Thông báo số 71/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 71/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 12/04/2006 |
Ngày có hiệu lực | 12/04/2006 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Quốc Huy |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2006 |
Trong hai ngày 30 và 31 tháng 3 năm 2006, tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc dưới sự chỉ trì của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và đồng chí Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; tham dự Hội nghị có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, lãnh đạo một số Sở, ngành của các tỉnh miền núi phía Bắc và đại diện các Bộ, Ban, ngành Trung ương. Hội nghị đã nghe một số báo cáo chuyên đề liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc và tập trung thảo luận, phân tích đánh giá những thành tựu, tồn tại, yếu kém, trong việc phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2005 và bàn giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 nhằm tạo điều kiện cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ và phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có hiệu quả Chương trình xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào miền núi; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải kết luận như sau:
Vùng trung du và miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái của khu vực Bắc Bộ và cả nước; là Vùng căn cứ địa cách mạng của nước ta qua nhiều thời kỳ, đã đóng góp to lớn sức người, sức của cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biêng giới phía Bắc và Tây Nam, Nhà nước đánh giá cao sự đóng góp và tinh thần yêu nước của đồng bào dân tộc vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nhất là trong 10 năm gần đây, với sự đầu tư lớn của Nhà nước, bộ mặt kinh tế - xã hội Vùng trung du, miền núi phía Bắc và miền núi phía Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã có sự thay đổi lớn, đạt được nhiều thành tựu về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, về xóa đói, giảm nghèo, về phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội… Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, nên đến nay, vùng này vẫn là vùng nghèo nhất, khó khăn nhất trong cả nước (thể hiện qua một số số liệu sau: dân số chiếm trên 13%, dân số cả nước, nhưng mới tạo ra khoảng 6% GDP chung của cả nước và nếu tính cả Nghệ An, Thanh Hóa thì chiếm trên 20% dân số và tạo ra khoảng 11% GDP của cả nước; thu nhập bình quân đầu người trong Vùng mới bằng khoảng 40% bình quân chung của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước (có tính tới 50-60% và có xã tới 80-90%)… Vì vậy, các Bộ, ngành cần nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách riêng, đặc thù cho Vùng; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, giúp các địa phương thực hiện xóa đói, giảm nghèo nhanh, không đẻ tái nghèo và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo với các vùng khác.
II. Những vấn đề cần tập trung giải quyết trong thời gian tới:
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vì chỉ có sản xuất hàng hóa mới đưa Vùng này thoát nghèo và giày lên được. Sản xuất hàng hóa ở Vùng này cần phải tập trung vào: trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc; phát huy lợi thế về khí hậu, đất đai rừng và các tiểu vùng khí hậu để phát triển các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện, vật liệu xây dựng… đây là những sản phẩm có lợi thế, sức cạnh tranh cao và tạo ra các sản phẩm để xuất khẩu. Đồng thời, phải có các giải pháp cụ thể: về vốn, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,… Các Bộ, ngành cần đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện giúp các địa phương, các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh doanh.
Các Bộ, ngành giúp các tỉnh có cửa khẩu biên giới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu, nhất là Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai để xuất khẩu sản phẩm hàng hóa qua thị trường Trung Quốc, tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt kế hoạch phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc trên đất liền.
Đây là lợi thế của miền núi. Cần phải có chính sách nhằm phát triển và bảo vệ được rừng, để đồng bào có thu nhập cao từ việc kinh doanh rừng. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đổi mới chính sách bảo vệ và phát triển rừng. Trước hết, nghiên cứu ban hành thực hiện thí điểm chính sách phát triển và bảo vệ rừng đối với các huyện biên giới, có thể lấy huyện Mường Tè làm thí điểm. Sau đó, tổng kết rút kinh nghiệp và bổ sung, hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện trong toàn Vùng.
4. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
a) Giao thông là vấn đề quan trọng nhất đối với các tỉnh miền núi, nếu giao thông không thuận lợi thì kinh tế - xã hội không thể phát triển nhanh hơn được. Kế hoạch 5 năm 2006-2010 là:
- Các tỉnh phấn đấu 100% xã có đường ôtô tới trung tâm xã, đi lại được quanh năm.
- Chính phủ đã quyết định cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới và hoàn thành cơ bản các tuyến đường quốc lộ trong Vùng vào năm 2010. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính tính toán, xác định các công trình cấp bách để có thứ tự ưu tiên đầu tư hợp lý. Đẩy mạnh việc thực hiện các Dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường bộ, đường sắt nối liền với đường bộ, đường sắt của Trung Quốc, hợp tác vận tải với Trung Quốc. Các dịch vụ vận tải qua Việt Nam vào Tây Nam Trung Quốc chi phí phải thấp hơn của Trung Quốc thì mới cạnh tranh được.
b) Về Chương trình 135:
Giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2005 các địa phương đã tập trung xây dựng các công trình phúc lợi như: Đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, thủy lợi, khai hoang cho các xã đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 5 năm 2006-2010, cần tập trung đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thủy lợi cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM |