BỘ
CÔNG NGHIỆP
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
03/2003/TT-BCN
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2003
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 03/2003/TT-BCN NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM
2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 74/2003/NĐ-CP NGÀY
26 THÁNG 6 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP
ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn như sau:
I- NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh
vực điện lực là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện mà không phải là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính được
quy định tại Điều 1 của Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (sau đây
gọi tắt là Nghị định số 74/2003/NĐ-CP), bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về giấp
phép hoạt động điện lực;
b) Vi phạm các quy định về xây dựng,
sản xuất, truyền tải và phân phối diện;
c) Vi phạm các quy định về cung ứng
điện;
d) Vi phạm các quy định về sử dụng
điện;
đ) Vi phạm các quy định về bảo vệ
an toàn công trình điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.
2. Việc xử phạt người chưa thành
niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực quy định tại khoản 3
Điều 2 Nghị định số 74/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi có hành vi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi có hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng các hình thức xử phạt quy định tại
Nghị định số 74/2003/NĐ-CP. Khi áp dụng hình thức phạt tiện đối với họ thì mức
phạt tiền không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong
trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải nộp
thay.
Người chưa thành niên vi phạm
hành chính trong lĩnh vực điện lực mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Vi phạm có tổ chức trong lĩnh
vực điện lực là trường hợp có từ hai người trở lên cấu kết, cố ý cùng thực hiện
là phạm hành chính.
4. Vi phạm nhiều lần trong cùng
lĩnh vực điện lực là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện
lực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt.
5. Tái phạm là trường hợp thực
hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đã bị xử phạt nhưng
chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể
từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại thực hiện hành vi vi
phạm được quy định tại Chương II Nghị định số 74/2003/NĐ-CP.
6. Tình thế cấp thiết quy định tại
khoản 5 Điều 3 Nghị định số 74/2003/NĐ-CP là tình thế của người vì muốn tránh một
nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích
chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác phải gây một
thiệt hai nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hai trong tình thế
cấp thiết không bị xử phạt vi phạm hành chính.
7. Phòng vệ chính đáng quy định
tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 74/2003/NĐ-CP là hành vi của một người vì bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc
của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại
các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đang không bị xử lý vi phạm hành chính.
8. Sự kiện bất ngờ quy định tại
khoản 5 Điều 3 Nghị định số 74/2003/NĐ-CP là trường hợp người thực hiện hành vi
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.
Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp sự kiện bất ngờ.
9. Người thực hiện vi phạm hành
chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị
định số 74/2003/NĐ-CP thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.
10. Thời hạn, thời hiệu trong
Nghị định số 74/2003/NĐ-CP được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời
gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch.
Thời hạn trong Nghị định số
74/2003/NĐ-CP và Thông tư này được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó
được tính theo ngày làm việc.
II. VỀ CÁC
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC
1. Hành vi quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 7 là hành vi lợi dụng việc xây dựng, vận hành, sửa chữa lưới điện
để chặt cây, tỉa cây hoặc phá đỡ công trình không đúng quy định của pháp luật về
bảo vệ an toàn lưới điện.
2. Hành vi quy định tại điểm b
khoản 3 Điều 7 là hành vi tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vi phạm một trong
các quy định về đầu tư phát triển điện lực như đầu tư không đúng với quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia hoặc quy hoạch phát triển điện lực địa phương; vi
phạm các quy định về thiết kế kỹ thuật; vi phạm các quy định tại Quyết định số
50/2002/QĐ-BCN ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập; vi phạm các quy định
khác về đầu tư phát triển điện lực.
3. Hành vi quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 8 là hành vi kiểm tra tổ chức, cá nhân sử dụng điện nhưng không xuất
trình một trong hai loại giấy tờ: thẻ nghiệp vụ hoặc quyết định kiểm tra của cơ
quan, đơn vị quản lý lưới điện.
