) Các hàng hóa đặc thù:
- Vàng phi tiền tệ: Là vàng ở các dạng bột, thanh, thỏi, miếng, xu, vàng trang sức,... dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng, tổ chức khác nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác,... theo quy định của pháp luật;
- Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc tiền giấy;
- Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh,... đã hoặc chưa ghi âm, hình, dữ liệu, trò chơi điện tử, phần mềm,... được sản xuất để dùng chung cho mọi khách hàng hoặc để mua/bán thông thường mà không được đặt hàng theo yêu cầu riêng (trừ các loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng hoặc bản gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, chương trình biểu diễn nghệ thuật,...);
- Hàng hóa gửi hoặc nhận qua đường bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;
- Điện năng xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa ra khỏi/đưa vào lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường, được tính đến trong thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;
- Hàng hóa, nhiên liệu bán cho các phương tiện vận tải nước ngoài sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế; hàng hóa, nhiên liệu mua để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;
- Dầu thô và khoáng sản được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn được mua, bán với nước ngoài;
- Thiết bị giàn khoan do doanh nghiệp mua/bán ngoài khơi, không thực hiện tờ khai hải quan;
- Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan;
- Hàng hóa nhận được từ các tổ chức quốc tế ở nước ngoài hoặc gửi đi cho các tổ chức quốc tế (trừ hàng hóa gửi hoặc nhận giữa các tổ chức quốc tế);
- Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai theo quy định;
- Chất thải và phế liệu có giá trị thương mại.
- Vệ tinh trong trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài;
b.2) Hàng hóa không tính trong thống kê gồm:
(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: Hàng hóa do thương nhân Việt Nam ký hợp đồng mua/bán với thương nhân nước ngoài nhưng được giao/nhận tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
(2) Hàng hóa do thương nhân Việt Nam mua của nước ngoài và bán thẳng cho nước thứ ba, hàng hóa không về Việt Nam hoặc có về Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thông thường tại Hải quan Việt Nam.
(3) Hàng hóa mua/bán tại các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop).
(4) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn sau đó được tái xuất, tái nhập như: hàng tham dự triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải.
(5) Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích chuyển tải, quá cảnh.
(6) Các loại hàng hóa đặc thù gồm:
- Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị): Không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sau thời gian thuê/cho thuê.
- Hàng hóa của Chính phủ Việt Nam gửi hoặc nhận với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
- Hàng hóa gửi và nhận của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
- Vàng tiền tệ: Vàng thuộc giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ, cân đối tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- Tiền xu đang lưu hành, tiền giấy, tiền séc và chứng khoán đã phát hành trong khâu lưu thông.
- Hàng hóa với chức năng là phương tiện rồng dùng để chứa hàng hóa: Công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa.
- Các sản phẩm, nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh, phim, sách điện tử và loại khác).
- Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng.
- Hàng hóa đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp.
- Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là vũ khí, khí tài nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia thuộc các danh mục bí mật của nhà nước.
- Chất thải, phế liệu không có trị giá thương mại.
c) Phương pháp tính
Thời điểm thống kê: Là thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.
Những thay đổi trên tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào hệ thống thông tin hải quan và được điều chỉnh trong các báo cáo thống kê.
Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Là trị giá do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo và tuân theo các nguyên tắc sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế (trị giá tính theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương);
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên (trị giá tính theo điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương);
- Trong trường hợp trị giá thống kê của hàng hóa không xác định được theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu) và điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) thì căn cứ vào hồ sơ hải quan và các nguồn thông tin khác để quy đổi.
Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù
- Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông: trị giá thống kê là chi phí để sản xuất ra tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của tiền giấy, tiền kim loại hay các giấy tờ có giá này).
- Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm: Băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng: Thống kê theo trị giá hải quan toàn bộ của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin).
- Hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải được điều chỉnh khi có giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung.
- Hàng gia công, chế biến, lắp ráp: Tính trị giá toàn bộ hàng hóa nguyên liệu trước khi gia công, chế biến, lắp ráp và toàn bộ giá trị thành phẩm hoàn trả sau gia công, chế biến, lắp ráp.
- Các giao dịch không khai trị giá (ví dụ: Hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo,...) thì trị giá của hàng hóa trong thống kê được tính theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan.
- Hàng trả lại: Trị giá thống kê là trị giá hàng hóa được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu.
- Điện năng xuất khẩu, nhập khẩu: Trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan.
- Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: Tính trị giá của hàng hóa trên cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự (loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính);
- Hàng hóa kèm dịch vụ: Trị giá thống kê xác định theo giá FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu), giá CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ.
