UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số:
97/2007/QĐ-UBND
|
Pleiku,
ngày 07 tháng 11 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ
CHỨC, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM TRẬT
TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thi đua khen thưởng năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ Về một
số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Xét đề nghị của Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về thi đua,
khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thường trực Ban An toàn giao
thông tỉnh, Trưởng ban Thi đua, khen thưởng tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|
QUY ĐỊNH
VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 97/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm
2007 của UBND tỉnh Gia Lai)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh.
Quy định này quy định việc khen
thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân gương mẫu, có thành tích xuất sắc
trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nhằm khuyến khích các cơ
quan, tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung
là CBCC) tự giác chấp hành pháp luật về giao thông và tích cực tham gia công
tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
CBCC vi phạm pháp luật về giao
thông; cơ quan, tổ chức có nhiều CBCC vi phạm pháp luật về giao thông không được
xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng với mọi hình thức và lĩnh vực.
Điều 2.
Đối tượng điều chỉnh.
Quy định này áp dụng đối với cơ
quan, tổ chức, CBCC thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, bao gồm:
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể,
các ban đảng, các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang
các cấp và các đơn vị trực thuộc; Các cơ sở giáo dục; cơ sở y tế; các doanh
nghiệp nhà nước (gọi chung là tập thể);
2. Cán bộ, công chức, viên chức
theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 đang công tác tại các cơ quan, tổ chức,
đơn vị trên địa bàn tỉnh;
3. Cán bộ, công nhân, viên chức,
người lao động đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, trường học, đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân thuộc các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân trên địa
bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc khen thưởng.
1.
Bình xét công khai, khách quan, chính xác, công bằng, kịp thời.
2. Một
hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.
3. Kết
hợp động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4.
Hình thức khen thưởng, biểu dương.
1. Các hình thức khen thưởng, biểu
dương của địa phương:
a) Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
b) Giấy khen của Ban An toàn
giao thông (ATGT) tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, th? xã, thành phố
(gọi chung là cấp huyện); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã).
c) Biểu
dương tại Hội nghị An toàn giao thông và Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác của
UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị.
2. Ngoài những hình thức khen
thưởng, biểu dương nêu trên, tuỳ theo tính chất, mức độ thành tích trong công
tác giữ gìn TTATGT, các tập thể, CBCC sẽ được đề nghị khen thưởng ở mức cao
hơn.
Điều 5.
Thủ tục, hồ sơ khen thưởng
1. Thủ tục đề nghị tặng Bằng
khen của Chủ tịch UBND tỉnh gồm:
a) Tờ trình kèm danh sách đề nghị
khen thưởng của cơ quan, đơn vị;
b) Báo cáo thành tích có xác nhận
của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và kèm theo chứng nhận của Thường trực Ban ATGT
tỉnh.
2. Thủ tục đề nghị tặng Giấy
khen của Ban ATGT tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp xã gồm:
a) Tờ trình kèm danh sách đề nghị
khen thưởng của cơ quan, đơn vị;
b) Tóm tắt thành tích trong danh
sách trích ngang, có ý kiến xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
2.
Trường hợp tập thể, CBCC có thành tích xuất sắc đột xuất, thủ trưởng cơ quan, tổ
chức báo cáo tóm tắt thành tích, đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo
thủ tục đơn giản. Đối với trường hợp đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
phải có xác nhận của Ban ATGT cùng cấp.
3. Đối với những trường hợp được
đề nghị khen thưởng ở mức cao hơn, hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo Quy
định về Quy trình xét, đề nghị tặng danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước
và khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 151/2005/QĐ-UBND ngày 31/10/2005
của UBND tỉnh Gia Lai.
Điều 6.
Thời gian nhận hồ sơ khen thưởng
1. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị
Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đối với thành tích trong công tác bảo đảm
TTATGT hàng năm do Ban ATGT tỉnh hướng dẫn cụ thể theo từng năm.
Trường hợp đề nghị Chủ tịch UBND
tỉnh tặng Bằng khen về thành tích đột xuất, hồ sơ trình lên Ban Thi đua Khen
thưởng tỉnh; nếu tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng đột xuất, hồ sơ trình
lên Ban Thi đua khen thưởng tỉnh chậm nhất là 07 ngày, trước ngày tổ chức
Hội nghị
2. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị
Ban ATGT tỉnh tặng Giấy khen về thành tích trong công tác bảo đảm TTATGT
hàng năm do Thường trực Ban ATGT tỉnh hướng dẫn cụ thể theo từng năm.
