Thông tư 06/2003/TT-BTM hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ do Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 06/2003/TT-BTM
Ngày ban hành 15/08/2003
Ngày có hiệu lực 08/09/2003
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Phan Thế Ruệ
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2003/TT-BTM

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 06/2003/TT-BTM NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 95/CP ngày 04 tháng 12 năm 1993 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ;
Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ (Công văn số 1717/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ ngày 25 tháng 7 năm 2003), Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ, như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này áp dụng đối với các Ban Quản lý chợ đang quản lý các loại chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng.

2. Việc quyết định thành lập Ban Quản lý chợ và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý chợ tại Điều 15 Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.

3. Căn cứ tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc giao cho Ban Quản lý chợ quản lý một chợ hoặc một số chợ trên địa bàn.

4. Việc tổ chức quản lý và điều hành các loại chợ sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này:

4.1. Chợ đã được giao cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý trước thời điểm Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

4.2. Chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng mới được hoàn thành kể từ sau ngày Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, các loại chợ này do Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý.

4.3. Chợ do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đó tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CHỢ

1. Chức năng:

1.1. Ban Quản lý chợ thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật.

1.2. Ban Quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

Ban Quản lý chợ có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

2.1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyết định:

a) Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.

b) Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.

c) Phê duyệt Nội quy chợ.

d) Phê duyệt Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.

e) Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.

2.2. Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt. Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểm kinh doanh hiện có, Ban Quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thương nhân, không phải tổ chức đấu thầu.

2.3. Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt.

2.4. Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.

2.5. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.

2.6. Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện đại.

[...]