Loại tiền và tỷ giá: Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tính bằng đôla Mỹ (USD). Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.
Đơn vị tính lượng: Sử dụng đơn vị tính quy định trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
Đối với đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu căn cứ vào các dữ liệu từ hồ sơ hải quan.
Nước đối tác thương mại:
Xuất khẩu: Thống kê theo “nước, vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến”: Là nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại thời điểm xuất khẩu, người khai hải quan biết được hàng hóa của Việt Nam sẽ được chuyển đến để bốc dỡ, không tính nước mà hàng hóa trung chuyển, quá cảnh
Nhập khẩu: Thống kê theo “nước, vùng lãnh thổ xuất xứ” là nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại đó hàng hóa được nuôi trồng, khai thác, sản xuất hoặc chế biến, theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nước/vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến;
- Nước/vùng lãnh thổ xuất xứ.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Nguồn thông tin bổ sung khác.
0902. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ
I. Giá trị xuất khẩu dịch vụ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giá trị xuất khẩu dịch vụ là tổng giá trị các khoản thu về dịch vụ do người (đơn vị) thường trú Việt Nam cung cấp cho người (đơn vị) không thường trú, tương ứng với sản lượng dịch vụ đã cung cấp.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại dịch vụ.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra chỉ tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam;
- Điều tra xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ, ngành có quản lý dịch vụ.
II. Giá trị nhập khẩu dịch vụ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giá trị nhập khẩu dịch vụ là tổng giá trị các khoản chi về dịch vụ do người thường trú của Việt Nam trả cho người không thường trú, tương ứng với sản lượng dịch vụ đã tiêu dùng.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại dịch vụ.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam;
- Điều tra xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ, ngành có quản lý dịch vụ.
0903. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương là chỉ tiêu tuyệt đối thể hiện bằng tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định.
2. Phân tổ chủ yếu: Nước/vùng lãnh thổ.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Nguồn thông tin bổ sung khác.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0904. Tỷ trọng tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương của một số đối tác chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương của một số đối tác chủ yếu là chi tiêu tương đối thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng mức lưu chuyển ngoại thương của một số đối tác chủ yếu so với tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam trong một thời kỳ nhất định.
Công thức tính:
Tỷ trọng tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương thời kỳ i |
= |
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương của một số đối tác chủ yếu thời kỳ i |
x 100 |
Tổng mức lưu chuyển ngoại thương thời kỳ i |
2. Phân tổ chủ yếu: Nước/vùng lãnh thổ.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Nguồn thông tin bổ sung khác.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0905. Cán cân thương mại hàng hóa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cán cân thương mại hàng hóa là chỉ tiêu tuyệt đối thể hiện bằng sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa với tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định.
2. Phân tổ chủ yếu: Nước/vùng lãnh thổ.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Nguồn thông tin bổ sung khác.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0906. Tỷ lệ nhập siêu hàng hóa so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nhập siêu hàng hóa so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là chỉ tiêu tương đối thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định.
Công thức tính:
Tỷ lệ nhập siêu hàng hóa so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (%) |
= |
Tổng nhập siêu hàng hóa |
x 100 |
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa |
2. Phân tổ chủ yếu: Nước/vùng lãnh thổ.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Nguồn thông tin bổ sung khác.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1001. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
1. Khái niệm, phương pháp tính
CPI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính CPI.
Quyền số tính CPI là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư của năm được chọn làm gốc so sánh. Quyền số này được sử dụng cố định trong 5 năm.
Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chỉ tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong thời kỳ hiện tại.
Công thức tính:
CPI được tính toán theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:
Trong đó:
: CPI kỳ báo cáo (t) so với kỳ gốc cố định (0);
: Tương ứng là giá tiêu dùng kỳ báo cáo t và kỳ gốc cố định (0);
: Quyền số kỳ gốc cố định (0);
: Chi tiêu dùng ở kỳ gốc cố định (0);
n: Số mặt hàng.
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
CPI được tính từ kết quả điều tra giá tiêu dùng của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.
CPI của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được chọn điều tra với quyền số tương ứng.
CPI của 6 vùng kinh tế được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.
CPI của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của các vùng kinh tế với quyền số tương ứng.
2. Phân tổ chủ yếu: Danh mục hàng hóa tiêu dùng cá nhân theo mục đích sử dụng (COICOP).
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra giá tiêu dùng;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1002. Tỷ lệ lạm phát bình quân năm
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ lạm phát bình quân năm là tỷ lệ tăng giá trong năm báo cáo so với năm trước.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra giá tiêu dùng;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1003. Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ là 03 chỉ số giá sản xuất sau:
- Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Chỉ số giá sản xuất công nghiệp;
- Chỉ số giá sản xuất dịch vụ.
