Thông báo 337/TWPCTT-VP năm 2018 về ý kiến kết luận của Bộ trưởng - Trưởng ban tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai

Số hiệu 337/TWPCTT-VP
Ngày ban hành 16/07/2018
Ngày có hiệu lực 16/07/2018
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai
Người ký Trần Quang Hoài
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
VĂN PHÒNG THƯỜNG TRC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 337/TWPCTT-VP

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Ngày 09/7/2018, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (Ban chỉ đạo) tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm dưới sự chủ trì của Bộ trưởng - Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường. Tham dự Hội nghị có thành viên Ban chỉ đạo là đại diện một số bộ, ngành; các thành viên Tổ giúp việc; lãnh đạo UBND, Ban chỉ huy PCTT và TKCN (Ban chỉ huy) 11 tỉnh miền núi phía Bắc; Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo và đại diện các cơ quan liên quan.

Sau khi nghe đng chí y viên thường trực - Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo báo cáo khái quát kết quả công tác của Ban chỉ đạo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phát biu ý kiến, Bộ trưởng - Trưởng ban kết luận và chỉ đạo như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Tiếp theo những kết quả đạt được trong năm 2017, 06 tháng đầu năm 2018, Ban chỉ đạo, thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc, Văn phòng thường trực đã triển khai quyết liệt, sáng tạo, toàn diện các nhiệm vụ được giao, nhất là việc kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ các thành viên, ban hành quy chế, kế hoạch công tác; kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác PCTT 2017, những tháng đầu năm 2018; chủ động ứng phó với các đợt mưa đá, dông lốc, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển...; tổ chức truyền thông với nhiều phương thức, hình thức đa dạng; huy động nguồn lực của doanh nghiệp, tổ chức, xã hội hỗ trợ công tác PCTT...

Bên cạnh nhng kết quả đã đạt được, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai nhiệm vụ của Ban chỉ đạo còn một số hạn chế, nhất là việc đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những chính sách đặc thù về PCTT; sự tham gia hoạt động Ban chỉ đạo của một số thành viên; hỗ trợ công cụ, trang thiết bị thiết yếu cho các thành viên Ban chỉ đạo để triển khai nhiệm vụ tại cơ sở; phối hợp giữa các Bộ, ngành trong thực hiện các hoạt động PCTT; củng cố nhân lực chuyên trách, trang thiết bị chuyên dùng cho các văn phòng thường trực, cơ quan tham mưu...

Trong thời gian tới, diễn biến thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường, diễn ra trên khắp các vùng miền trong nước và trên thế giới, đặc biệt là những ngày đầu mùa mưa lũ vừa qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, lũ lụt tại Nhật Bản, động đất tại Peru; trong điều kiện đã có những tổn thương lớn tại nhiều khu vực do thiên tai, nguy cơ gây thiệt hại trong mùa mưa bão năm 2018 là rất lớn, Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các bộ, ngành, địa phương (Ban chỉ huy) cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức cảnh giác, tính chủ động trong chỉ đạo, chỉ huy PCTT.

II. NHIỆM VỤ CHUNG

Kế thừa những kết quả đã đạt được từ những năm trước đây, để sẵn sàng chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, 06 tháng cuối năm 2018 các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc, Văn phòng thường trực thực hiện đầy đủ quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; phối hợp nhịp nhàng, hiệp đồng chặt chẽ, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; kế hoạch công tác năm 2018 của Ban chỉ đạo; nhiệm vụ, giải pháp được triển khai tại Hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai và tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc và các cơ quan liên quan triển khai nghiêm túc các quyết định, quy chế, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm gửi Ban chỉ đạo.

