Công điện 655/CĐ-TTg tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông do Thủ tướng Chính phủ điện
Số hiệu | 655/CĐ-TTg |
Ngày ban hành | 17/05/2012 |
Ngày có hiệu lực | 17/05/2012 |
Loại văn bản | Công điện |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 655/CĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2012 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ; |
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí đã có nhiều cố gắng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông chưa đáp ứng yêu cầu; tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông có chuyển biến bước đầu, song vẫn tiềm ẩn những diễn biễn phức tạp. Nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương vẫn chưa quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật đường sắt và các văn bản pháp luật liên quan và chưa xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông theo tinh thần của Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm an toàn giao thông.
Để tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân, đặc biệt nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan báo chí chỉ đạo triển khai thực hiện một số việc cấp bách sau:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng nhiều chuyên mục để tuyên truyền sâu rộng, chính xác về các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các cấp, các ngành, chú trọng tuyên truyền nhân tố điển hình, gương người tốt việc tốt trong việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phê phán tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; đồng thời cho thông báo công khai danh sách tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2. Các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội tăng cường phổ biến, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên của cơ quan, đơn vị mình nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan dự thảo quy định về tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công chức, Luật Viên chức.
4. Bộ Công an chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Thông tư số 38/2010/TT-BCA ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an về Quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Các cơ quan, tổ chức, địa phương khi nhận được thông báo của cơ quan Công an gửi thông báo về người có hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông phải có biện pháp để nhắc nhở, giáo dục người vi phạm và thông báo kết quả lại cho cơ quan Công an.
Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông để thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên báo, đài, truyền thanh địa phương. Riêng các hành vi vi phạm nghiêm trọng như chống người thi hành công vụ, uống rượu bia gây tai nạn giao thông, danh sách những người vi phạm gửi về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia để Ủy ban phối hợp với các cơ quan thông tin, thông báo trên thông tin truyền thông Trung ương.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin truyền thông, các báo, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố mở chuyên mục thông báo vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo tuần.
6. Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp, hỗ trợ các báo, đài địa phương thực hiện tốt việc thông báo công khai danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
7. Bộ Giao thông vận tải - Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm Công điện này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: -
Như trên; |
KT.
THỦ TƯỚNG |