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ là các chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các loại sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ do người sản xuất trực tiếp bán và cung cấp ra thị trường.
Danh mục sản phẩm đại diện của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ gồm các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đại diện cho một thời kỳ nhất định (khoảng 5 năm), được sử dụng để thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ.
Quyền số để tính chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là tỷ trọng giá trị sản xuất của từng nhóm ngành sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản so với tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Quyền số dùng cố định trong khoảng 5 năm.
Quyền số để tính chỉ số giá sản xuất công nghiệp là tỷ trọng giá trị sản xuất của từng nhóm sản phẩm công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Quyền số dùng cố định trong khoảng 5 năm.
Quyền số để tính chỉ số giá sản xuất dịch vụ là tỷ trọng về giá trị sản xuất của từng nhóm ngành dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất dịch vụ. Quyền số dùng cố định trong khoảng 5 năm.
Công thức tính:
Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, dịch vụ được tính toán theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền có dạng tổng quát như sau:
Trong đó:
: Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, dịch vụ kỳ báo cáo (t) so với kỳ gốc cố định (0);
: Tương ứng là giá của sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, dịch vụ kỳ báo cáo t và kỳ gốc cố định (0);
: Quyền số kỳ gốc cố định (0);
: Giá trị sản xuất của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, dịch vụ ở kỳ gốc cố định (0);
n: Số mặt hàng.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra giá sản xuất dịch vụ;
- Điều tra giá sản xuất hàng hóa.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1004. Chỉ số giá tiền lương
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá tiền lương là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %), đo lường những thay đổi qua thời gian về mức lương (giá tiền lương) mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đặc biệt, chỉ số giá tiền lương đo lường những thay đổi về mức tiền lương, tiền công cho từng loại công việc mà người lao động nhận được theo định kỳ (thường là hàng tháng, quý) và chỉ phản ánh sự thay đổi thuần túy về mức lương, không tính những thay đổi do nâng lương theo niên hạn, nâng ngạch bậc.
Danh mục đại diện để tính chỉ số giá tiền lương là danh sách các loại công việc đại diện cho các ngành nghề hoạt động, được thu thập về mức lương (giá) nhằm tính toán chỉ số giá tiền lương, gồm các ngành, nghề, ngạch, bậc đại diện phổ biến. Mỗi loại công việc đại diện được các doanh nghiệp lựa chọn từ danh sách trả lương theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.
Quyền số chỉ số giá tiền lương là tỷ trọng (tính bằng %) tổng số tiền lương của mỗi loại công việc đại diện trong tổng quỹ tiền lương trả cho người lao động.
Công thức tính:
Chỉ số giá tiền lương được tính toán theo công thức Laspeyres như sau:
Trong đó:
: Chỉ số giá tiền lương kỳ báo cáo (t) so với kỳ gốc cố định (0);
: Tiền lương kỳ báo cáo (t);
: Tiền lương kỳ gốc cố định (0);
: Người hưởng mức lương kỳ gốc cố định (0);
: Quyền số kỳ gốc cố định (0);
n: Số lượng loại công việc.
Chỉ số giá tiền lương được tính hàng năm cho cả nước.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Điều tra giá tiền lương.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1005. Chỉ số giá của GDP (GDE)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số giá của GDP (hay chỉ số giảm phát GDP) phản ánh sự thay đổi trong mức giá bình quân cả nước của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất trong nước.
Công thức tính:
Chỉ số giá của GDP |
= |
GDP theo giá hiện hành |
x 100 |
GDP theo giá so sánh |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Kế hoạch. Đầu tư và Thống kê.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
11. Giao thông vận tải, du lịch
1101. Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số lượt hành khách vận chuyển
Là số hành khách thực tế đã vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính là lượt hành khách.
b) Số lượt hành khách luân chuyển
Là số lượt hành khách được luân chuyển tính theo cả hai yếu tố: Số lượt vận chuyển và cự ly (quãng đường) vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là hành khách - Kilomét (Hk.Km).