Thẻ nghiệp vụ là Thẻ kiểm tra
viên điện lực được quy định tại Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 09 tháng 10
năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quy định về kiểm tra cung ứng, sử
dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện (sau dây gọi tắt là Quyết định
số 42/2002/QĐ-BCN);
Quyết định kiểm tra là văn bản
giao nhiệm vụ của bên bán điện, trong đó ghi rõ lý do, mục đích, đối tượng, nội
dung, thời gian và thành phần kiểm tra.
4. Hành vi quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 8 là hành vi vi phạm một trong các nội dung thông báo được quy định
tại Quy định trình tự và thủ tục ngừng cấp điện ban hành kèm theo Quyết định số
52/2001/QĐ-BCN ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
5. Phiếu công tác quy định tại
điểm a khoản 3 Điều 8 là phiếu ghi lệnh cho phép làm việc ở thiết bị điện,
trong đó quy định nơi làm việc, thời gian, nội dung làm việc và điều kiện tiến
hành công việc, thành phần đơn vị công tác và người chịu trách nhiệm về an
toàn.
6. Phiếu giao nhiệm vụ quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 8 là phiếu ghi lệnh của người có thẩm quyền của đơn vị
bán điện phân công công việc cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị mình thực
hiện công việc chuyên môn, bao gồm: Phiếu thao tác; Phiếu thay thế sửa chữa thiết
bị điện; Phiếu treo, tháo công tơ; Lệnh công tác.
7. Thẻ nghiệp vụ quy định tại điểm
a khoản 3 Điều 8 là Thẻ kiểm định viên của người hiệu chỉnh công tơ trong trường
hợp hiệu chỉnh công tơ.
8. Hành vi quy định tại điểm b
khoản 3 Điều 8 là hành vi không tiến hành xử lý sự cố sau hai giờ kể từ khi nhận
được thông báo của bên mua điện về sự cố lưới điện do bên bán điện quản lý, trừ
trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN.
9. Hành vi quy định tại điểm b
khoản 5 Điều 8 là hành vi vi phạm các quy định tại Quyết định số 52/2001/BCN-QĐ
ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quy định về
trình tự, thủ tục ngừng cấp điện.
10. Việc xử phạt hành vi vi phạm
quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 9 Nghị định số 74/2003/NĐ-CP được áp dụng
đối với mọi cá nhân, tổ chức có hành vi trộm cắp điện.
Trường hợp cá nhân có hành vi trộm
cắp điện đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình
chỉ vụ án để xử lý hành chính của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính và áp dụng khung phạt tiền cao nhất tùy theo mục đích trộm cắp điện.
Việc xác định điện năng bị trộm
cắp được tính theo quy định tại Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN.
11. Hành vi quy định tại điểm b
khoản 4 Điều 9 là hành vi tổ chức, cá nhân sử dụng thêm nguồn điện khác của bên
bán ngoài nguồn điện đã ghi trong hợp đồng nhưng chưa được sự đồng ý của bên
bán điện.
12. Hành vi quy định tại điểm a
khoản 4 Điều 10 là hành vi không đặt hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, chỉ dẫn
khu vực nguy hiểm tại vị trí công trình điện quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam
2572-78 và các quy định của ngành giao thông vận tải; hành vi không đặt cột mốc
hoặc dấu hiệu dọc theo đường cáp ngầm trong đất là hành vi không ghi đầy đủ các
ký hiệu, nhãn hiệu dọc theo đường cáp ngầm trong đất quy định tại Quy phạm
trang bị điện 11 TCN 19:1984.
III. VỀ THỦ TỤC
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC
1. Về trường hợp xử phạt theo thủ
tục đơn giản quy định tại khoản 2 Điều 15: Xử phạt theo thủ tục đơn giản là trường
hợp xử phạt theo đó người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết
định xử phạt tại chỗ. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn
giản bao gồm:
a) Hành vi vi phạm hành chính
quy định bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng;
b) Nhiều hành vi vi phạm hành
chính do một người thực hiện mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành
vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng.
Trường hợp xử phạt theo thủ tục
đơn giản, người có thẩm quyền không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại
chỗ. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định, trong đó
ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc
tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; điều,
khoản của văn bản được áp dụng; họ tên, chức vụ của người ra quyết định.
