Quyết định 96/2007/QĐ-BNN về Quy chế Đăng kiểm tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 96/2007/QĐ-BNN
Ngày ban hành 28/11/2007
Ngày có hiệu lực 22/12/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Việt Thắng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 96/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Đăng kiểm tàu cá”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Quy chế này thay thế các quy định về đăng ký kiểm tàu cá của Quy chế Đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS, ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

Điều 3. Chánh Văn phòng; Vụ trưởng các Vụ; Chánh Thanh tra Bộ; Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Việt Thắng

 

QUY CHẾ

ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
(ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về việc đăng kiểm các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên.

2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng tàu cá nói lại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện các quy định của Quy chế này.

Điều 2. Đăng kiểm tàu cá

1. Đăng kiểm tàu cá là hoạt động quản lý về kỹ thuật, thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật từ khi thiết kế, đóng lắp và trong suốt quá trình sử dụng nhằm đảm bảo tàu cá hoạt động an toàn trong các điều kiện nhất định.

2. Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm: thân tàu, máy và các trang thiết bị hàng hải, khai thác thủy sản và các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lắp đặt trên tàu cá.

Chương 2:

HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

Điều 3. Nội dung công tác đăng kiểm tàu cá.

1. Duyệt hồ sơ thiết kế có liên quan đến việc đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá; các trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm lắp đặt trên tàu cá.

2. Kiểm tra an toàn kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa lớn và trong quá trình hoạt động.

3. Kiểm tra an toàn kỹ thuật cấp chứng chỉ an toàn kỹ thuật cho các trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá.

[...]