Thông báo 22/2016/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định khung về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và U-ru-goay

Số hiệu 22/2016/TB-LPQT
Ngày ban hành 28/04/2016
Ngày có hiệu lực 14/04/2016
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ nước Cộng hòa Đông U-ru-goay
Người ký Trần Tuấn Anh,Luis Almagro
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2016/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định khung về thương mại và đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông U-ru-goay ký tại Mông-tơ-vi-di-ô ngày 09 tháng 12 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2016.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC T
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

HIỆP ĐỊNH KHUNG

VỀ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA ĐÔNG U-RU-GOAY

Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Đông U-ru-goay (sau đây gọi là “các Bên”):

Mong muốn nâng cao quan hệ hữu nghị và tinh thần hợp tác, mở rộng thương mại, đầu tư và tăng cường quan hệ kinh tế giữa các Bên trên cơ s bình đng và cùng có lợi;

Công nhận tầm quan trọng của việc khuyến khích môi trường thương mại và đầu tư quốc tế cởi m và có thể dự đoán trước;

Công nhận những lợi ích mà các Bên có thể thu được thông qua việc tăng cường hoạt động thương mại và đu tư quc tế, các biện pháp đu tư làm méo mó thương mại và các biện pháp bo hộ thương mại có thlàm giảm bớt các lợi ích đó;

Công nhận vai trò thiết yếu của đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, trong việc thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, mở rộng thương mại, cải thiện công nghệ, và nâng cao phát triển kinh tế;

Xem xét mong mun giảm các rào cản phi thuế để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc tiếp cận thị trường của nhau;

Xem xét Hiệp định giữa U-ru-goay và Việt Nam về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư có hiệu lực từ ngày 9 tháng 9 năm 2011;

Mong muốn đảm bảo rằng chính sách thương mại và môi trường ca mình sẽ cùng htrợ cho sự phát triển bền vng;

Ghi nhận mong muốn giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư giữa các Bên một cách nhanh chóng có thể;

Mong muốn củng cố hệ thống thương mại đa phương thông qua việc đóng góp vào thành công của Chương trình Phát trin Doha, tạo ra các cơ hội thương mại mới cho tất cả các thành viên của Tchức Thương mại Thế giới (WTO);

Ghi nh rằng các Bên đều là các thành viên của WTO và khng định rng Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (“Hiệp định này”) không có bất kỳ tác động nào đến các quyền và nghĩa vụ của các Bên theo các hiệp đnh, thỏa thuận, và các văn kiện khác có liên quan hoặc được ký kết dưới sự bảo trợ của WTO;

Theo đuổi việc thiết lập một cơ chế đi thoại sâu sắc hơn về các sáng kiến nhằm mở rộng thương mại và đầu tư thông qua việc tăng cường hợp tác và các tha thuận toàn diện hơn;

ĐÃ THỎA THUẬN như sau:

Điều 1.

1. Các Bên sẽ thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực vì lợi ích chung bằng cách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng cường trao đổi thông tin về kinh tế, thương mại và đầu tư, khuyến khích và tạo thuận lợi cho giao dịch giữa các doanh nghiệp các Bên.

2. Để thực hiện các mục tiêu nêu trong đoạn 1 trên đây, các Bên sẽ khuyến khích và to thuận li cho các hoạt động, bao gồm, nhưng không giới hạn những hoạt động sau:

(a) Đi thoại chính sách và trao đổi thường xuyên thông tin và quan điểm để thúc đy và mở rộng thương mại và đu tư giữa các Bên; Thúc đy cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế ở mi Bên;

(b) Chia sẻ các thông tin liên quan đến các vấn đề kinh tế và thương mại quan trọng cũng như những cản trở (nếu có) nhm thúc đy hợp tác kinh tế giữa các Bên;

[...]