Nghị quyết 14-NQ/TW năm 2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 14-NQ/TW
Ngày ban hành 18/03/2002
Ngày có hiệu lực 18/03/2002
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Nông Đức Mạnh
Lĩnh vực Doanh nghiệp

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 14-NQ/TW

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2002

 

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX

VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, KHUYẾN KHÍCH VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục...

Tuy vậy, kinh tế tư nhân nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất; còn có nhiều khó khăn vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội; nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động; không ít đơn vị vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép...

Quan điểm của Đảng trên một số vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân chưa được làm rõ để tạo sự thống nhất cao. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm của kinh tế tư nhân đại bộ phận có quy mô nhỏ và vừa; quản lý có phần buông lỏng và có những sơ hở, hạn chế việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân"; kinh tế cá thể, tiểu chủ "được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển"; kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm".

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm, có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn hiện nay, đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động công ích, hợp tác liên doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong những năm tới, cần làm tốt những nhiệm vụ sau đây:

1 -Thống nhất về các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. - Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển Ở cả nông thôn và thành thị; khuyến khích các hộ liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước..

- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Chăm lo bồi dưỡng giáo dục các chủ doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp đối Với kinh tế tư nhân nói chung cũng như trong từng doanh nghiệp. 2- Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã ban hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tư nhân theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm thể hiện đồng bộ, nhất quán các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, tính cụ thể, minh bạch và ổn định của pháp luật; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong luật pháp, thủ tục hành chính.

Quy định rõ những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế tư nhân không được phép kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; khi thay đổi các quy định cần có thời gian chuyển tiếp và chính sách bổ sung để doanh nghiệp thích ứng, giảm thiểu thiệt hại cho người kinh doanh. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động của kinh tế tư nhân; sửa đổi, bổ sung một số quy định theo hướng vừa tạo thuận lợi vừa chặt chẽ trong cấp đăng ký kinh doanh, theo yêu cầu một cửa, một dấu; nghiên cứu xây dựng hệ thống lý lịch tư pháp của công dân; rà soát lại, bãi bỏ những giấy phép, chứng chỉ hành nghề không cần thiết, gây khó khăn cho đăng ký kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời quản lý chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh những vi phạm của các đơn vị kinh tế tư nhân trong đăng ký kinh doanh và hoạt động cũng như những vi phạm của cơ quan, cán bộ nhà nước trong thi hành công vụ.

Làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Cổ vũ và biểu dương kịp thời những doanh nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bảo đảm lợi ích người lao động, tạo điều kiện cho tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân phát huy vai trò của mình trong doanh nghiệp. Bảo hộ sự phát triển, tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân.

3- Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách.

Tập trung sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn các điều kiện để phát triển; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, sửa đổi những quy định chưa phù hợp với trình độ, quy mô kinh doanh để kinh tế tư nhân có thể thụ hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tạo điều kiện, hỗ trợ những doanh.nghiệp nhỏ và vừa.

a) Chính sách đất đai

Sửa đổi, bsung Luật Đất đai theo hướng: Đối với đất ở của tư nhân đã được cấp quyền sử dụng, đất đang được tư nhân dùng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh do được chuyển nhượng lại một cách hợp pháp quyền sử dụng hoặc được Nhà nước giao đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, thì tư nhân đó được tiếp tục sử dụng mà không phải nộp thêm tiền thuê đất cho Nhà nước khi dùng đất này vào sản xuất, kinh doanh.

Nhà nước có chính sách xây dựng những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng cần thiết, có giá phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp, trong đó có kinh tế tư nhân, thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ việc sử dụng đất ở các vùng còn nhiều đất chưa được sử dụng, đất trống, đồi núi trọc.

Doanh nghiệp tư nhân được dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng hoặc góp cổ phần liên doanh với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho nhân dân. Trong khi chờ sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan, thí điểm thực hiện các chủ trương trên.

b) Chính sách tài chính, tín dụng

Thực hiện chính sách tài chính, tín dụng đối với kinh tế tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; bảo đảm để kinh tế tư nhân tiếp cận và được hưởng các ưu đãi của Nhà nước cho kinh tế hộ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho đầu tư theo các mục tiêu được Nhà nước khuyến khích. Nhà nước hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng chung giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...), tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Sớm ban hành quy định của Nhà nước về cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có doanh nghiệp của tư nhân. Tiếp tục đổi mới chế độ kê khai và nộp thuế phù hợp với đặc điểm của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vừa tạo thuận lợi cho người kinh doanh, vừa chống thất thu thuế có chính sách bảo hiểm rủi ro cho hoạt động của kinh tế tư nhân trong kinh tế thị trường; khuyến khích thành lập và tham gia quỹ bảo hiểm tương hỗ của các doanh nghiệp có sự hỗ trợ của Nhà nước. Ban hành quy định về đăng ký sở hữu tài sản, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh.

Kinh tế tư nhân được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn ngân hàng. Đơn giản hóa các thủ tục cho vay đi liền với tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho kinh tế tư nhân; bổ sung, sửa đổi một số quyết định để tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản thế chấp khi người vay không trả được nợ đến hạn. Sớm triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán phù hợp với trình độ của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tư nhân sử dụng dịch vụ kiểm toán; thực hiện công khai tình hình tài chính doanh nghiệp hàng năm.

c) Chính sách lao động - tiền lương.

Kinh tế tư nhân phải thực hiện đúng quy định của bộ Luật lao động về việc ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, thời gian làm việc, bảo đảm các điều kiện vệ sinh và an toàn lao động; bổ sung chế tài cần thiết để xử lý vi phạm.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