Quyết định xử phạt phải được
giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trường hợp phạt tiền thì trong
quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có
thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai
thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp không nộp tiền phạt tại
chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn
được quy định tại khoản 1 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Về thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính của Kiểm tra viên điện lực.
Kiểm tra viên điện lực đang thi
hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định tại Nghị định số
74/2003/NĐ-CP đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực mà mình phát
hiện và chuyển ngay tới người có thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ
ký theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Về thủ tục tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm tại khoản 4 Điều 15:
a) Khi tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền phải lập
biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, tình trạng, chất lượng của
tang vật bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử
phạt hoặc đại diện của tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
b) Trong trường hợp cần niêm
phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị
xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người bị xử
phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có ít nhất hai người chứng
kiến.
c) Xử lý tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính
- Đối với tang vật, phương tiện
bị tích thu thì người đã ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật,
phương tiện.
Đối với những tang vật, phương
tiện là các thiết bị được sử dụng để trộm cắp điện thì tùy từng trường hợp cụ
thể, người ra quyết định tịch thu phải tiến hành xử lý nhằm loại bỏ những tính
năng của thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi trộm cắp trước khi chuyển
cho cơ quan bán đấu giá.
Đối với tang vật, phương tiện của
một vụ vi phạm hành chính có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì người ra
quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đầu giá cấp tỉnh nơi có
tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá. Nếu tang vật, phương tiện của
một vụ vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng thì người đã ra quyết định tịch
thu phải giao cho cơ quan tài chính cấp huyện tổ chức bán đầu giá. Việc bán đầu
giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của
pháp luật về bán đấu giá.
Tiền thu được từ bán đấu giá
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, sau khi trừ các chi phí theo quy định
của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc
Nhà nước.
- Đối với tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp
pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền tịch thu phải
thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ
sở cơ quan người có thẩm quyền tịch thu; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ
ngày được thông báo công khai, nếu không các định được chủ sở hữu, người quản
lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm
quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
- Đối với tang vật, phương tiện
bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thì trả lại cho chủ sở hữu,
người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp.
- Chí phí lưu kho, phí bến bãi,
phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các khoản chi phí khác
phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính.
Không thu phí lưu kho, phí bến
bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu chủ tang
vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc không áp dụng
biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
4. Thời hạn ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được xác định như sau:
a) Đối với vụ việc đơn giản,
hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ban hành quyết định xử
phạt trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm
hành chính.
b) Đối với vụ việc có nhiều tình
tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định đối tượng
vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ban hành quyết
định xử phạt là ba mươi ngày, kể từ ngày lập biên bản.
5. Việc chấp hành quyết định xử
phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
điện lực được thực hiện theo Điều 16 của Nghị định só 74/2003/NĐ-CP và được hướng
dẫn cụ thể một số điểm về cưỡng chế thi hành quyết định và thẩm quyền ra quyết
định cưỡng chế như sau:
a) Sau thời hạn mười ngày kể từ
ngày được giao quyết định xử phạt, nếu cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp
hành thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh; Trưởng Công an cấp huyện,
Giám đốc Công an cấp tỉnh; Chánh Thanh tra Điện lực Sở Công nghiệp và Chánh
Thanh tra Điện lực Bộ Công nghiệp sẽ ra quyết định cưỡng chế theo quy định của
pháp luật.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi
phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế
thi hành bằng các biện pháp sau đây:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một
phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng;
- Kê biên tài sản có giá trị
tương ứng với số tiền phạt để bán đầu giá;
- Các biện pháp cưỡng chế khác để
thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; buộc
khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc
buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép.
b) Cá nhân, tổ chức nhận được
quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải
chịu mọi chi phí về tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Uỷ ban nhân dân các cấp và Thủ
trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan - có trách nhiệm tổ chức quán triệt, phổ
biến, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 74/2003/NĐ-CP và Thông tư
này.
2. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công nghiệp để xem
xét, giải quyết.