Công thức tính:
Số lượt hành khách luân chuyển (Hk.Km) |
= |
Số lượt hành khách vận chuyển (Hk) |
x |
Cự ly vận chuyển thực tế (Km) |
Trong đó:
Cự ly vận chuyển thực tế là quãng đường tính giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đối với xe khách cho thuê theo hợp đồng vận tải chuyến thì lượt hành khách vận chuyển của mỗi hợp đồng chỉ tính 1 lần hành khách vận chuyển theo số ghế phương tiện.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không);
- Trong nước/ngoài nước.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1102. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khối lượng hàng hóa vận chuyển
Là khối lượng hàng hóa đã được vận chuyển trong kỳ, bất kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính khối lượng hàng hóa vận chuyển là tấn (T), vận tải đường ống là mét khối (m3), nhưng quy đổi ra tấn để cộng chung khi tính tổng khối lượng vận chuyển.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (kể cả bao bì nếu có). Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục thực tế xếp trên phương tiện để tính khối lượng hàng hóa vận chuyển. Đối với hàng hóa cồng kềnh vận chuyển bằng ô tô, trong điều kiện không thể cân đo trực tiếp được khối lượng thì quy ước tính bằng 50% tấn trọng tải phương tiện hoặc tính theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và chủ hàng để tính khối lượng hàng hóa thực tế.
b) Khối lượng hàng hóa luân chuyển
Là khối lượng vận tải hàng hóa tính theo cả hai yếu tố: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và cự ly vận chuyển thực tế. Đơn vị tính là Tấn-Kilômet (T.Km).
Công thức tính:
Khối lượng hàng hóa luân chuyển (T.Km) |
= |
Khối lượng hàng hóa vận chuyển (T) |
x |
Cự ly vận chuyển thực tế (Km) |
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không);
- Trong nước/ngoài nước;
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1103. Số lượt người nước ngoài đến Việt Nam
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người nước ngoài đến Việt Nam là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quốc tịch;
- Phương tiện đến.
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
12. Thông tin, truyền thông và khoa học công nghệ
1201. Số người sử dụng Internet trên một trăm dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Công thức tính:
Số người sử dụng Internet trên một trăm dân |
= |
Số người sử dụng Internet tại thời điểm nghiên cứu |
x 100 |
Dân số trung bình của năm nghiên cứu |
Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để bảo đảm mục tiêu so sánh quốc tế, số người sử dụng Internet được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy, phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Số người sử dụng Internet: Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông;
- Dân số trung bình: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0102.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1202. Số lượng thuê bao truy nhập Internet trên một trăm dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng thuê bao truy nhập Internet gồm số thuê bao truy nhập Internet cố định và số thuê bao truy nhập Internet di động.
Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập Internet.
Công thức tính:
Số lượng thuê bao truy nhập Internet trên một trăm dân |
= |
Số lượng thuê bao truy nhập Internet có tại thời điểm nghiên cứu |
x 100 |
Dân số trung bình của năm nghiên cứu |
2. Phân tổ chủ yếu: Phương thức kết nối (cố định, di động).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Số lượng thuê bao truy nhập Internet: Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông;
- Dân số trung bình: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0102.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1203. Số lượng thuê bao điện thoại trên một trăm dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng thuê bao điện thoại là số lượng thuê bao điện thoại cố định đang hòa mạng và số lượng thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu đang hoạt động hai chiều và thuê bao bị khóa một chiều tính đến thời điểm thu thập số liệu.
Phương pháp tính:
- Đối với thuê bao điện thoại cố định: Sử dụng số liệu thống kê trên hệ thống của doanh nghiệp tại thời điểm thu thập số liệu;
- Đối với thuê bao điện thoại di động là tổng số thuê bao phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu đang hoạt động hai chiều và thuê bao bị khóa một chiều tại thời điểm thu thập số liệu.
Công thức tính:
Số lượng thuê bao điện thoại trên một trăm dân |
= |
Số lượng thuê bao điện thoại có tại thời điểm nghiên cứu |
x 100 |
Dân số trung bình của năm nghiên cứu |
2. Phân tổ chủ yếu: Loại thuê bao (cố định, di động).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Số lượng thuê bao điện thoại: Điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ thông tin và truyền thông;
- Dân số trung bình: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0102.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1204. Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên một triệu dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là những người do tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương, trực tiếp tham gia hoặc trực tiếp hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chia theo 4 nhóm: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, nhân viên hỗ trợ và nhân lực khác.
a) Cán bộ nghiên cứu là những người có trình độ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm tạo ra những tri thức, sản phẩm và quá trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới; dành tối thiểu 10% thời gian lao động cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nhóm này gồm cả những nhà quản lý trực tiếp hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
b) Cán bộ kỹ thuật là những kỹ thuật viên, nhân viên phòng thí nghiệm có trình độ trung cấp và tương đương trở lên, tham gia vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bằng việc thực hiện những công việc khoa học và kỹ thuật đòi hỏi phải gắn với các khái niệm và quy trình thao tác dưới sự giám sát của cán bộ nghiên cứu.
c) Nhân viên hỗ trợ là những nhân viên hành chính và văn phòng tham gia vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trong nhóm này gồm cả những người làm quản lý, quản trị hành chính và các công việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính nếu các công việc của họ trực tiếp phục vụ công việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
d) Nhân lực khác là những người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không thuộc các nhóm trên.
