Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 94/2002/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết lần thứ 5 BCH TƯ khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 94/2002/QĐ-TTg
Ngày ban hành 17/07/2002
Ngày có hiệu lực 17/07/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Doanh nghiệp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 94/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHƯNH PHỦ SỐ 94/2002/QĐ-TTG NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 5 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ IX 

THỦ TƯỚNG CHƯNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2002/NQ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết đ̃ịnh này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội ngh̃i lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)


CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 5 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ VÀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, KHUYẾN KHÍCH VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

A. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu của Chương trình hành động (Chương trình) là khẳng định và bổ sung các nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương: tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, góp phần giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu của Chương trình là trên cơ sở quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu và nội dung của Nghị quyết để cụ thể hóa thành các văn bản pháp quy một cách đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, nhằm tạo môi trường thể chế thuận lợi và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết số 13 và số 14 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX.

B. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Đồng thời với việc thực hiện các chương trình hành động và các cơ chế chính sách hiện hành, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cần chủ động tổ chức triển khai thực hiện những công việc cụ thể sau đây:

I. TẠO MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ THUẬN LỢI, DỄ DÀNG TRONG KHỞI SỰ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện Luật Hợp tác xã trong năm 2002; tổng kết, xác định các tiêu chí để tiến hành phân loại hợp tác xã đã chuyển đổi và thành lập mới theo Luật; tuyên truyền, phổ biến các mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả.

2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ nay đến hết năm 2002 chỉ đạo xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số 146/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 31/2002/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2002 của Bộ Tài chính.

3. Trong quý I năm 2003, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về phương hướng và giải pháp xử lý các khoản nợ đã lên lưới thanh toán của các hợp tác xã phi nông nghiệp.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đến cuối quý II năm 2003 xử lý dứt điểm (chuyển đổi hoặc giải thể) các hợp tác xã nông nghiệp cũ tồn đọng (3.169 hợp tác xã).

5. Đến hết quý III năm 2002, các Bộ đã được giao nhiệm vụ phải tổ chức hướng dẫn thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển ngành, nghề nông thôn.

6. Trong quý II năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thành Đề án sửa đổi bổ sung Luật Hợp tác xã theo hướng: hoàn thiện các mô hình hợp tác xã kiểu mới, bao gồm hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã dịch vụ; đơn giản hóa thủ tục thành lập hợp tác xã và trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh; mở rộng đối tượng tham gia hợp tác xã; đa dạng hoá các phương thức và tài sản góp vốn; cải cách các dịch vụ hành chính công đối với hợp tác xã; phân định rõ quyền quản lý nhà nước của uỷ ban nhân dân các cấp; phân định rõ chức năng quản lý của Ban chủ nhiệm và chức năng điều hành của chủ nhiệm hợp tác xã.

7. Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp theo đúng Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện trong quý III, quý IV năm 2002 và quý I năm 2003 các biện pháp chính sách được Chính phủ nêu tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể là:

- Tổng hợp xây dựng các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[...]