UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số :
955/2004/QĐ-UB
|
Hà Nam, ngày 19
tháng 7 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ CÔNG NGHIỆP
TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Thông tư Liên tịch số: 02/2003/TTLT-BCN-BNV
ngay 29/10/2003 của Liên bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý
Nhà nước về công nghiệp ở địa phương;
- Theo đề nghị của Sở Công nghiệp Hà Nam và Sở Nội
vụ tỉnh Hà Nam;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Sở Công nghiệp tỉnh
Hà Nam có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Vị trí và chức năng:
Sở Công nghiệp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp-tiểu thủ
công nghiệp, bao gồm các ngành: Cơ khí, luyện kim, hoá chất (bao gồm cả hoá dược),
điện, khai thác khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dùng,
công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác, quản lý Nhà nước các dịch vụ
công thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Sở Công nghiệp do UBND tỉnh quản lý trực tiếp, toàn
diện đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của
Bộ Công nghiệp.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
2.1- Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các quyết định,
chỉ thị về quản lý các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
2.2. Xây dựng, trình Bộ Công nghiệp thoả thuận để
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp của địa
phương phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước và quy hoạch phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
2.3. Giúp UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và
kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển
công nghiệp đã được phê duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và
thông tin về các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.
2.4. Về quản lý cơ khí, luyện kim và hoá chất.
2.4.1. Tổ chức, chỉ đạo việc phát triển các sản phẩm
cơ khí, cơ - điện tử, tự động hoá, điện tử công nghiệp trọng điểm trên địa bàn.
2.4.2. Hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách của
Nhà nước, của Bộ Công nghiệp về hỗ trợ phát triển ngành cơ khí, luyện kim, hoá
chất và các sản phẩm cơ khí, cơ điện tử trọng điểm trên địa bàn.
2.5. Về quản lý điện:
2.5.1. Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các quy định
về quản lý điện nông thôn, phối hợp với Điện Lực Hà Nam, tổ chức thực hiện các
quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và bảo vệ các công trình
điện khác trên địa bàn.
2.5.2. Xây dựng quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh
để UBND tỉnh trình Bộ Công nghiệp phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
sau khi được phê duyệt.
2.5.3. Trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án đầu tư
công trình lưới điện hạ áp nông thôn theo phân cấp; chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành có liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt phương án giá điện trên địa bàn
thưo quy định khung giá của Chính phủ.
2.5.4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng
quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật
thuộc các tổ chức tham gia điện quản lý nông thôn.
2.5.5. Thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động điện
lực và sử dụng điện theo phân cấp của Bộ Công nghiệp và chỉ đạo của UBND tỉnh.
2.5.6. Quản lý chất lượng các công trình điện có cấp
điện áp đến 35 KV.
2.6. Về quản lý vật liệu nổ công nghiệp:
2.6.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên
địa bàn.
2.6.2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý váv vi phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn theo quy định
của pháp luạt.
2.7. Về quản lý khai thác khoáng sản:
Trình UBND tỉnh phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và kế
hoạch khai thác khoáng sản, các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đối với
các doanh nghiệp trực thuộc, sau khi có giấy phép khai thác khoáng sản do cơ
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp.
2.8. Về quản lý công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp
thực phẩm và công nghiệp chế biến khác.
2.8.1 Hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch
phát triển công nghiệp, tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến
khác trên địa bàn; chủ trì phối hợp với các cơ sở có liên quan xây dựng quy hoạch
tổng thể và chi tiết các cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu của từng ngành phù hợp
với quy haọch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để trình UBND tỉnh phê duyệt.
2.8.2. Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt các chương
trình, dự án phát triển ngành công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và
công nghiệp chế biến khác phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và
vùng nguyên liệu.
2.9. Về hoạt động khuyến công:
2.9.1. Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt các chương
trình, kế hoạch khuyến công trong các ngành công nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn
và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
2.9.2. Căn cứ tình hình triển khai kinh tế - xã hội
và yêu cầu công tác khuyến công của từng thời kỳ, trình UBND tỉnh danh mục các
ngành, nghề công nghiệp được hỗ trợ từ Quỹ khuyến công của tỉnh cho các đối tượng
thuộc mọi thành phần kinh tế trong các ngành công nghiệp của địa phương.
2.9.3. Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch
sử dụng Quỹ khuyến công của tỉnh; xét duyệt, cấp và quyết toán Quỹ khuyến công
theo quy định của UBND tỉnh.
2.10. Về quản lý các khu, cụm, điểm công nghiệp- tiểu
thủ công nghiệp và kinh tế tập thể.
2.10.1. Giúp UBND tỉnh chỉ đạo phát triển các khu,
cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với những ngành nghề phù hợp với
các quy hoạch phát triển công nghiệp và quy hoạch kinh tế- xã hội trên địa bàn.
