Thông tư 02/LĐTBXH-TT-1998 hướng dẫn chế độ nâng lương làm cơ sở tính lương hưu đối với cán bộ có thời gian làm chuyên gia ở nước ngoài do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | 02/LĐTBXH-TT |
Ngày ban hành | 11/02/1998 |
Ngày có hiệu lực | 26/02/1998 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký | Lê Duy Đồng |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính |
BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/LĐTBXH-TT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 2 năm 1998 |
Căn cứ văn bản số 3815/KGVX ngày 31/7/1997 và văn bản số 6454/KGVX ngày 16/12/1997 của Văn phòng Chính phủ về lương hưu của cán bộ làm chuyên gia ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn chế độ nâng bậc lương để làm cơ sở tính lương hưu đối với cán bộ có thời gian làm chuyên gia ở nước ngoài như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG.
1. Đối tượng thuộc diện xét nâng thêm bậc lương để làm cơ sở tính lương hưu bao gồm:
a. Cán bộ đã được Nhà nước cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài để trả nợ cho Nhà nước.
b. Cán bộ đã được Nhà nước cử đi làm chuyên gia ở nước ngoài để tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta và nước bạn.
2. Điều kiện để giải quyết phải có đủ cả 3 điều kiện sau:
a. Các đối tượng thuộc điểm 1 trên có thời gian làm chuyên gia đủ 3 năm (36 tháng) trở lên vào thời kỳ từ 31/12/1994 trở về trước;
b. Trong thời gian làm chuyên gia ở nước ngoài hưởng tiền lương do nước bạn trả và đã trích tiền lương để đóng đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội (phần cá nhân phải đóng) và những khoản đóng góp khác ở nước ngoài theo quy định của Nhà nước ta;
c. Hoàn thành nhiệm vụ công tác theo hợp đồng với nước bạn.
II. VIỆC GIẢI QUYẾT NÂNG LƯƠNG ĐỂ TÍNH LƯƠNG HƯU
Những đối tượng áp dụng theo quy định tại điểm 1 Mục I trên được giải quyết nâng lương để làm cơ sở tính lương hưu hoặc tính lại lương hưu (nếu đã nghỉ hưu) theo nguyên tắc sau:
1. Cứ tính theo chu kỳ 3 năm (36 tháng) kể từ ngày được nâng bậc lương lần cuối cùng trước khi đi làm chuyên gia ở nước ngoài đến khi về nước thì được nâng 1 bậc lương nữa.
Trường hợp sau khi tính theo chu kỳ 3 năm, cuối cùng còn lẻ thời gian từ 18 tháng trở lên thì được nâng thêm một bậc lương nữa.
2. Căn cứ để giải quyết nâng lương để tính lương hưu là dựa vào mức tiền lương cuối cùng trước khi nghỉ hưu của chuyên gia, cụ thể như sau:
a. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu và hưởng lương hưu theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì việc giải quyết nâng lương căn cứ theo các mức lương của bảng lương quy định tại Nghị định 235/HĐBT ngày 18/9/1985 để tính lại lương hưu.
Ví dụ: Một cán bộ được Nhà nước cử đi làm chuyên gia về giáo dục tại Angiêri từ tháng 2/1989, về nước tháng 1/1993 rồi nghỉ hưu. Trước khi đi chuyên gia được nâng lương 425 đồng từ tháng 12 năm 1988. Như vậy thời gian để tính chu kỳ 3 năm là từ tháng 12 năm 1988 đến tháng 1 năm 1993. Tổng cộng 4 năm 1 tháng, mức lương cuối cùng khi nghỉ hưu là 425 đồng.
Căn cứ vào hướng dẫn trên thì cán bộ này được nâng 1 bậc lương, từ 425 đồng lên 463 đồng. Còn 13 tháng lẻ không tính.
b. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu và hưởng lương hưu theo quy định tại Nghị định số 43/CP ngày 23/6/1993 của Chính phủ hoặc theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ thì việc giải quyết nâng lương căn cứ theo các mức tiền lương (hệ số) của bảng lương quy định tại Nghị định số 25/CP hoặc 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ để tính lại lương hưu.
Trường hợp nếu khi giải quyết nâng lương mà đã hết hệ số bậc lương của ngạch hiện giữ thì được vận dụng nâng lên hệ số mức lương liền kề ở ngạch trên.
Ví dụ: Một chuyên gia nguyên là Phó giáo sư, giảng viên chính có mức lương cuối cùng khi nghỉ hưu là 5,50 nay được nâng một bậc lương nhưng do ngạch lương giảng viên chính đã hết bậc lương thì được vận dụng nâng lên bậc lương 5,85 của ngạch lương giáo sư.
Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng để tính lương hưu thì lấy mức lương hưu cao nhất mới được nâng để tính bình quân tiền lương đã đóng bảo hểm xã hội trong 3 năm cuối. Sau đó lấy mức tiền lương liền kề để đóng bình quân tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội trong 2 năm còn lại
Ví dụ: Một cán bộ được Nhà nước cử đi làm chuyên gia từ tháng 4 năm 1991 về nước tháng 12 năm 1994. Trước khi đi làm chuyên gia được nâng lương 463 đồng tháng 2 năm 1991. Sau khi về nước được nâng lương hệ số 4,47 vào tháng 6 năm 1995 để nghỉ hưu. Như vậy thời gian để tính chu kỳ 3 là 3 năm 10 tháng. Cán bộ này được nâng 1 bậc lương từ 4,47 lên 4,75. Còn thời gian lẻ 10 tháng không tính.
Khi tính tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội trong năm cuối để tính lại lương hưu thì lấy mức lương 4,75 nhân với mức tiền lương tối thiểu của công chức Nhà nước ở thời điểm tính lại lương hưu để tính tiền lương bình quân đóng báo hiểm xã hội trong 3 năm cuối cùng. Sau đó lấy mức lương 4,47 để tính bình quân trong 2 năm sau đó. Cụ thể cách tính mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân để tính lương hưu là:
(4,75 x 144.000đ) x 36tháng + (4,47 x 144.000đ) x 24tháng |
|
|
|
= |
667.872 đ |
60 tháng |
|
|
1. Các Bộ, ngành ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh , thành phố có cán bộ thuộc đối tượng nêu tại điểm 1 Mục I Thông tư này chịu trách nhiệm thông báo và gửi bản kê khai quá trình làm chuyên gia (theo mẫu kèm theo Thông tư này) cho đối tượng.