Những người làm công việc phục vụ gián tiếp như tạp vụ, vệ sinh, lái xe, bảo vệ,... thì không coi là người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Công thức tính:
Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên một triệu dân |
= |
Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại thời điểm nghiên cứu |
x 1.000.000 |
Dân số trung bình của năm nghiên cứu |
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu
- Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Dân số trung bình: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 0102;
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1301. Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học là phần trăm số học sinh từ 6 - 10 tuổi đang học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6 - 10 tuổi.
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học (%) |
= |
Số học sinh từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học năm học t |
x 100 |
Dân số trong độ tuổi cấp tiểu học (6 - 10 tuổi) năm học t |
Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1302. Tỷ số giới tính ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ số giới tính được xác định bằng số học sinh nam tính trên 100 học sinh nữ ở các cấp học phổ thông.
Công thức tính:
Tỷ số giới tính cấp học i |
= |
Tổng số học sinh nam cấp học i |
x 100 |
Tổng số học sinh nữ cấp học i |
Học sinh phổ thông là những người đang theo học các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc các trường phổ thông.
Học sinh phổ thông chia theo cấp học có học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông:
- Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5;
- Học sinh trung học cơ sở là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9;
- Học sinh trung học phổ thông là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình:
- Cấp học.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1303. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học, tỷ lệ học sinh chuyển cấp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học t là số phần trăm học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông ở năm học t (mà những học sinh này đã học lớp đầu cấp tương ứng năm học t-4, t-3, t-2) so với tổng số học sinh học lớp đầu cấp tương ứng đầu năm học t-4, t-3, t-2.
Công thức tính:
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học năm học t (%) |
= |
Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học t |
x 100 |
Tổng số học sinh lớp 1 năm học t - 4 |
|||
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở năm học t (%) |
= |
Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học t |
x 100 |
Tổng số học sinh lớp 6 năm học t - 3 |
|||
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông năm học t (%) |
= |
Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học t |
x 100 |
Tổng số học sinh lớp 10 năm học t - 2 |
Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở năm học t là số phần trăm học sinh tuyển mới lớp 6 (lớp đầu cấp trung học cơ sở) năm học t so với số học sinh hoàn thành bậc tiểu học năm học t-1:
Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở năm học t (%) |
= |
Số học sinh tuyển mới lớp 6 đầu năm học t |
x 100 |
Tổng số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học t - 1 |
Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông năm học t là số phần trăm học sinh tuyển mới lớp 10 (lớp đầu cấp trung học phổ thông) năm học t so với số học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở năm học t-1:
Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông năm học t (%) |
= |
Số học sinh tuyển mới lớp 10 đầu năm học t |
x 100 |
Số học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở năm học t - 1 |
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp học;
- Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1304. Số học sinh tiểu học
1. Khái niệm, phương pháp tính
Học sinh tiểu học là học sinh đang học tại các khối từ lớp 1 đến lớp 5 tại các trường tiểu học, các trường phổ thông nhiều cấp học.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1305. Số học sinh trung học cơ sở
1. Khái niệm, phương pháp tính
Học sinh trung học cơ sở là học sinh học tại các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 đang học tập tại các trường trung học cơ sở và các trường phổ thông nhiều cấp học.
2. Phân tổ chủ yếu: Giới tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1401. Tỷ số tử vong mẹ trên một trăm nghìn trẻ đẻ sống
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số phụ nữ chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ (không do những nguyên nhân tình cờ như tai nạn, tự tử,...) đã xảy ra trong thời gian từ khi mang thai cho đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên một trăm nghìn trẻ em đẻ ra sống trong kỳ nghiên cứu.
Công thức tính:
Trong đó:
MRb: Tỷ số tử vong mẹ trên một trăm nghìn trẻ đẻ sống;
Dfb: Số phụ nữ chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ trong thời kỳ nghiên cứu;
B: Số trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu: Nhóm dân tộc (Kinh và các dân tộc khác).
