Thông báo hiệu lực Hiệp định về hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam - U-crai-na

Số hiệu 09/2011/SL-LPQT
Ngày ban hành 22/03/2010
Ngày có hiệu lực 14/01/2011
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Ucraina
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn,Ihor Pikovskiy
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ NGOẠI GIAO
--------

 

Số: 09/2011/SL-LPQT

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2011

 

THÔNG BÁO HIỆU LỰC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao (Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế) trân trọng thông báo:

“Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước U-crai-na về hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan”, ký tại Kiev ngày 22 tháng 3 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2011; và gửi kèm Bản sao lục Hiệp định theo quy định Điều 68 của Luật nêu trên.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh Nguyệt

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC U-CRAI-NA VỀ HỢP TÁC VÀ TƯƠNG TRỢ HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước U-crai-na (sau đây gọi là “các Bên ký kết”)

Nhận thấy rằng những vi phạm pháp luật Hải quan gây phương hại đến an ninh và sức khỏe cộng đồng, cũng như các lợi ích kinh tế, thương mại và tài chính của các quốc gia có liên quan;

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính chính xác thuế Hải quan và các thuế khác đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, xác định đúng về phân loại hàng hóa, giá trị và xuất xứ của hàng hóa đó cũng như việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp cấm, hạn chế và kiểm soát hàng hóa;

Nhận thấy rằng việc buôn lậu ma túy, các chất hướng thần và các tiền chất ma tuý gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và xã hội;

Nhận thấy sự cần thiết của hợp tác quốc tế trong các vấn đề liên quan tới việc áp dụng và thực thi pháp luật Hải quan;

Tin tưởng rằng các hành động chống vi phạm pháp luật hải quan có thể được thực hiện hiệu quả hơn với thông qua sự hợp tác giữa các Cơ quan Hải quan;

Trên cơ sở Khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác Hải quan về Hỗ trợ hành chính lẫn nhau, được thông qua ngày 05 tháng 12 năm 1953;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Định nghĩa

Theo Hiệp định này:

1. “Pháp luật hải quan” có nghĩa là các luật và các quy định pháp lý khác liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu, và quá cảnh hàng hóa hoặc các thủ tục hải quan khác, cũng như liên quan đến việc thu thuế, các loại phí và các khoản thu khác và việc áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế và kiểm soát của các Cơ quan Hải quan.

2. “Cơ quan Hải quan” đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa là Tổng cục Hải quan Việt Nam, đối với nước U-crai-na có nghĩa là Cơ quan Hải quan quốc gia U-crai-na.

3. “Vi phạm” có nghĩa là bất kỳ sự vi phạm hoặc cố tình vi phạm pháp luật Hải quan.

4. “Cơ quan Hải quan yêu cầu” có nghĩa là Cơ quan Hải quan đưa ra yêu cầu trợ giúp theo Hiệp định này hoặc nhận được hỗ trợ tương tự theo sáng kiến của Cơ quan Hải quan Bên kia.

5. “Cơ quan Hải quan được yêu cầu” có nghĩa là Cơ quan Hải quan được yêu cầu trợ giúp theo Hiệp định này hoặc cung cấp hỗ trợ tương tự theo sáng kiến của chính mình.

6. “Thông tin” có nghĩa là dữ liệu, bản báo cáo, hồ sơ và tài liệu có thể dưới hình thức thông tin điện tử hoặc dạng khác, hoặc các bản sao của các tài liệu nêu trên.

7. “Công chức” có nghĩa là công chức Hải quan.

8. “Người” bao gồm cả thể nhân và pháp nhân.

9. “Dữ liệu cá nhân” là tất cả tài liệu hoặc các thông tin được công bố công khai về cá nhân có thể nhận dạng được trong vi phạm hải quan.

Điều 2. Phạm vi của Hiệp định

[...]