Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2003

Số hiệu 12/2003/QH11
Ngày ban hành 26/11/2003
Ngày có hiệu lực 10/12/2003
Loại văn bản Luật
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Văn An
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Quyền dân sự

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/2003/QH11

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003

 

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 12/2003/QH11 NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2003 VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Điều 2

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 3

Đại biểu Hội đồng nhân dân có những tiêu chuẩn sau đây:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Điều 4

Công dân có đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Luật này chỉ được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân không quá hai cấp; nếu đang là đại biểu Quốc hội chỉ được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.

Điều 5

Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cuộc bầu cử tiến hành dân chủ, đúng pháp luật.

Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật.

Điều 6

Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 7

Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử.

Trong trường hợp đặc biệt không thể tiến hành bầu cử theo đúng nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 8

[...]