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1402. Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc sống, được định nghĩa là số trẻ em dưới một tuổi chết tính bình quân trên một nghìn trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Công thức tính:
Trong đó:
IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi;
D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới một tuổi trong thời kỳ nghiên cứu;
B: Tổng số trường hợp sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Vùng;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1403. Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong 5 năm đầu tiên của cuộc sống, được định nghĩa là số trẻ em dưới năm tuổi chết tính bình quân trên 1.000 trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
Công thức tính:
Trong đó:
U5MR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi;
5D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới năm tuổi trong thời kỳ nghiên cứu;
B: Tổng số trường hợp sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1404. Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế được xác định theo công thức:
Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin (%) |
= |
Số trẻ em dưới một tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trong năm xác định |
x 100 |
Tổng số trẻ em dưới một tuổi trong cùng năm |
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại vắc xin;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1405. Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên một trăm nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người nhiễm HIV là người được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
Số người mắc mới HIV trên một trăm nghìn dân là số đo mức độ mắc mới HIV của người dân. Tỷ lệ này được định nghĩa là số trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV trên một trăm nghìn dân trong thời gian xác định.
Công thức tính:
Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện trên một trăm nghìn dân |
= |
Tổng số người mới phát hiện nhiễm HIV trong năm xác định |
x 100.000 |
Dân số trung bình trong cùng năm |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Thành thị, nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1406. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV của dân số trong nhóm tuổi từ 15-49
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV của dân số trong nhóm tuổi từ 15-49 là chỉ tiêu phản ánh số người người hiện nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ 15-49 trong tổng dân số trong nhóm tuổi 15-49 ở cùng thời điểm.
Công thức tính:
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV của dân số trong nhóm tuổi từ 15-49 (%) |
= |
Số người hiện nhiễm HIV trong nhóm tuổi từ 15-49 |
x 100 |
Tổng dân số trong nhóm tuổi 15-49 ở cùng thời điểm |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1407. Số ca tử vong do sốt rét trên một trăm nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số ca tử vong do sốt rét trên một trăm nghìn dân là số người chết do sốt rét của các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tính bình quân trên một trăm nghìn dân trong năm xác định.
Công thức tính:
Số ca tử vong do sốt rét trên một trăm nghìn dân |
= |
Số người tử vong do mắc sốt rét tại bệnh viện trong năm xác định |
x 100.000 |
Dân số trung bình trong cùng năm |
2. Phân tổ chủ yếu
- Vùng;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1408. Số ca mắc mới lao trên một trăm nghìn dân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số ca mắc mới lao trên một trăm nghìn dân là số bệnh nhân mắc lao mới được phát hiện trên một trăm nghìn dân trong một năm xác định.
Công thức tính:
Số ca mắc mới lao trên một trăm nghìn dân |
= |
Tổng số bệnh nhân mắc lao mới được phát hiện trong một năm xác định |
x 100.000 |
Dân số trung bình trong cùng năm |
2. Phân tổ chủ yếu
- Vùng;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Y tế ban hành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
1409. Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng là số trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) ít nhất một trong 3 thể: cân nặng theo tuổi; chiều cao theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm điều tra.
Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới năm tuổi có cân nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới năm tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới năm tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một nhóm trẻ có sức khỏe, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường và cân nặng, chiều cao của những trẻ em này được Tổ chức Y tế Thế giới dùng làm chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần thể tham khảo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ trước đây của Hoa Kỳ và của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:
- Bình thường: ≥ - 2SD
- Suy dinh dưỡng (SDD):
Độ I (vừa) < - 2SD và ≥ - 3SD
Độ II (nặng): < - 3SD và ≥ - 4SD
Độ III (rất nặng): < - 4SD
Trong đó, SD là độ chênh lệch chuẩn.
Khái niệm suy dinh dưỡng theo nghĩa rộng cũng gồm cả hiện tượng thừa dinh dưỡng, hiện tượng béo phì.
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (%) |
= |
Số trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi |
x 100 |
Số trẻ em dưới năm tuổi được cân |
|||
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (%) |
= |
Số trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi |
x 100 |
Số trẻ em dưới năm tuổi được đo chiều cao |
|||
Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (%) |
= |
Số trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao |
x 100 |
Số trẻ em dưới năm tuổi được cân và đo chiều cao |
2. Phân tổ chủ yếu
- Mức độ suy dinh dưỡng;
- Giới tính;
- Nhóm tháng tuổi;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra dinh dưỡng;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
1501. Chỉ số phát triển con người (HDI)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).
HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.
Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:
HDI = (Isức khỏe x Igiáo dục x Ithu nhập)1/3
Trong đó:
- Isức khỏe: Chỉ số tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh;
- Igiáo dục: Chỉ số giáo dục được tính bằng cách bình quân nhân giản đơn chỉ số năm đi học bình quân và chỉ số năm đi học kỳ vọng;
+ Số năm đi học bình quân được tính bằng tổng số năm đã đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên chia cho tổng dân số từ 25 tuổi trở lên.
+ Số năm đi học kỳ vọng là tổng số năm đi học mà một đứa trẻ từ 05 tuổi trở lên có thể nhận được trong suốt cuộc đời. Giả định rằng xác suất bắt đầu ghi danh đi học tại một độ tuổi bất kỳ của đứa trẻ đó bằng tỷ lệ nhập học của độ tuổi đó.
Công thức tính:
: Số năm đi học kỳ vọng của độ tuổi a đến độ tuổi t;
: Số người đang đi học đúng tuổi theo lớp quy định (trong đó i = a, a+1,..., n) tại trường học năm thứ t; n biểu thị giới hạn tuổi theo lý thuyết của trường học;
: Dân số trong độ tuổi đi học theo quy định năm thứ t. Tuổi của mức 1 biểu thị tổng dân số độ tuổi đi học của cấp I theo quy định;
Dl: Thời gian lý thuyết của cấp 1 theo quy định.
- Ithu nhập: Chỉ số tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP - USD).
Các chỉ số thành phần trên được tính theo công thức chung như sau:
Giá trị chỉ số |
= |
Giá trị thực - Giá trị tối thiểu |
Giá trị tối đa - Giá trị tối thiểu |
Riêng Ithu nhập được tính theo công thức:
Ithu nhập |
= |
ln(giá trị thực) - ln(giá trị tối thiểu) |
ln(giá trị tối đa) - ln(giá trị tối thiểu) |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hàng năm;
- Thống kê tài khoản quốc gia;
- Chương trình so sánh quốc tế (ICP).
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1502. Tỷ lệ nghèo đa chiều
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nghèo đa chiều là tỷ lệ phần trăm số hộ hoặc số người nghèo tiếp cận đa chiều trên tổng số hộ hoặc số người được nghiên cứu.
Công thức tính:
Tỷ lệ nghèo đa chiều (%) |
= |
Số hộ hoặc số người nghèo tiếp cận đa chiều |
x 100 |
Tổng số hộ hoặc số người được nghiên cứu |
Quyết định số 59/2015/QĐ-Ttg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm:
a) Tiêu chí về thu nhập: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, được đo bằng 10 chỉ số, gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Quyết định số 59/2015/QĐ-Ttg quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 quy định hộ nghèo cho giai đoạn 2016-2020 gồm:
a) Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống.
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính, nhóm tuổi (áp dụng khi sử dụng chuẩn nghèo đa chiều áp dụng đối với người);
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1503. Tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ là phần trăm dân số có mức thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ so với tổng dân số tại thời điểm đó.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ (%) |
= |
Dân số có thu nhập bình quân một ngày dưới 1,9 Đô la Mỹ |
x 100 |
Tổng dân số |
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/ nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1504. Tỷ trọng chi đời sống trong tổng chi tiêu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng chi đời sống trong tổng chi tiêu là tỷ lệ phần trăm chi cho đời sống trong tổng chi tiêu của hộ. Chi tiêu cho đời sống bao gồm những khoản chi tiêu cho giáo dục; y tế; hàng ăn, uống thường xuyên; tiêu dùng hàng ngày; mua sắm đồ dùng lâu bền; nhà ở; điện; nước; vệ sinh.
Công thức tính:
Tỷ trọng chi đời sống trong tổng chi tiêu (%) |
= |
Chi tiêu cho đời sống |
x 100 |
Tổng chi tiêu của hộ |
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1505. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là phần trăm số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tổng số hộ.
Công thức tính:
Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%) |
= |
Số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh |
x 100 |
Tổng số hộ |
Nguồn nước hợp vệ sinh là những nguồn nước sau:
- Nước máy;
- Giếng khoan;
- Giếng đào được bảo vệ;
- Nước suối, khe mó được bảo vệ;
- Nước mưa;
- Nước mua;
- Nước đóng chai, bình.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm, năm có Tổng điều tra dân số và nhà ở.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1506. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là phần trăm số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ.
Công thức tính:
Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) |
= |
Số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh |
x 100 |
Tổng số hộ |
Hố xí hợp vệ sinh bao gồm:
- Hố xí tự hoại, thấm dội nước;
- Hố xí đào (cải tiến có ống thông hơi; có bệ ngồi);
- Hố xí ủ phân trộn.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1507. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi tiêu của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật (kể cả các khoản do hộ tự sản xuất) mà hộ dân cư và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng được tính bằng cách chia tổng chi tiêu trong năm của hộ cho số nhân khẩu trong hộ và chia cho 12 tháng.
Công thức tính:
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng |
= |
Tổng chi tiêu trong năm của hộ |
: 12 |
Số nhân khẩu của hộ |
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1508. Thu nhập bình quân đầu người một tháng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ đi chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Thu nhập bình quân đầu người một tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Công thức tính:
Thu nhập bình quân đầu người một tháng |
= |
Tổng thu nhập trong năm của hộ |
: 12 |
Số nhân khẩu của hộ |
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm .
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1509. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini)
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hệ số Gini (G) được tính dựa vào đường cong Lorenz. Đường cong Lorenz được tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ dân số tương ứng cộng dồn.
Hệ số Gini là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong Lorenz và đường thẳng 45° từ gốc tọa độ) chia cho diện tích A+B (là diện tích tam giác vuông nằm dưới đường thẳng 45° từ gốc tọa độ).
Công thức tính:
Trong đó:
Fi - Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ i;
Yi - Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i.
Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 45° (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số Gini bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số Gini bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số Gini càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn.
Hệ số Gini có giá trị chính xác nhất khi được tính dựa trên số liệu thu nhập bình quân của từng người dân. Tuy nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sự thuận tiện trong tính toán cũng có thể tính hệ số Gini dựa trên số liệu thu nhập bình quân đầu người theo nhóm dân cư. Giá trị của hệ số Gini tính theo nhóm dân cư thấp hơn giá trị của hệ số Gini tính theo từng người dân. số nhóm dân cư càng lớn thì tính chính xác của hệ số Gini càng cao.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1510. Tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số nghèo nhất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số nghèo nhất là số phần trăm về thu nhập của nhóm 20% dân số nghèo nhất trên tổng thu nhập của toàn bộ dân số được nghiên cứu.
Công thức tính:
Tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% dân số nghèo nhất (%) |
= |
Thu nhập của nhóm 20% dân số nghèo nhất |
x 100 |
Tổng thu nhập của toàn bộ dân số được nghiên cứu |
Nhóm 20% dân số nghèo nhất được xác định bằng cách sắp xếp dân số được nghiên cứu theo thứ tự tăng dần về thu nhập bình quân đầu người, sau đó chia dân số thành 5 nhóm có số lượng bằng nhau, nhóm đầu tiên (nhóm 1) là nhóm 20% dân số nghèo nhất.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
1601. Tỷ lệ che phủ rừng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm diện tích rừng hiện có so với diện tích đất tự nhiên của cả nước, một vùng lãnh thổ hay một địa phương tại một thời điểm nhất định.
Công thức tính:
Tỷ lệ che phủ rừng (%) =
Trong đó: - Shcr là diện tích rừng hiện có;
- Stn là tổng diện tích đất tự nhiên.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại rừng (phân theo mục đích sử dụng).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra kiểm kê rừng;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1602. Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn (gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) được công nhận trên địa bàn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên là tỷ lệ phần trăm diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn (gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) được công nhận trên địa bàn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên (%) |
= |
Tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận trên địa bàn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương |
x 100 |
Tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1603. Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khí thải hiệu ứng nhà kính là các thành phần khí của khí quyển, gồm các khí trong tự nhiên và các khí sinh ra do hoạt động của con người, hấp thụ và phát xạ bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong khoảng phố của bức xạ hồng ngoại nhiệt phát ra từ bề mặt trái đất, khí quyển và bởi mây. Các đặc tính này gây ra hiệu ứng nhà kính, chỉ hiệu ứng giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển bởi các khí nhà kính hấp thụ bức xạ từ mặt đất phát ra và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng thấp và bề mặt trái đất ấm lên. Theo Nghị định thư Kyoto, các khí thải gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6.
Lượng các khí thải hiệu ứng nhà kính được tính quy đổi ra lượng khí thải CO2.
Công thức tính:
Lượng khí thải CO2 bình quân đầu người (tấn, khối/người) |
= |
Tổng lượng khí thải hiệu ứng nhà kính quy đổi ra CO2 trong năm (tấn, khối) |
Dân số bình quân năm (người) |
||
Lượng khí thải CO2 trên 1 Đô la Mỹ GDP (PPP) (tấn, khối/USD) |
= |
Tổng lượng khí thải hiệu ứng nhà kính quy đổi ra CO2 trong năm (tấn, khối) |
GDP (PPP) |
2. Phân tổ chủ yếu: Nguồn phát thải.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương./.