Quyết định 05/2006/QĐ-BTS ban hành Quy chế Đăng kiểm viên tầu cá do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

Số hiệu 05/2006/QĐ-BTS
Ngày ban hành 06/02/2006
Ngày có hiệu lực 05/03/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thuỷ sản
Người ký Lương Lê Phương
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ THỦY SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2006/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐĂNG KIỂM VIÊN TẦU CÁ BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN

Căn cứ Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP, ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tầu cá hoạt động thủy sản;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Đăng kiểm viên tầu cá”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng; Vụ trưởng các Vụ; Chánh Thanh tra Bộ; Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản; Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lương Lê Phương

 

 

QUY CHẾ

ĐĂNG KIỂM VIÊN TẦU CÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BTS ngày 06/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)

Thi hành Luật Thủy sản;

Thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP, ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tầu cá hoạt động thủy sản;

Nhằm nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đăng kiểm tầu cá;

Bộ Thủy sản quy định về Quy chế Đăng kiểm viên tầu cá, cụ thể như sau:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định việc tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm và quản lý hoạt động đối với Đăng kiểm viên tầu cá của các đơn vị Đăng kiểm tầu cá trực thuộc ngành Thủy sản.

Điều 2.

1. Đăng kiểm viên tầu cá (dưới đây gọi tắt là Đăng kiểm viên) là công chức, viên chức chuyên môn kỹ thuật, chuyên ngành tầu thuyền thuộc ngành thủy sản, đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghiệp vụ đăng kiểm tầu cá và được bổ nhiệm đăng kiểm viên theo các quy định của Quy chế này.

2. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu về Đăng ký tầu cá, các cán bộ, viên chức tốt nghiệp trung học, đại học các chuyên ngành khác có liên quan cũng được xem xét, đào tạo và bổ nhiệm đăng kiểm viên để thực hiện chức năng Đăng ký tầu cá.

Điều 3. Đăng kiểm viên có các nhiệm vụ sau đây:

1. Kiểm tra kỹ thuật hiện trường và thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng đã được kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của quy phạm, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật;

2. Xét duyệt thiết kế có liên quan đến đóng mới, sửa chữa, cải hoán, trang bị lại tầu cá, chế tạo vật liệu hoặc máy móc, thiết bị được sử dụng trên tầu cá;

3. Tham gia nghiên cứu khoa học, biên soạn quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm.

Điều 4.

[...]