Thông tư 01-TC-TT-1965 hướng dẫn thi hành Quyết nghị 37-NQ-TVQH-1964 và Thông tư 125-TTg-TN 1964 sửa đổi chính sách thuế sát sinh do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 01-TC-TT
Ngày ban hành 05/01/1965
Ngày có hiệu lực 20/01/1965
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trịnh Văn Bính
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-TC-TT

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 1965 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT NGHỊ SỐ 37-NQ-TVQH NGÀY 20-11-1964 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ THÔNG TƯ SỐ 125-TTG-TN NGÀY 31-12-1964 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI CHÍNH SÁCH THUẾ SÁT SINH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Kính gửi: các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính các khu tự trị, thành phố, tỉnh,

Căn cứ quyết nghị số 37-NQ-TVQH ngày 20-11-1964 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và thông tư số 125-TTg-TN ngày 31-12-1964 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi chính sách thuế sát sinh, Bộ Tài chính hướng dẫn cách thi hành cụ thể như sau:

I. VIỆC THU THUẾ SÁT SINH THEO ĐẦU CON VẬT GIẾT THỊT

Việc thu thuế sát sinh theo đầu con vật giết thịt áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp tư nhân giết thịt súc vật tự mình chăn nuôi hoặc được phép ghép tem phiếu lại để mổ thịt một con vật chia nhau ăn;

- Trường hợp các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã thủ công nghiệp, tổ hợp tác tiểu thương, các cơ quan xí nghiệp, công trường, lâm trường, nông trường, đơn vị vũ trang giết súc vật tự mình chăn nuôi;

- Trường hợp hợp tác xã mua bán xã được giao nhiệm vụ giết thịt để phân phối điều hòa trong nông thôn (nếu hợp tác xã mua bán xã làm ủy thác bán thịt của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm thì thuế sát sinh do Mậu dịch quốc doanh nộp).

Trong khi chờ đợi thu quốc doanh vào thương nghiệp kinh doanh thịt, Mậu dịch quốc doanh thực phẩm, các Công ty ăn uống, các cửa hàng ăn uống của Mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán huyện giết súc vật để bán thịt cho người tiêu thụ vẫn tiếp tục nộp thuế sát sinh 10% theo trọng lượng thịt (kể cả lòng) và giá bán thịt của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm như trước đây.

Trường hợp Mậu dịch quốc doanh thực phẩm giao súc vật sống cho các đơn vị vũ trang, công trường, nông trường, lâm trường v.v… đưa về đơn vị giết thịt thì Mậu dịch quốc doanh thực phẩm sẽ nộp thuế sát sinh theo trọng lượng thịt (kể cả lòng) rồi sẽ tính số thuế đó vào giá bán súc vật cho đơn vị mua coi như trường hợp bán thịt xô cho đơn vị mua.

II. VIỆC GIẢM THUẾ VÀ TRẢ TIỀN THUẾ SÁT SINH CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI

a) Mức giảm thuế:

- Cần phân biệt hai mức giảm thuế như sau:

1. Việc giảm thuế sát sinh 15% ở đồng bằng (20% ở miền núi) áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Người chăn nuôi (kể cả hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công, tổ hợp tác tiểu thương…) bán súc vật cho Nhà nước và được dành lại một phần thịt để sử dụng;

- Người chăn nuôi bán súc vật cho Nhà nước và theo kế hoạch phân phối của Mậu dịch quốc doanh thực phẩm giao súc vật sống tại chuồng cho các đơn vị vũ trang, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, hợp tác xã mua bán xã đưa về đơn vị giết thịt;

- Nhiều người chăn nuôi được phép ghép tem phiếu lại để mổ thịt một con vật chia nhau ăn.

2. Việc giảm thuế sát sinh 10% ở đồng bằng, (15% ở miền núi) áp dụng trong các trường hợp:

- Các tổ chức hợp tác và tư nhân giết súc vật tự mình chăn nuôi;

- Các trường hợp các quán ăn tập thể của các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, trường học, các đơn vị vũ trang giết súc vật cho cán bộ, công nhân viên lao động ngoài giờ chính quyền chăn nuôi với vốn vay của Ngân hàng hay là vốn của từng cá nhân góp lại.

b) Việc giảm miễn thuế sát sinh đối với súc vật bị tai nạn phải mổ thịt:

- Trường hợp do lụt, bão, cháy nhà, súc vật bị chết hay bị thương phải mổ thịt thì người chăn nuôi được miễn hẳn thuế sát sinh;

- Các trường hợp khác như súc vật bị hổ vồ, rắn cắn, sa hố, bị nắng, rét phải mổ thịt thì việc giảm thuế sát sinh sẽ do Ủy ban hành chính các huyện quy định căn cứ vào mức độ thiệt hại.

Nếu người khác mua súc vật bị tai nạn về mổ thịt bán thì phải nộp thuế sát sinh vào toàn bộ con vật theo mức trâu bò 18 đồng, lợn 6 đồng, dê 3 đồng một con.

c) Về việc giảm thuế sát sinh đối với súc vật giết thịt trong các đám ma, đám cưới ở miền núi, Liên bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc trung ương quy định trong thông tư riêng.

d) Cơ sở để tính tỷ lệ giảm thuế sát sinh: Để đơn giản thủ tục kế toán, để việc tính toán ở xã được dễ dàng, tỷ lệ giảm thuế sát sinh cho người chăn nuôi trong cả hai trường hợp bán súc vật cho Nhà nước hay tự mổ thịt con vật đều thống nhất tính trên mức thuế cố định (trâu bò 18 đồng, lợn 6 đồng, dê 3 đồng một con).

[...]