2.10.2. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên
quan trình UBND tỉnh ban hành các quy định để thực hiện các cơ chế, chính sách
của Nhà nước ưu đãi về đầu tư, đất đai, tài chính, khoa học, công nghệ và bảo vệ
môi trường có liên quan đến xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng , di chuyển, xây dựng
mới khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
2.10.3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế lập dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa
bàn phù hợp với quy hoạch công nghiệp của tỉnh.
2.10.4. Tổ chức, hướng dẫn đào tạo nghề, truyền nghề
và phát triển nghề truyền thống; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm,
tham quan, khảo sát, liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế và t ham gia các hội
nghề nghiệp.
2.10.5. Hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể, mô
hình tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
phân loại các hợp tác xã và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho phát triển
kinh tế tập thể; xây dựng và phát triển các mô hình HTX kiểu mới.
2.11. Tham gia thẩm định hoặc thẩm định các dự án đầu
tư trong ngành công nghiệp của địa phương theo quy định của pháp luật; chủ trì
phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra hoạt động sản xuất
kinh doanh thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn.
2.12. Đề xuất những cơ chế, chính sách ưu đãi
riêng, phù hợp với điều kiện của địa phương để thu hút đầu tư trong và ngoài nước
vào phát triển công nghiệp trên địa bàn.
2.13. Trình UBND tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia
hạn giấy phép hoạt động điện lực, giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và
giấy phép khác theo phân cấp.
2.14. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy
định về kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt
an toàn lao động trong các ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
2.15. Thực hiện hợp tác quốc tế trrong lĩnh vực
công nghiệp được UBND tỉnh giao.
2.16. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa
học, công nghệ trong hoạt động công nghiệp, hướng dẫn thực hiện các quy định của
Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật,
chất lượng sản phẩm công nghiệp; xây dựng hệ thống thôn tin lưu trữ, cung cấp
tư tiệu về công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2.17. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động dịch vụ công
trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt
động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở.
2.18. Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước đối với các
Doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2.19. Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn UBND các
huyện, thị xã thuộc tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn.
2.20. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan để tổng
hợp, thống kê tình hình hoạt động công nghiệp trên địa bàn (bao gồm cả hoạt
động công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu
công nghiệp cao và công nghiệp ngoài quốc doanh) theo quy định của Bộ Công
nghiệp và UBND tỉnh.
2.21. Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước các hoạt động của Hội và tổ chức phi
Chính phủ thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo
quy định của Pháp luật.
2.22. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về
hoạt động công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2.23. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện
nhiệm vụ với UBND tỉnh và Bộ Công nghiệp.
2.24. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện
chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức, viên chức Nhà nước thuộc thẩm quyền; hướng dẫn việc thực hiện
quy chế chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ trong các ngành công
nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Sở.
2.25. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định
của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
2.26. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công
của UBND tỉnh.
Điều 2. Tổ chức bộ máy của
Sở Công nghiệp Hà Nam gồm:
1. Lãnh đạo Sở:
- Giám đốc Sở: Là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm
trước UBND tỉnh về toàn bộ các hoạt động của Sở.
- Phó giám đốc Sở: Là người giúp việc Giám đóc, phụ
trách một hoặc một số lĩch vực công tác do Giám đốc Sở phân công và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả công tác được giao.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở
gồm có:
2.1. Thanh tra
2.2. Phòng Tổ chức - Hành chính
2.3. Phòng Kế hoạch - Tài chính
2.4. Phòng quản lý điện năng
2.5. Phòng quản lý kỹ thuật- an toàn và vật liệu nổ
công nghiệp
2.6. Phòng Quản lý công nghiệp dân doanh và TTCN
Phòng do Trưởng phòng phụ trách và một Phó trưởng
phòng giúp việc (nếu thấy cần thiết).
3. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở gồm:
3.1. Trung tâm Tư vấn phát triển công nghiệp.
3.2. Trung tâm Khuyến công
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở: Giám đốc Sở
Công nghiệp phối hợp với Sở Nội vụ thống nhất đề án quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng đơn vị trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết
định thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế của Sở Công nghiệp thuộc biên chế
quản lý Nhà nước được UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm, theo đề nghị của Giám đốc
Sở Công nghiệp và Sở Nội vụ.
Điều 3. Giám đốc Sở Công
nghiệp căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của ngành và khả năng cán bộ, có trách nhiệm, sắp
xếp cán bộ nhân viên; quy định nhiệm vụ cụ thể, quy chế làm việc cho các phòng
chuyên môn hoạt động đúng nguyên tắc, luật pháp Nhà nước.
Điều 4. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số
203/QĐ-UB ngày 07/4/1997 của UBND tỉnh Hà Nam về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Công nghiệp tỉnh Hà Nam.
Điều 5 . Chánh Văn phòng
HĐND và UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã và các đơn vị có liên quan, căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ CN ( để b/c)
- TTTU, TTHĐND, UBND tỉnh (b/c)
- Như điều 5
- Lưu VT, NC
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Cương
|