ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HỚN
QUẢN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025-2030
(Kèm theo Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 21/4/2010
của UBND tỉnh)
I. Phân tích, đánh giá các yếu tố nguồn lực
và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
1. Các điều
kiện tự nhiên:
1.1. Vị trí địa
lý:
- Xem xét vị trí địa
lý từ đó ảnh hưởng đến tình hình và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của
huyện;
- Quan hệ của huyện
với các địa bàn lân cận, với tỉnh.
1.2. Địa hình ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội:
1.3. Đặc điểm tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Các yếu tố tự
nhiên: khí hậu, thời tiết, thủy văn đối với việc phát triển kinh tế và các vấn
đề xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp;
- Các loại tài nguyên
thiên nhiên: đất đai, rừng, khoáng sản...
2. Đặc điểm
xã hội:
- Tình hình phát
triển dân số, các yếu tố tác động đến phát triển dân số; tốc độ tăng tự nhiên,
cơ cấu tuổi v.v...;
- Lao động và nguồn
nhân lực; chất lượng lao động, cơ cấu lao động theo ngành nghề.
3. Đánh giá
thực trạng kinh tế - xã hội:
Trong phần này tập
trung phân tích làm rõ về xuất phát điểm của nền kinh tế, những gì đã làm được
và chưa làm được, tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, trình độ phát triển của từng ngành và lĩnh vực kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong từng ngành và lĩnh vực đã đúng và phù hợp chưa, đánh giá về mức
sống dân cư. Điều quan trọng cuối cùng là đưa ra được những kết luận phục vụ
cho việc xây dựng quy hoạch phát triển sắp tới. Các nội dung chính cần tập
trung làm rõ là:
3.1. Đánh giá khái
quát tình hình kinh tế - xã hội:
- Tăng trưởng kinh
tế chung và tăng trưởng kinh tế các ngành và lĩnh vực;
- Quy mô nền kinh
tế nói chung, từng ngành và lĩnh vực nói riêng;
-
Cơ cấu và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện;
-
Thu nhập và mức sống dân cư (so sánh với tỉnh);
-
Tình hình thực hiện đầu tư xã hội (từ các nguồn Trung ương, tỉnh, huyện và tư
nhân);
-
Tài chính, tín dụng, tình hình thu chi ngân sách.
3.2. Thực trạng
phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu:
3.2.1. Khu vực
I (nông - ngư - lâm nghiệp):
Cần đánh giá, phân tích tổng giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất của
khu vực I.
a) Nông nghiệp:
- Diện tích, năng
suất, sản lượng cây trồng; xu thế chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tình hình ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
- Quy mô, cơ cấu
đàn gia súc, gia cầm, sản phẩm chăn nuôi; tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất;
b) Ngư nghiệp:
- Diện tích, năng
suất, sản lượng, hiệu quả nuôi trồng thủy sản;
- Tình hình khai
thác thủy sản;
- Đánh giá chuyển
đổi cơ cấu ngành thủy sản.
c) Lâm nghiệp:
Đánh giá ngành lâm nghiệp trong thời gian qua.
d) Các trạm, trại
phục vụ phát triển khu vực I.
3.2.2. Khu vực
II (công nghiệp, xây dựng):
Phân tích, đánh giá tổng giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất của
khu vực II.
-
Công nghiệp chế biến, cơ khí sửa chữa (số cơ sở chế biến, sản lượng chế biến...);
- Tiểu thủ công nghiệp:
chủng loại ngành nghề, sản lượng sản phẩm;
- Sản phẩm công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu.
- Đánh giá hoạt động
ngành xây dựng.
3.2.3. Khu vực
III (thương mại, du lịch…):
Đánh giá, phân tích tổng giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất của khu
vực III.
- Các tổ chức dịch
vụ hiện có:
+ Đánh giá hoạt động
ngành thương mại (tổng mức luân chuyển hàng hóa, bán buôn, bán lẻ; hoạt động của
chợ nông thôn);
+ Xuất, nhập khẩu
(giá trị và hiện vật);
+ Hoạt động du lịch,
kết quả.
- Lĩnh vực văn
hóa - xã hội:
+ Thực trạng phát
triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, kết cấu hạ tầng xã hội nói chung, đánh giá
chung về mức sống dân cư, phân bổ lao động, giải quyết việc làm...;
+ Y tế và chăm sóc
sức khỏe cộng đồng: cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và tình hình hoạt động của
các cơ sở y tế;
+ Giáo dục và đào
tạo: số học sinh, phòng học, lớp học, giáo viên, kết quả hoạt động (giáo dục phổ
thông, dạy nghề);
+ Văn hóa, thông
tin, thể dục - thể thao: cơ sở vật chất phục vụ, kết quả hoạt động;
+ Các vấn đề xã hội
khác: xây dựng nhà ở, chăm sóc gia đình có công với Cách mạng, những người
không nơi nương tựa, xóa đói giảm nghèo...
3.2.4. Hệ thống
kết cấu hạ tầng:
- Thực trạng cơ sở
hạ tầng: bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cấp
thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình thủy lợi;
- Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống kết cấu hạ tầng;
- Đánh giá tình
hình sử dụng, hiệu quả sử dụng (với những chỉ tiêu cụ thể), mức độ đảm bảo của
nó đối với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn;
- Xác định những hạn
chế, tồn tại, khả năng khắc phục.
3.2.5. Vấn đề
khoa học, công nghệ và môi trường:
3.2.6. Thực trạng
phát triển đô thị và phân bố dân cư:
3.3. Đánh giá khái
quát chung:
- Những lợi thế;
- Những hạn chế;
- Những cơ hội
phát triển;
- Những khó khăn,
thách thức trong quá trình phát triển.
II. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Hớn Quản thời kỳ đến năm 2020:
1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến khả
năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện:
- Bối cảnh quốc tế
tác động đến phát triển kinh tế - xã hội huyện: Hội nhập, sự phát triển của các
tổ chức hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đa phương, song phương tác động đến
kinh tế của thị xã, buộc các sản phẩm trên địa bàn cần phải nâng cao khả năng cạnh
tranh, cải tiến mẫu mã...;
- Bối cảnh trong
nước, đặc biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh đến phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
2. Quan điểm
và mục tiêu phát triển:
2.1. Quan điểm:
Từ những phân tích
về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá các nguồn lực, lợi thế và hạn
chế của huyện, xem xét bối cảnh trong nước và quốc tế để xây dựng hệ thống các
quan điểm phát triển, làm hành lang cho việc xây dựng phương hướng và các
phương án quy hoạch cụ thể. Các quan điểm còn thể hiện định hướng sử dụng những
lợi thế, khắc phục những hạn chế, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, phương
châm khai thác các nguồn vốn, các thành phần kinh tế, ứng dụng khoa học công
nghệ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, quốc phòng an ninh
được giữ vững.
2.2. Mục tiêu phát
triển:
- Mục tiêu tổng
quát;
- Các mục tiêu cụ
thể (thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế và xã hội).
3. Luận chứng
các phương án phát triển:
- Xây dựng phương
án về dân số, lao động, việc làm;
- Xây dựng các
phương án về tăng trưởng kinh tế trên cơ sở xuất phát điểm đã đạt được. Mỗi
phương án cần tính toán:
+ Tổng giá trị sản
xuất (tính chung của nền kinh tế và từng khu vực);
+ Cơ cấu kinh tế:
Dự kiến xây dựng từ 2 - 3 phương án, sau đó phân tích lựa chọn 1 phương án;
+ Thu chi ngân
sách;
+ Xuất nhập khẩu;
+ Năng suất lao động
;
+ Đầu tư và cơ cấu
đầu tư.
4. Định hướng
phát triển các ngành và lĩnh vực:
4.1. Định hướng
quy hoạch sử dụng đất:
- Dự báo các phương
án sử dụng đất căn cứ vào định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực;
- Khai thác đất
chưa sử dụng.
4.2. Phát triển
các ngành và lĩnh vực:
4.2.1. Khu vực
I (nông - ngư - lâm nghiệp):
Quan điểm phát triển:
Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể:
a) Nông nghiệp:
- Tăng trưởng và
cơ cấu nội bộ ngành;
- Chỉ tiêu sản xuất
trồng trọt;
- Chỉ tiêu sản xuất
chăn nuôi;
- Xác định các nhu
cầu cần thiết để phát triển nông nghiệp.
b) Ngư nghiệp:
- Chỉ tiêu diện
tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản;
- Chỉ tiêu khai
thác thủy sản;
- Chuyển dịch cơ cấu
ngành thủy sản.
c) Lâm nghiệp:
Một số sản phẩm chủ
yếu của khu vực 1 được so sánh với tỉnh.
4.2.2. Khu vực
II (công nghiệp, xây dựng):
Quan điểm phát triển:
Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
a) Công nghiệp:
- Quy mô, tốc độ phát triển công nghiệp chung, cơ cấu các ngành công nghiệp;
- Xác định và phát
triển các ngành công nghiệp chủ đạo;
- Xác định các cụm
công nghiệp, làng nghề;
- Phát triển tiểu
thủ công nghiệp;
- Xác định các nhu
cầu cần thiết để phát triển công nghiệp.
b) Xây dựng:
- Quy mô, tốc độ
phát triển ngành xây dựng;
- Một số sản phẩm
chủ yếu của khu vực II phải được so sánh với tỉnh.
4.2.3. Khu vực
III (thương mại - dịch vụ...):
Quan điểm phát triển:
Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
a) Chỉ tiêu phát triển thương mại và du lịch (tổng mức lưu chuyển hàng
hóa, xuất nhập khẩu, mạng lưới thương mại, khách sạn nhà hàng, xây dựng hệ thống
chợ).
b) Tài chính -
ngân hàng:
c) Xuất, nhập khẩu
(giá trị và hiện vật):
d) Các lĩnh vực
văn hóa - xã hội:
- Phát triển nguồn
nhân lực;
- Y tế và chăm sóc
sức khỏe cộng đồng;
- Giáo dục - đào tạo;
- Văn hóa thông
tin;
- Thể dục thể
thao;
- Các vấn đề xã hội
khác;
* Một số chỉ tiêu
chủ yếu của khu vực III phải so sánh với tỉnh.
4.2.4. Phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Bao gồm các
ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp thoát nước, thủy
lợi;
- Xác định rõ vị
trí, quy mô, năng lực phục vụ, yêu cầu kỹ thuật.
5. Luận chứng
việc bố trí không gian lãnh thổ:
- Phân chia tiểu
vùng phát triển;
- Định hướng phát
triển đô thị;
- Định hướng phát
triển nông thôn;
- Định hướng chia
tách đơn vị hành chính.
6. Vấn đề bảo
vệ môi trường:
- Luận chứng về bảo
vệ môi trường sinh thái của huyện;
- Xác định những
lãnh thổ bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường, đề xuất
hướng giải quyết;
- Phát triển kinh
tế phải đảm bảo ổn định và bền vững. Vì vậy, các dự án phát triển kinh tế cần
được cân nhắc kỹ lưỡng từ khía cạnh bảo vệ môi trường, sinh thái.
7. Các dự án
ưu tiên đầu tư:
- Tên dự án;
- Mục tiêu của dự
án;
- Quy mô đầu tư;
- Địa điểm đầu tư;
- Hiệu quả đầu tư.
III. Các giải pháp chủ yếu:
a) Giải pháp huy động
vốn đầu tư;
b) Giải pháp về
đào tạo nguồn nhân lực;
c) Giải pháp về
khoa học công nghệ, môi trường;
d) Giải pháp về cơ
chế chính sách;
đ) Giải pháp về tổ
chức thực hiện.
IV. Kết luận và kiến nghị:
- Kết luận;
- Kiến nghị.