Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Quyết định 12-NN/BVTV/QĐ năm 1971 về việc ban hành quy định mẫu và chế độ cấp phát, sử dụng giấy chứng minh và trang phục kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ban hành

Số hiệu 12-NN/BVTV/QĐ
Ngày ban hành 21/04/1971
Ngày có hiệu lực 01/06/1971
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp
Người ký Lê Trung Đình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số:12-NN/BVTV/QĐ

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 1971

 

QUYẾT ĐỊNH 

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MẪU VÀ CHẾ ĐỘ CẤP PHÁT, SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG MINH VÀ TRANG PHỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP

Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy định mẫu và chế độ cấp phát, sử dụng giấy chứng minh và trang phục kiểm dịch thực vật”.

Điều 2. – Các ông Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Vụ trưởng Vụ kế hoạch, Vụ trưởng Vụ kế toán tài vụ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG




Lê Trung Đình

 

QUY ĐỊNH

MẪU VÀ CHẾ ĐỘ CẤP PHÁT, SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG MINH  VÀ TRANG PHỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Chương 1:

GIẤY CHỨNG MINH KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Điều 1. - Giấy chứng minh kiểm dịch thực vật chỉ cấp cho cán bộ chuyên trách công tác kiểm dịch thực vật có trình độ nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ và có tư cách, đạo đức tốt. Giấy chứng minh kiểm dịch thực vật do Cục bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp. Người được cấp phải mang theo giấy chứng minh khi thi hành nhiệm vụ.

Điều 2. - Nội dung giấy chứng minh kiểm dịch thực vật gồm có họ, tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng và ảnh, chức vụ, đơn vị của người được cấp, cơ quan cấp, số giấy chứng minh: ngày cấp và thời hạn có giá trị, v.v… có đóng dấu, ký tên thủ trưởng cơ quan cấp giấy.

Chương 2:

TRANG PHỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Điều 3. – Cán bộ kiểm dịch thực vật khi thi hành nhiệm vụ không những phải có giấy chứng minh kiểm dịch thực vật mà còn phải mặc đồng phục, có phù hiệu riêng theo mẫu như sau:

a) Mũ:  kiểu kê-pi.

b) Quần áo mùa đông: kiểu đại cán (quần âu dài, ống rộng vừa, áo 4 túi có nắp).

c) Quần áo mùa hè: quần âu dài, ống rộng vừa, áo sơ mi (đối với nam giới được mặc cộc tay) cổ bê, hai túi ngực có nắp và đường xếp ở giữa.

d) Phù hiệu đeo ở mũ (1): hình tròn đường kính 4cm, nền đỏ tươi, rìa viền hai đường màu vàng tươi, bên trong đường viền có 2 nhánh lúa gốc giao nhau ở phía dưới, ngọn ở phía trên, mầu vàng tươi. Mỗi bông lúa có một con rắn đuôi ở phía gốc, đầu ở phía ngọn, ở giữa 2 nhánh lúa có ngôi sao mầu vàng tươi, 5 cánh xòe đều với đường kính 5 mm.

đ) Phù hiệu đeo ở ve áo ([1]): hình bình hành có góc nhọn 45o, góc tù 135o, chiều ngang 4cm, chiều dọc 5,5 cm, nền màu xanh lơ đậm, ở giữa có nhánh lúa mầu vàng tươi, gốc ở phía mút ve áo, ngọn ở phía trên, có một con rắn mầu trắng quấn lấy bông lúa.

Điều 4. – a) Chỉ những cán bộ có giấy chứng minh kiểm dịch thực vật mới được mặc đồng phục theo quy định trên đây. Đối với những cán bộ này, thì ngoài mũ và phù hiệu được cấp phát không kỳ hạn, mỗi người cứ 2 năm được cấp phát 1 bộ quần áo mùa đông bằng dạ, 1 bộ quần áo mùa hè bằng vải kaki, 1 đôi giầy da và 2 đôi dép có quai sau. Nếu ở miền núi thì cứ 3 năm mỗi người còn được cấp phát 1 đôi ủng cao su và 1 áo mưa bằng vải bạt.

b) Trong thời gian quy định trên đây, người được cấp phát chỉ được dùng trang phục trong khi làm nhiệm vụ và phải giữ gìn sửa sang cẩn thận. Nếu thứ nào chưa hết hạn sử dụng mà người được cấp phát thôi việc hoặc chuyển công tác thì phải trả lại những thứ đó cho cơ quan đã cấp phát.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

[...]