Trường hợp đề nghị Ban ATGT tỉnh
tặng Giấy khen về thành tích đột xuất, hồ sơ trình lên Thường trực Ban ATGT tỉnh;
nếu tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng đột xuất, hồ sơ trình lên
Thường trực Ban ATGT chậm nhất 03 ngày, trước ngày tổ chức Hội nghị .
3. Các trường hợp đề nghị khen
thưởng ở mức cao hơn, hồ sơ trình lên Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh theo 2
đợt:
- Đợt 1: Chậm nhất ngày 30 tháng
01 hàng năm;
- Đợt 2: Chậm nhất ngày 15 tháng
5 hàng năm.
4. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị
Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã khen do Chủ tịch UBND cấp huyện
quy định.
Điều 7. Kinh phí khen thưởng
1. Tiền
thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen thực hiện theo quy định hiện hành của pháp
luật về thi đua khen thưởng.
2. Đối
với những tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc thì tùy theo khả
năng ngân sách của địa phương, đơn vị có thể tăng mức tiền thưởng để khuyến
khích. Việc tăng mức tiền thưởng do Ban ATGT các cấp đề xuất và số tiền thưởng
tăng so với quy định chung được trích từ kinh phí xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ phân bổ cho các Ban ATGT hàng năm.
Điều 8.
Không xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng
1. Tập thể có hành vi vi phạm
pháp luật giao thông hoặc có từ 02 CBCC trở lên vi phạm pháp luật về giao thông
và cá nhân CBCC vi phạm pháp luật về giao thông không được xét các danh hiệu
thi đua, khen thưởng trong năm với mọi hình thức, về mọi lĩnh vực.
2. Đối với cá nhân CBCC vi phạm
pháp luật về giao thông, hàng năm khi đánh giá công chức theo Quy định Ban hành
kèm theo Quyết định số 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05-12-1998 của Bộ trưởng - Trưởng
ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, tại mục Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà
nước không được cho điểm vượt quá mức điểm trung bình (6 điểm). Đối với lực lượng
quân đội, công an thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Điều 9.
Căn cứ xác định CNVC-LĐ vi phạm pháp luật về giao thông
1. Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi của tập thể,
CBCC vi phạm pháp luật về giao thông.
2. Thông báo của cơ quan, người
có thẩm quyền về việc tập thể, CBCC vi phạm pháp luật về giao thông.
3. Thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng (báo viết, báo hình và báo nói) về các hành vi của tập thể,
CBCC vi phạm pháp luật về giao thông, đã được cơ quan, đơn vị chủ quản xác minh
làm rõ.
Điều 10.
Thông báo hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao
thông của tập thể, CBCC.
1. Cơ quan có thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông phải
thông báo về tập thể vi phạm hoặc có CBCC vi phạm; đồng thời gửi thông
báo về Ban ATGT huyện, thị xã, thành phố nơi tập thể đứng chân, CBCC vi phạm cư
trú và Ban ATGT tỉnh để theo dõi, kiểm tra.
2. Trên cơ sở thông tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo hình và báo nói) về các hành vi
của tập thể, CBCC vi phạm pháp luật về giao thông, cơ quan, đơn vị chủ quản có
trách nhiệm xác minh làm rõ và thông báo về Ban ATGT huyện, thị xã, thành phố
nơi CBCC vi phạm cư trú, đồng thời gửi cho Ban ATGT tỉnh để kiểm tra, theo dõi.
3. Hàng tháng, Ban ATGT tỉnh có
trách nhiệm tổng hợp, thông báo danh sách tập thể, CBCC vi phạm pháp luật về
giao thông về Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố
để theo dõi, phục vụ công tác xét thi đua, khen thưởng.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11.
1. Ban
ATGT tỉnh có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện đối với các tập thể
thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này.
2. Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh
có trách nhiệm thường xuyên giám sát, kiểm tra để phát hiện và tham mưu đề xuất
thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng theo đúng tinh thần bản Quy định này
.
3. Trong quá trình tổ chức triển
khai thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh, Thường trực Ban ATGT và Ban
Thi đua khen thưởng tỉnh kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét để sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp ./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|