Thông báo 434/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 434/TB-VPCP
Ngày ban hành 27/12/2016
Ngày có hiệu lực 27/12/2016
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Văn Tùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 434/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH PHÚ THỌ

Ngày 04 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm một số cơ sở kinh tế, xã hội và làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ. Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Bình, y viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc Hầu A Lềnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi nghe lãnh đạo Tỉnh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, giai đoạn 2016 - 2020 và một số đề xuất, kiến nghị của Tỉnh; ý kiến phát biểu của lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành tham dự, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Biểu dương sự cố gắng và những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ. Kinh tế - xã hội năm 2016 của Tỉnh phát triển khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt cao so với cùng kỳ năm trước. Giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có bước tiến bộ. Công tác cải cách hành chính được tập trung chỉ đạo; hoạt động xúc tiến đầu tư được đy mạnh, tạo thuận lợi đ thu hút đu tư. Các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội được quan tâm. An ninh, quốc phòng được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Môi trường đầu tư đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn bất cập; chỉ số năng lực cnh tranh cấp tỉnh còn ở mức trung bình (năm 2015 hạng 35/63). Doanh nghip địa phương, hp tác xã phát triển còn chậm; chưa có nhiều nhà đầu tư lớn. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ, quản lý môi trường còn bất cập. Tiềm năng phát triển dịch vụ, du lịch chưa được phát huy, do cơ sở hạ tầng thương mại, du lịch, dịch vụ chất lượng cao còn thiếu và yếu; môi trường kinh doanh du lịch còn nhiu hạn chế. Tái cơ cu nông nghiệp gn với xây dựng nông thôn mới tiến độ còn chậm; tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao; sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết nên năng sut thp. Tỷ lệ hnghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn cao. Tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

II. VỀ NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Về cơ bản thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và giai đoạn 2016 - 2020 mà Tỉnh đã đề ra; đồng thời nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu sau:

1. Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Tỉnh ln thứ 18 và Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh, phn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2017, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo.

2. Dư địa phát triển của Tỉnh còn lớn (vị trí thuận lợi, cơ shạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư tích lũy trong những giai đoạn trước; nguồn nhân lực có chất lượng khá; tinh thần đoàn kết nhất trí). Vì vậy, Tỉnh cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, theo hướng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc, đồng thời đóng vai trò ngày càng quan trọng trong vùng Thủ đô Hà Nội; từng bước phấn đấu để đến năm 2020 cơ bản tự cân đối được thu chi ngân sách địa phương.

3. Triển khai quyết liệt Kế hoạch hành động của Tỉnh thực hiện các Nghị quyết số 19, 35, 60 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đu tư công. Phú Thọ phải tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp. Đặt mục tiêu đến năm 2020 tăng gấp 2 lần số doanh nghiệp hiện nay, đạt từ 8 nghìn doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Khuyến khích, hỗ trợ và tôn vinh người dân, doanh nhân làm giàu chính đáng bằng đổi mới phương thức, mở rộng sản xuất kinh doanh. Chúng ta chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ; vì thế, thành tích phát triển doanh nghiệp, số việc làm mới tạo ra là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá thành tích chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, chính quyền các địa phương.

4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền. Phấn đấu trở thành một chính quyền đối thoại, lắng nghe và đồng hành với doanh nghiệp, người dân. Giữ vững kỷ cương hành chính, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có tinh thn cu thị lng nghe, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

5. Tăng cường quản lý đu tư xây dựng cơ bản; không phê duyệt và khởi công mới các dự án khi chưa xác định được nguồn vốn, không để phát sinh nợ mới. Thực hiện xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư trong mọi lĩnh vực (trong đó, Bộ Y tế cần nghiên cứu, đánh giá mô hình Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ về cơ chế tự chủ và xã hội hóa đầu tư). Quản lý chặt chẽ và sử dụng ngân sách bảo đảm đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

Tỉnh cần có chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể để các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Phú Thọ, Hà Nội và cả vùng Thủ đô, cần nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy hoạch đầu tư thêm cầu bắc qua sông Hồng, sông Đà. Với đc thù vị trí địa lý, Phú Thọ phải làm tốt vai trò kết nối với các tỉnh miền núi phía Bắc và trung tâm Hà Nội. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng tại thành phố Việt Trì một Trung tâm logistic để kết nối và phát huy lợi thế về giao thông thủy - bộ - đường sắt.

6. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực phát triển của Tỉnh. Phú Thọ phải trở thành địa phương đi đầu trong Vùng về phát triển du lịch, đề ra mục tiêu thu hút du khách gấp 3 lần, đạt khoảng 2 - 2,5 triệu lượt khách vào năm 2020. Đphát triển du lịch cần đặc biệt chú trọng đến bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể và các lợi thế tiềm ẩn khác, đổi mới sinh hoạt văn hóa, nếp sống cộng đồng; đó chính là nét đặc sắc thu hút du lịch bền vững cho Phú Thọ.

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, để trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, Tỉnh nên tham khảo các mô hình du lịch cộng đồng đã thành công tại một số địa phương. Đồng thời đưa các lễ hội, các hoạt động văn hóa trở nên gần gũi với đời sống người dân, mang tinh thần của người địa phương; tránh phô trương, hình thức, mang tính phong trào.

7. Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải cụ thể đến từng vùng, từng huyện và xã; phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ cao, hình thành vùng sản xuất chuyên canh; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn với xây dựng nông thôn mới; từng bước sản xuất sản phẩm nông nghiệp thực sự chất lượng, gắn với thương hiệu của Tỉnh.

8. Phát triển công nghiệp cần phải tập trung đi sâu vào các lĩnh vực thế mạnh của Tỉnh thay vì phát triển theo chiều rộng dẫn đến hiệu quả kém và ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan - vốn là thế mạnh của Phú Thọ; trong đó, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến giúp nâng cao giá trị của các sản phẩm nông lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

9. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường sống của Tỉnh và các địa phương trong lưu vực sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Đặc biệt chú trọng phát triển bền vững.

Nghiên cứu, tạo lập mô hình phát triển riêng thành phố Việt Trì để nhấn mạnh bản sắc, đặc trưng về thiên nhiên và di sản. Trong tương lai, Việt Trì phải trở thành thành phố di sản - sinh thái - lễ hội đặc trưng của người Việt; một thành phố xanh, sạch, đẹp, với quy mô dân số hp lý, là trung tâm của Vùng.

10. Giáo dục - đào tạo và y tế là những thế mạnh của Tỉnh; cùng với các lợi thế khác về giao thông, môi trường sinh thái, quỹ đất, Tỉnh có thể nghiên cứu thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước để trở thành một trung tâm y tế, giáo dục - đào tạo lớn của cả Vùng.

11. Huy động, lồng ghép các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh đầu tư ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chế độ, chính sách với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo.

Làm tốt công tác quản lý thị trường, ổn định giá cả; chăm lo đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, đối tượng chính sách trong dịp Tết Đinh Dậu - 2017.

12. Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; chú trọng công tác phòng chống tội phạm, quản lý địa bàn.

III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA TỈNH

1. Về đề nghị giới thiệu, định hướng một số nhà đầu tư có thế mạnh trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị; công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao: Tỉnh chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ và phối hợp với Tỉnh đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đu tư.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hoàn thiện Đề án xây dựng thành phố Việt Trì trở thành Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, thẩm định và trình duyệt theo quy định.

[...]