Thông tư 01/2007/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 01/2007/TT-BNV
Ngày ban hành 02/02/2007
Ngày có hiệu lực 08/03/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Đỗ Quang Trung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2007/TT-BNV

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2007 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XII VÀ BẦU CỬ BỔ SUNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2004-2009

Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 1077/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về công bố ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII;
Căn cứ Chỉ thị số 02/2007/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2009 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CUỘC BẦU CỬ

1. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII được tổ chức nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân cả nước tại cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

2. Thông qua cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo mỗi công dân sử dụng và phát huy quyền làm chủ của mình, lựa chọn, giới thiệu và bầu được những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đủ đức, đủ tài, xứng đáng làm đại biểu Quốc hội khóa XII.

3. Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội hóa XII và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2009 bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của toàn dân.

4. Quá trình chuẩn bị, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững trật tự, an toàn xã hội. Kịp thời phê phán, uốn nắn những biểu hiện mất dân chủ, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

II. TỔ CHỨC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

1. Các tổ chức phụ trách bầu cử

 1.1. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử:

Căn cứ quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các địa phương thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử gồm Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử theo đúng thành phần, số lượng quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội.

Việc thành lập Ủy ban bầu cử được tiến hành chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử, tức chậm nhất là ngày 14 tháng 02 năm 2007.

Sau khi thành lập Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo ngay với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử và Chính phủ (thông qua Bộ Nội vụ) về danh sách thành viên Ủy ban bầu cử kèm theo số điện thoại, số FAX, địa chỉ công tác cụ thể của từng thành viên.

Việc thành lập Ban bầu cử được tiến hành chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử, tức chậm nhất là ngày 21 tháng 3 năm 2007.

Việc thành lập Tổ bầu cử được tiến hành chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, tức chậm nhất là ngày 20 tháng 4 năm 2007.

Các cơ quan có trách nhiệm thành lập tổ chức phụ trách bầu cử cần lựa chọn những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được quần chúng tín nhiệm, hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm thực hiện công tác bầu cử tham gia Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử. Sau khi thành lập, các tổ chức phụ trách bầu cử phải tổ chức quán triệt những nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức phụ trách bầu cử đã được Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội quy định; thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện công tác bầu cử.

 1.2. Thay đổi thành viên tổ chức phụ trách bầu cử:

Trong trường hợp tổ chức phụ trách bầu cử bị khuyết thành viên do bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị chết hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục tham gia thành viên tổ chức phụ trách bầu cử thì Thường trực Hội đồng nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định việc thay đổi hoặc bổ sung thành viên tổ chức phụ trách bầu cử nếu thấy cần thiết.

2. Lập danh sách cử tri

Việc lập danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo từng khu vực bỏ phiếu. Để làm tốt công tác này, Ủy ban nhân dân cấp xã và Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cần cử những người có kinh nghiệm, nắm vững pháp luật tham gia công tác lập danh sách cử tri theo quy định tại Chương IV của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội.

Trong quá trình lập danh sách cử tri, cần lưu ý đến các trường hợp không được quyền bầu cử, bị tước quyền bầu cử hoặc được khôi phục quyền bầu cử theo quy định tại Điều 23 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Nghị quyết số 1078/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 29/01/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành "Hướng dẫn một số điểm về việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII".

Đối với trường hợp cử tri đi bỏ phiếu nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri theo quy định tại Điều 27 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chỉ huy đơn vị vũ trang cần chú ý ghi ngay vào danh sách bên cạnh tên cử tri "Đi bỏ phiếu nơi khác" sau khi đã cấp giấy chứng nhận cho cử tri đó đi bỏ phiếu nơi khác; tránh nhầm lẫn dẫn đến khiếu nại, tố cáo hoặc một cử tri có tên trong hai danh sách cử tri ở hai khu vực bỏ phiếu khác nhau.

Danh sách cử tri phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, những nơi công cộng chậm nhất 30 ngày trước ngày bầu cử, tức chậm nhất là ngày 20 tháng 4 năm 2007. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân theo dõi, kiểm tra, giám sát danh sách cử tri, tùy tình hình cụ thể ở từng địa phương, từng khu vực bỏ phiếu, có thể kết hợp việc niêm yết danh sách cử tri với việc họp cử tri giới thiệu danh sách cử tri của từng thôn, tổ dân phố, đơn vị vũ trang nhân dân.

3. Về phân chia khu vực bỏ phiếu

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ vào dân số, cử tri và điều kiện cụ thể của địa phương để phân chia khu vực bỏ phiếu và trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê chuẩn.

Trong việc phân chia khu vực bỏ phiếu, hạn chế tối đa việc chia nhỏ quá nhiều khu vực bỏ phiếu trong một đơn vị bầu cử, gây khó khăn cho việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác bầu cử.

4. Ứng cử và hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