Thành viên Ban chỉ đạo từ các bộ, ngành tham mưu cho Bộ trưởng, trưởng ngành của mình để chỉ đạo rà soát, ban hành quy chế, phân công nhiệm vụ, kế hoạch công tác, sắp xếp Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy và tổ chức triển khai thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm tăng cường năng lực, trang thiết bị, nguồn lực, tăng dày mật độ trạm quan trắc, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, cảnh báo khí tượng thủy văn trong khu vực và trên thế gii nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; ban hành các bản tin, văn bản cảnh báo thiên tai với các loại hình thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai (không chỉ cảnh báo về mưa, gió, nhiệt độ) và gửi tới các cơ quan chỉ đạo điều hành, cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương.

3. Ban chỉ huy cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức Văn phòng thường trực Ban chỉ huy chuyên nghiệp, có cán bộ chuyên trách, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị tương xứng đảm bảo chủ động tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ PCTT trên địa bàn; rà soát lại quy chế, phân công nhiệm vụ, kế hoạch công tác, phương án, kịch bản ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ sát với tình hình thực tiễn và kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra, cắm bin cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm, mất an toàn; xây dựng lực lượng xung kích tại cơ sở; trang bị thiết bị thông tin cảnh báo thiên tai cho trưởng thôn, trưởng ban...; bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và Quỹ PCTT để chủ động triển khai các nhiệm vụ trên địa bàn.

4. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo rà soát tham mưu cho Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ theo dõi địa bàn đối với từng thành viên; sớm điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 66/NĐ-CP, Nghị định 94/NĐ-CP; hướng dẫn các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc sử dụng công cụ, trang thiết bị hỗ trợ để trin khai nhiệm vụ; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng Văn phòng thường trực chuyên nghiệp, thành lập đội xung kích ở cơ sở.

5. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy các bộ, ngành, địa phương duy trì thường trực, trực ban theo quy định, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo rà soát, tham mưu cho Ban chỉ đạo về điều hành liên hồ chứa, nhất là rà soát rõ trách nhiệm cụ thể của Ban chỉ đạo cấp trung ương, Ban chỉ huy cấp tnh, kiến nghị điều chỉnh những bất cập trong quy trình vận hành liên hồ; Tổ chức chu đáo diễn tập xả lũ hồ Hòa Bình theo quy trình vận hành và đảm bảo an toàn vùng hạ du.

Rà soát, đề xuất nhiệm vụ KHCN trọng tâm, nhất là nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; tham mưu cho Ban chỉ đạo gửi Bộ KHCN để đưa vào các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia.

Phối hợp với Ban chỉ huy tỉnh Lai Châu tổ chức đánh giá sâu sắc, toàn diện kết quả ứng phó với lũ quét, sạt lở đất từ ngày 23-26/7/2018 vừa qua để rút ra những bài học kinh nghiệm và phổ biến, triển khai căn cơ, bài bản cho các địa phương khác trong thời gian ti.

2. Tổng cục Phòng chống thiên tai tham mưu đôn đốc, hướng dẫn địa phương sớm triển khai xử lý khn cấp đê điều đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2018; triển khai xử lý sạt lở cấp bách vùng ĐBSCL theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tham mưu xây dựng, thực hiện công tác phòng chống sạt lở vùng ĐBSCL (bao gồm giải pháp công trình, phi công trình) theo Nghị quyết 120, nhất là xử lý sạt lở cấp bách sử dụng kinh phí dự phòng trung hạn.

3. Tổng cục Thủy lợi sớm chỉ đạo triển khai kế hoạch duy tu sửa chữa 83 hồ chứa xung yếu đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2018.

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo thông báo đ các cơ quan, cá nhân có liên quan biết, triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Lãnh đạo Ban chỉ đo;
- Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc;
- Các Bộ, ngành thành viên BCĐ;
- Ban chỉ huy các t
nh/tp;
- Văn phòng TT Ban chỉ đạo;
- Văn phòng TT Ban chỉ huy các tỉnh/tp;
- Tổng cục PCTT; Tổng cục TL;
- Lưu: VT, (Cục UP-03
b).

UVTT - CHÁNH VĂN PHÒNG




Trần Quang Hoài