Quyết định 932/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ Xây dựng mô hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 932/QĐ-BNN-KHCN |
Ngày ban hành | 26/06/2013 |
Ngày có hiệu lực | 26/06/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Đinh Vũ Thanh |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 932/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN NĂM 2013
NHIỆM VỤ: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM, XỬ
LÝ PHẾ PHỤ PHẨM TRỒNG TRỌT NHẰM GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2009-2015;
Căn cứ Quyết định số 2245/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề cương, tổng dự toán thực hiện nhiệm vụ "Xây dựng mô hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng";
Căn cứ Quyết định số 262/QĐ-BNN-KHCN ngày 07/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch năm 2013 thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Xét Tờ trình số 106/TTr-MTNN ngày 5/2/2013 và Đề cương chi tiết thực hiện năm 2013 của Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam lập;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013, nhiệm vụ "Xây dựng mô hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng", giao cho Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, chi tiết như sau:
1. Xây dựng các mô hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại 3 tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương;
a. Xây dựng mô hình thu gom và sản xuất biochar từ rơm rạ với quy mô 10 tấn phế phụ phẩm/ điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh);
b. Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải bằng công nghệ ủ compost với quy mô 10 tấn phế phụ phẩm/điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh);
c. Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải sau trồng nấm bằng công nghệ làm phân hữu cơ vi sinh quy mô 10 tấn/điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh);
d. Xây dựng mô hình ứng dụng biochar và compost, phân hữu cơ vi sinh trong canh tác lúa: (1ha/mô hình x 3 mô hình x 3 tỉnh x 2 địa điểm);
e. Tổ chức hội thảo kết đánh giá: “Hiệu quả xây dựng các mô hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính".
II. Phương pháp và kỹ thuật thực hiện:
- Tiếp cận kế thừa: Thông qua các kết quả nghiên cứu trước của đơn vị để lựa chọn và ứng dụng các công nghệ vào các mô hình sản xuất để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt chi phí sản xuất.
- Tiếp cận theo phương pháp có sự tham gia cộng đồng (PA): cách tiếp cận này dựa vào chính các chủ gia đình, đưa tiến bộ kỹ thuật và đặt lợi ích của họ lên hàng đầu để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển môi trường bền vững.
- Tiếp cận hệ thống: Sự thay đổi về tập quán trong sản xuất là một quá trình chuyển biến lâu dài, đòi hỏi không chỉ có tiền đề về kỹ thuật mà còn phải có sự thay đổi căn bản về nhận thức, hệ thống tổ chức sản xuất và sự chấp nhận của xã hội. Vì vậy, để xây dựng và đề xuất được mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, có tính khả thi cao và bền vững cần phải dựa trên điều kiện thực tiễn của hệ thống sản xuất, dựa trên ý nguyện của các bên tham gia và sự chấp nhận của toàn xã hội thông qua việc chấp nhận sản phẩm được sản xuất. Với yêu cầu đó, sẽ tiếp cận theo hệ thống dựa trên phân tích mối quan hệ: chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để đề xuất mô hình tổ chức sản xuất cải tiến ứng dụng trong thực tiễn;
- Tiếp cận theo vùng: Lựa chọn các tỉnh khác nhau đại diện cho vùng.
- Hội thảo tham vấn cộng đồng: thu thập ý kiến đánh giá hiệu quả các mô hình thu gom, xử lý phế phẩm nông nghiệp.
III. Thời gian, tiến độ thực hiện:
TT |
Nội dung/hoạt động |
Thời gian |
1 |
Xây dựng các mô hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm trồng trọt nhằm giảm phát thải khí nhà kính |
|
a. |
Xây dựng mô hình thu gom và sản xuất biochar từ rơm rạ với quy mô 10 tấn phế phụ phẩm/ điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh); |
1/2013 - 12/2013 |
b. |
Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải bằng công nghệ ủ compost với quy mô 10 tấn phế phụ phẩm/điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh) |
1/2013 - 12/2013 |
c. |
Xây dựng mô hình thu gom và xử lý chất thải sau trồng nấm bằng công nghệ làm phân hữu cơ vi sinh quy mô 10 tấn/điểm (2 điểm/tỉnh x 3 tỉnh) |
1/2013 - 12/2013 |
d. |
Xây dựng mô hình ứng dụng biochar và compost, phân hữu cơ vi sinh trong canh tác lúa: (1ha/mô hình x 3 mô hình x 3 tỉnh x 2 địa điểm) |
1/2013 - 12/2013 |
e. |
Tổ chức 2 cuộc Hội thảo tại 2 tỉnh: Hải Dương và Thái Bình |
8/2013 - 10/2013 |
TT |
Tên sản phẩm |
Yêu cầu |
Sản phẩm chính: |
||
1 |
Mô hình thu gom và xử lý phế phụ phẩm trồng trọt sản xuất than sinh học |
Các mô hình có khả năng nhân rộng, thực tiễn và phù hợp quy mô nông hộ ở 3 tỉnh điểm thuộc vùng đồng bằng sông Hồng được địa phương chấp thuận. |
Báo cáo đánh giá xây dựng mô hình |
||
2 |
Mô hình thu gom và xử lý phế phụ phẩm trồng trọt ủ phân compost |
|
Báo cáo đánh giá xây dựng mô hình |
||
3 |
Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm sau trồng nấm |
|
Báo cáo đánh giá xây dựng mô hình |
||
4 |
Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2013 |
Được Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua |