Thông tư 05/LĐTBXH-TT-1995 hướng dẫn nâng bậc lương đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 05/LĐTBXH-TT
Ngày ban hành 22/03/1995
Ngày có hiệu lực 01/01/1995
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Duy Đồng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/LĐTBXH-TT

Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 1995

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 05/LĐTBXH-TT NGÀY 22 THÁNG 3 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN NÂNG BẬC LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 197/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương; sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nâng bậc lương đối với công nhân, viên chức trong doanh nghiệp như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI; ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Đối tượng và phạm vi áp dụng nâng bậc lương là người lao động làm việc trong tổ chức sau đây:

- Doanh nghiệp Nhà nước;

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;

- Đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế;

- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội và thành phần kinh tế khác được phép đăng ký hành nghề.

2. Đối tượng và phạm vi không áp dụng:

Đối tượng không áp dụng gồm:

- Những người giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 1 năm;

- Các chức danh bổ nhiệm gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp Nhà nước (các chức danh này áp dụng chế độ nâng bậc như công chức Nhà nước);

- Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ quan, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có hướng dẫn riêng.

3. Điều kiện áp dụng:

Điều kiện áp dụng chế độ nâng bậc đối với người lao động làm việc ở các tổ chức nêu tại điểm 1 gồm:

a. Công nhân, viên chức thuộc lực lượng thường xuyên trong doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang giao kết hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 198/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ.

b. Những người giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 1 năm trở lên.

c. Các chức vụ lãnh đạo trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh do người chủ sở hữu thuê điều hành doanh nghiệp.

II. NGUYÊN TẮC NÂNG BẬC LƯƠNG

Việc nâng bậc lương đối với người lao động do người sử dụng lao động quyết định, sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở theo nguyên tắc sau:

1. Số người được nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp phụ thuộc vào yêu cầu công việc và thâm niên làm việc ở doanh nghiệp.

2. Căn cứ để nâng bậc lương là tiểu chuẩn cấp bậc kỹ thuật; tiêu chuẩn, chức danh chuyên môn nghiệp vụ.

III. NÂNG BẬC LƯƠNG

Trên cơ sở xác định phạm vi, đối tượng, điều kiện và nguyên tắc áp dụng nêu trên, việc nâng bậc lương đối với công nhân, viên chức làm việc ở trong các doanh nghiệp được thực hiện như sau:

A. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Diện được nâng bậc lương:

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