Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông báo 216/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp bàn về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 216/TB-VPCP
Ngày ban hành 11/06/2013
Ngày có hiệu lực 11/06/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Hữu Vũ
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 216/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP BÀN VỀ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÚA GẠO, THỦY SẢN, CHĂN NUÔI

Ngày 08 tháng 6 năm 2013, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp bàn về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các cơ quan: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ủy ban kinh tế và Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; các hiệp hội: Lương thực Việt Nam, Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Cá tra Việt Nam; Hội chăn nuôi Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc. Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ một số nông, lâm, thủy sản năm 2012 và 5 tháng đầu năm 2013 và ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến như sau:

1. Đánh giá chung:

- Sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản 5 tháng đầu năm 2013 gặp nhiều khó khăn như hạn hán gay gắt trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, mặn xâm nhập sâu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thủy sản bùng phát ở một số địa phương; giá cả đầu vào sản xuất tăng nhưng giá nhiều loại nông sản, thực phẩm giảm do nhu cầu trong nước giảm và thị trường xuất khẩu giảm mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của ngành.

- Về sản xuất, tiêu thụ lúa gạo: Năm 2013, ước tính sản lượng lúa tăng so với năm 2012 và sản lượng gạo hàng hóa đạt khoảng 8,3 triệu tấn; xuất khẩu gạo từ đầu năm đến ngày 06 tháng 6 năm 2013 tăng 6,8% về lượng và 1,76 % về giá trị, nhưng giá xuất khẩu (giá FOB) giảm gần 22 USD/tấn so với cùng kỳ. Thị trường gạo thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: thị trường nhập khẩu gạo tập trung chưa rõ, các nước nhập khẩu có xu hướng giảm nhập và tăng sản xuất trong nước. Về lâu dài, nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn thiếu, nhưng trong ngn hạn ở từng vùng, từng khu vực, từng nước vẫn có những biến động về tăng ngun cung và giá gạo giảm, do đó cn phải theo sát đcó giải pháp ứng phó phù hợp.

- Đối với ngành chăn nuôi: Số lượng trâu, bò giảm; số lượng lợn và gia cm vn tăng nhưng giá bán sản phm dưới giá thành; người chăn nuôi, nht là chăn nuôi của hộ gia đình bị thua lỗ kéo dài đã ảnh hưởng đến thu nhập và tác động tiêu cực đến việc tái đàn trong thời gian tới.

- Sản xuất thủy sản cũng gặp khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ, bên cạnh đó dịch bệnh trên m vẫn xảy ra nên diện tích nuôi cá tra, tôm đều giảm.

2. Công tác chỉ đạo, điều hành:

Những khó khăn thách thức nêu trên, về cơ bản đã được dự báo từ đầu năm nên Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động có nhiều giải pháp ứng phó, khắc phục như bố trí lại diện tích, cơ cấu cây trồng, mùa vụ để phòng chống hạn, xâm nhập mặn; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, tăng tín dụng, hạ lãi suất, gia hạn nợ, cho vay mới để tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất... Đồng thời, Chính phủ có quyết định hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp mua tạm trữ 1 triệu tn quy gạo vụ đông xuân sớm hơn một tháng, nhằm tạo điều kiện để nông dân chủ động lựa chọn thời điểm bán lúa thích hợp, tránh bị ép giá; các địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp đã tích cực chỉ đạo thực hiện tốt việc mua tạm trữ, góp phần nâng giá mua lúa tăng thêm từ 100-150 đồng/kg.

Tuy nhiên, dự báo từ nay đến cuối năm tình hình sản xuất, tiêu thụ vẫn còn nhiều khó khăn; hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên vẫn có nguy cơ diễn ra diện rộng và mùa mưa bão đang đến gần; nhu cầu thị trường nông sản thực phẩm trong nước còn thấp, thị trường gạo thế giới bị tác động bởi lượng gạo dự trữ, tồn kho lớn của Thái Lan, n Độ và chính sách tự túc lương thực của các nước nhập khẩu; một số thị trường lớn về thủy sản cũng có xu hướng giảm nhập khẩu.

3. Để hỗ trợ tích cực cho sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản khắc phục khó khăn trong thời gian tới, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương:

a) Về một số giải pháp chủ yếu:

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết s02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; trong đó lưu ý chú trọng việc giảm lãi suất, gia hạn thời gian vay, tăng khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp và người sản xuất.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong Ban chỉ đạo Trung ương (Ban chỉ đạo 127) và các địa phương v chng buôn lậu và gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế dịch bệnh truyền lây qua biên giới.

- Tập trung mở rộng các thị trường xuất khẩu truyền thống, tiềm năng về nông sản, thủy sản; tích cực và chủ động đàm phán, trao đổi với các nước để gỡ bỏ các rào cản về thương mại.

- Đcao và tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, đồng thời từng hiệp hội cần sớm có giải pháp tăng cường kỷ cương để tăng hiệu quả, hiệu lực trong điều hành và ràng buộc trách nhiệm các thành viên chấp hành quy định, chỉ đạo của hiệp hội.

- Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, chủ động cung cấp, trao đổi thông tin để các cơ quan thông tin đưa tin chính xác, tạo dựng và củng cố lòng tin về thị trường và sản phẩm Việt Nam.

b) Đối với lúa gạo:

- Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc phân giao, động viên doanh nghiệp mua lúa gạo hè thu tạm trữ theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra chặt chẽ việc mua của các doanh nghiệp, góp phần kích giá thị trường, không để nông dân bị ép giá bán lúa; theo dõi chặt chẽ kế hoạch mua tạm trữ đkịp thời tháo gỡ khó khăn.

- Bộ Công Thương phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, thực hiện các biện pháp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiềm năng.

- Bộ Tài chính hướng dẫn giá thành sản xuất bình quân của vùng và giá lúa định hướng để nông dân chủ động lựa chọn thời điểm và giá bán.

Nghiên cứu, đề xuất tăng mức hỗ trợ cho hộ nông dân trực tiếp sản xuất lúa theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 về quản lý, sử dụng đt trng lúa.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại có cơ chế tăng vốn tín dụng cho vay đối với hộ nông dân để sản xuất, bảo đảm sinh kế trong khi chưa có điều kiện chuyển sang làm các ngành nghề khác; đồng thời tiếp tục xem xét việc khoanh nợ, giãn nợ và cho vay mới để nông dân, các doanh nghiệp có vốn đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương:

+ Tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách chuyển diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác, nhất là cây làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhưng vẫn bảo đảm sdụng lại đất để trồng lúa khi cần thiết, để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân, giảm áp lực về tiêu thụ lúa gạo, đặc biệt là lúa gạo chất lượng thấp.

+ Thực hiện các giải pháp hỗ trợ và xây dựng thương hiệu lúa gạo.

[...]