Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 949/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 949/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/05/2011
Ngày có hiệu lực 10/05/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Sèn Chỉn Ly
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 949/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 10 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ quyết định số 2281/QĐ - TTg ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 1011 - 2015.

Xét đề nghị của Sở Lao động - TBXH tại tờ trình số: 27/TTr-LĐTBXH ngày 26/4/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2015, bao gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

1. Mục tiêu tổng quát:

Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khoẻ người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của nhà nước, tài sản của doanh nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh nói chung và công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động nói riêng.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Trung bình hàng năm giảm 6,5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện, sản xuất kim loại;

b) Trung bình hàng năm tăng thêm 2,5% doanh nghiệp, cơ sở tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, tăng 10% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 5% số doanh nghiệp, cơ sở được giám sát môi trường lao động;

c) Trung bình hàng năm tăng thêm 2,5% doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn – vệ sinh lao động;

d) Hàng năm có 200 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động; 300 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nghuy hiểm. 150 cán bộ làm công tác an toàn – vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động;

e) Đến năm 2015 có 5 làng nghề, 150 lượt hợp tác xã, 400 doanh nghiệp vừa và nhỏ được phổ biến thông tin phù hợp về an toàn – vệ sinh lao động;

g) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng lao động;

i) 100% vụ tai nạn lao động chết người được điều tra xử lý.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn – vệ sinh lao động; Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát về an toàn – vệ sinh lao động; huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh xã hội hoá về công tác an toàn – vệ sinh lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về lao động động; điều tra tai nạn lao động; nâng cao năng lực hiệu quả của cán bộ hoạt động an toàn lao động; xây dựng mô hình quản lý an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp;

Trang bị máy, thiết bị giám sát môi trường lao động, các thiết bị làm việc để tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn – vệ sinh lao động.

2. Các hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, phòng chống tai nạn lao động tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ cao như: Khai thác khoáng sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, sử dụng điện, xây dựng, tập trung vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Các hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến: Triển khai mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến; Hỗ trợ về nghiệp vụ y tế lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở để tổ chức khám, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động tại nơi làm việc; tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động.

4. Các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng: Triển khai huấn luyện, tuyền truyền cho người sử dụng lao động, người lao động về an toàn – vệ sinh lao động; tổ chức tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ, điều tra nhu cầu thông tin và huấn luyện. Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn lao động – vệ sinh lao động.

5. Các hoạt động của các Sở, Ngành, doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh của đơn vị, với nội dung về cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tiến tới cam kết thực hiện tốt công tác an toàn lao động – vệ sinh lao động và xây dựng văn hoá an toàn lao động.

6. Các hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình.

[...]