Thông báo 38/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Lào

Số hiệu 38/2015/TB-LPQT
Ngày ban hành 03/03/2015
Ngày có hiệu lực 03/10/2015
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Người ký Vũ Huy Hoàng,Khemmani PHOLSENA
Lĩnh vực Thương mại

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2015/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2015

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân o ký tại Viêng-chăn ngày 03 tháng 3 năm 2015, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 10 năm 2015.

Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân ongày 09 tháng 3 năm 1998 tại Viêng-chăn Bản thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân o về các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt - ongày 01 tháng 12 năm 2011 tại Viêng-chăn sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 10 năm 2015.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân o (dưới đây gọi tắt các Bên ký kết);

Với lòng mong muốn củng cố mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế - thương mại giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - o;

Ghi nhớ rằng hai Bên đều các thành viên của WTO khẳng định rằng Hiệp định này không có bất kỳ tác động nào đến các quyền nghĩa vụ của các Bên theo các hiệp định, thỏa thuận, các văn kiện khác có liên quan hoặc được ký kết dưới sự bảo trợ của WTO;

Kế thừa các Hiệp định thương mại đã ký giữa hai nước, với mong muốn cùng nhau thiết lập một khuôn khổ hợp tác thương mại chiến lược hướng tới quan hệ kinh tế hội nhập sâu rộng hơn nữa giữa các Bên ký kết,

Đã thỏa thuận như sau:

Chương 1.

MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC

Điều 1. Mục tiêu

Hiệp định thương mại này giúp tăng cường, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - o, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững lâu dài giữa hai nước.

Điều 2. Nguyên tắc

1. Hiệp định Thương mại này tạo hành lang pháp cho quan hệ thương mại hai nước phù hợp với các luật, quy định chính sách tương ứng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, phát huy hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - o.

2. Hiệp định Thương mại này hướng tới việc tạo thuận lợi tối đa trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cung ứng dịch vụ giữa hai Bên Hiệp định khung đặt ra định hướng cho các hoạt động thương mại dịch vụ có liên quan.

3. Với Hiệp định này, hai Bên ký kết cam kết dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thương mại hàng hóa dịch vụ.

Chương 2

TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Điều 3. Thương mại hàng hóa

1. Hai Bên ký kết sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các loại hàng hóaxuất xứ từ mỗi nước đáp ứng các điều kiện quy định tại Form S phù hợp với Thỏa thuận về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam - o, ngoại trừ các mặt hàng được nêu tại các Phụ lục của Hiệp định. Các Phụ lục này được tự động gia nạn trừ khi có thông báo của một Bên ký kết.

[...]