Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 96/2003/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành

Số hiệu 96/2003/QĐ-BNN
Ngày ban hành 04/09/2003
Ngày có hiệu lực 25/09/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Huy Ngọ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 96/2003/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CỤC HỢP TÁC XÃ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ điều 19 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành hợp tác xã và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp; tổng hợp chính sách, chương trình phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước.

Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Trụ sở của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn được Bộ trưởng giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp, kinh tế hộ, kinh tế trang trại, điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn, tổng hợp chính sách, chương trình phát triển nông thôn trong cả nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cụ thể như sau:

1. Trình Bộ trưởng dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục.

2. Trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch năm năm và hàng năm, chương trình, dự án, đề án về hợp tác xã và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục theo sự phân công của Bộ trưởng.

3. Ban hành văn bản về nghiệp vụ quản lý; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành theo phân cấp của Bộ trưởng.

4. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy hoạch, kế hoạch; chương trình, dự án; tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành quản lý của Cục.

5. Về quản lý chuyên ngành:

a) Xây dựng trình Bộ trưởng về cơ chế, chính sách phát triển các tổ chức kinh tế nông nghiệp, nông thôn:

- Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn;

- Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn;

- Thống nhất quản lý về chính sách phát triển các loại hình hợp tác xã ở nông thôn; doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ; nông trường, lâm trường nhà nước.

- Tham gia quản lý về chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn;

- Xây dựng chính sách phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm; tham gia dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, lâm nghiệp; tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thuộc phạm vi quản lý của Cục.

b) Về phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị hoá nông thôn:

- Tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn;

- Thống nhất quản lý về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (y tế, giao thông, điện, trường);

- Tham gia xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý khai thác, sử dụng nước sạch ở nông thôn;

c) Thống nhất quản lý về công tác xây dựng và phát triển cộng đồng dân cư trong nông nghiệp và nông thôn:

- Hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch về định cư, tái định cư, điều chỉnh dân cư và lao động trong nông nghiệp, nông thôn;

[...]