Quyết định 983/QĐ-BGTVT năm 2012 phê duyệt Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016 của Bộ Giao thông vận tải”

Số hiệu 983/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 04/05/2012
Ngày có hiệu lực 04/05/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 983/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI”

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI);

Căn cứ yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016 của Bộ Giao thông vận tải” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, An toàn giao thông, Tài chính, Tổ chức cán bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN; Cục trưởng các Cục: Đường thuỷ nội địa VN, Đường sắt VN, Hàng hải VN, Hàng không VN, Đăng kiểm VN, Giám đốc Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c)
- Chủ tịch UBATGTQG (để b/c);
- Hội đồng PHCTPBGDPL của Chính phủ (để b/c);
- Uỷ ban ATGTQG (để phối hợp);
- Các Bộ: Tư pháp, Công an, Giáo dục và Đạo tạo (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng;
- Đ/c Nguyễn Hoàng Hiệp - PCT UBATGTQG;
- Đảng ủy Bộ GTVT;
- Công đoàn ngành GTVT VN;
- Lưu: VT, PC(08).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

ĐỀ ÁN

Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong ngành GTVT nói chung và PBGDPL về an toàn giao thông (ATGT) nói riêng là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về GTVT, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT cũng như người tham gia giao thông nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trong những năm qua (2008 - 2011), đặc biệt từ cuối năm 2010 đến nay, các cơ quan, đơn vị của ngành đã có nhiều hoạt động cụ thể triển khai thực hiện công tác này thông qua hàng loạt các biện pháp mang tính vi mô và vÜ mô. Các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Chương trình, Kế hoạch có liên quan đến công tác này đã được nhiều cấp ban hành từ trung ương đến địa phương; các hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, phong phú được triển khai để phù hợp với từng điều kiện, đối tượng cụ thể (như tổ chức hội thảo, hội nghị, hội thi, phát sách, tờ rơi, đăng báo, bản tin, gửi email, đăng trên website, Internet…); công tác tuyên truyền, phổ biến cũng hướng đến nhiều đèi tượng như: cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên; người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp và người tham gia giao thông...

Tuy nhiên, trong thực tế, các hoạt động PBGDPL về ATGT được thực hiện trong những điều kiện khó khăn và nhiều thách thức. Nguồn lực (nhân lực và vật lực) phân bổ cho hoạt động này còn hạn chế. Trong khi đó, nội dung PBGDPL rất đa dạng và địa bàn phổ biến, đối tượng phổ biến cũng rất khác nhau. .. Đó chính là lý do công tác PBGDPL về an toàn giao thông vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố bên ngoài ngành và lĩnh vực đã và đang gây ảnh hưởng đến hoạt động PBGDPL về ATGT, hạn chế phần nào hiệu quả, tác động tích cực vµ kết quả của công tác này. Số lượng tai nạn giao thông đã giảm trên cả 3 tiêu chí nhưng số vụ tai nạn vẫn cao, mức độ phức tạp và nghiêm trọng của tai nạn giao thông ngày càng tăng, trở thành mối quan tâm, bức xúc của xã hội. Hiện tượng “nhờn luật” trong hành vi vi phạm giao thông của giao thông đường bộ, đường sắt còn thường xuyên xảy ra và diễn biến phức tạp. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vô tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra.

Trong bối cảnh đó, cần thiết phải tiến hành, xây dựng Đề án này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động TTPBGDPL về ATGT để giúp cho các cơ quan làm chính sách, các cán bộ thực thi công tác này có một cái nhìn khách quan về kết quả đạt được và những vấn đề cần khắc phục để đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT, giảm thiểu tai nạn, từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.

1. Đối tượng, phạm vi của Đề án

a) Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở GTVT thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và các đối tượng được TTPBGDPL về ATGT, bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và người tham gia giao thông.

b) Phạm vi của Đề án: Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong giai đoạn 2007-2011, đề ra các giải pháp, chương trình đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác TTPBGDPL về ATGT giai đoạn 2012-2016 trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không; an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông; công tác TTPBGDPL về ATGT trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

2. Cơ sở pháp lý của Đề án

Các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật về công tác TTPBGDPL nói chung và công tác TTPBGDPL về ATGT nói riêng của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, UBATGTQG.

3. Cơ sở thực tiễn, lý luận của Đề án

Đề án được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải, trong đó có an toàn giao thông từ năm 2008 đến năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải, thông qua việc đánh giá kết quả thực hiện hàng năm Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ và kết quả một phần Đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải ở Việt Nam” do Vụ Pháp chế và Trường Quản lý cán bộ GTVT đang thực hiện. Đồng thời Đề án cũng được xây dựng dựa trên kết quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có liên quan như UBATGTQG, các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành, một số trường thuộc Bộ GTVT.

Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân khiến nhu cầu vận tải về người, hàng hoá cũng như hệ thống kết cấu hạ tầng và phương tiện giao thông tăng rất nhanh. Ở Việt Nam, vận tải đường bộ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nhu cầu vận tải. Nhu cầu vận tải đường bộ ở Việt Nam đang tăng lên làm cho khả năng xảy ra tai nạn giao thông cũng tăng lên.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