Thông báo hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội giữa Việt Nam - Pháp

Số hiệu 13/2012/TB-LPQT
Ngày ban hành 12/11/2009
Ngày có hiệu lực 17/02/2012
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Pháp,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Lê Thế Tiệm,Hervé Bolot
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ NGOẠI GIAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 13/2012/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2012

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội, ký tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2012.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP VỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sau đây được gọi là “các Bên”;

Nhận thức về tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Chính phủ hai nước trong lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

Với mong muốn phát triển mối quan hệ hợp tác hiệu quả và trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến quyền lợi chung;

Với mong muốn góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm quốc tế;

Đã thỏa thuận những điều sau đây:

Điều 1. Phạm vi hợp tác

Các Bên tiến hành hợp tác kỹ thuật và nghiệp vụ trong lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội và dành cho nhau sự hỗ trợ trong các lĩnh vực sau:

1. Chống tội phạm có tổ chức;

2. Chống khủng bố;

3. Chống buôn bán người, lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em;

4. Chống buôn bán nội tạng, mô, tế bào, các bộ phận cơ thể người;

5. Chống nhập cư bất hợp pháp và tội phạm có liên quan;

6. Chống hàng giả và sản xuất hàng giả;

7. Chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất;

8. Chống tội phạm kinh tế, tài chính, đặc biệt là tội rửa tiền;

9. Đảm bảo an toàn các phương tiện giao thông đường không, đường thủy và đường bộ;

10. Chống ăn cắp, buôn bán bất hợp pháp vũ khí, đạn dược, chất nổ, chất phóng xạ, các hợp chất hóa học và các sản phẩm vi sinh cũng như các thiết bị nguy hiểm khác, hàng hóa và công nghệ cao dùng vào mục đích dân sự cũng như quân sự;

11. Chống buôn bán các phương tiện giao thông bị đánh cắp;

[...]