BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 903/QĐ-BNN-HTQT
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 05 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT BÁO CÁO KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN “PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA
CẦM, CÚM Ở NGƯỜI VÀ DỰ PHÒNG ĐẠI DỊCH Ở VIỆT NAM” (VAHIP), GIAI ĐOẠN 2011-2014
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành
Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức;
Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài
thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Quyết định số 756/QĐ-BNN-HTQT ngày 18/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt nội dung sử dụng nguồn vốn bổ
sung cho Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch
ở Việt Nam” (VAHIP), giai đoạn 2011-2014;
Xét đề nghị của Ban điều phối dự án VAHIP tại công văn số 760/DANN-VAHIP ngày
26/4/2011 về việc phê duyệt Báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường dự án VAHIP giai
đoạn 2011-2014;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm,
cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam” (VAHIP) giai đoạn 2011-2014 (tài
liệu đính kèm).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị liên quan
thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế, Trưởng ban quản lý các Dự án Nông
nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, TP, NG;
- UBND các tỉnh tham gia Dự án;
- Các Vụ: KH, TC, KHCN&MT;
- Các Cục: Thú y, Chăn nuôi;
- Lưu VT, HTQT (VTHH-35).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần
|
BÁO CÁO
KẾ
HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HỢP PHẦN A – DỰ ÁN AF - HỢP PHẦN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 903/QĐ-BNN-HTQT ngày 05/5/2011)
TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT
NGỮ
AHI
|
Cúm gia cầm và cúm ở người
|
AI
|
Cúm Gia cầm
|
AIERP
|
Dự án Khắc phục Khẩn cấp dịch cúm Gia cầm
|
APMB
|
Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp
|
BCC
|
Truyền thông thay đổi hành vi
|
CAHW
|
Cán bộ thú y cơ sở
|
DAH
|
Cục Thú y
|
DARD
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
DLP
|
Cục Chăn nuôi
|
DOH
|
Sở Y tế
|
EIA
|
Đánh giá Tác động Môi trường
|
EMP
|
Kế hoạch Quản lý Môi trường
|
FAO
|
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ
|
GPAI
|
Chương trình Toàn cầu về Phòng chống cúm
Gia cầm và Đại dịch cúm ở Người
|
HPAI
|
Cúm Gia cầm có Độc lực cao
|
MARD
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
MOH
|
Bộ Y tế
|
MONRE
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
NGO
|
Tổ chức phi Chính phủ
|
NSCAHI
|
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống cúm Gia
cầm và cúm ở Người
|
NVDC
|
Trung tâm Chẩn đoán Thú y Quốc gia
|
OIE
|
Tổ chức Thú y Thế giới
|
OPI
|
Chương trình Hành động Quốc gia Phòng chống
cúm Gia cầm và Cúm ở Người cho năm 2006-2010 (Sách Xanh)
|
PCU
|
Ban Điều phối Dự án
|
PIA
|
Cơ quan Thực hiện Dự án
|
PIP/PIM
|
Kế hoạch/Sổ tay thực hiện Dự án
|
PPC
|
Ủy ban nhân dân tỉnh
|
PHRD
|
Quỹ Phát triển Nguồn nhân lực và Chính sách
(Nhật Bản)
|
PPMU
|
Ban quản lý dự án tỉnh
|
RAHO
|
Cơ quan thú y vùng
|
VAHIP
|
Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở
người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam
|
WHO
|
Tổ chức Y tế Thế giới
|
TÓM TẮT
Dự án PHÒNG CHỐNG
DỊCH CÚM GIA CẦM, CÚM Ở NGƯỜI VÀ DỰ PHÒNG ĐẠI DỊCH Ở VIỆT NAM (VAHIP) được thực
hiện từ năm 2007 đến năm 2010 tại 11 tỉnh dự án. Theo kế hoạch, dự án sẽ kết
thúc vào ngày 30/6/2011, tuy nhiên, tại thời điểm này, cúm gia cầm độc lực cao
H5N1 vẫn chưa thể được thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam cũng như các quốc gia
bị lây nhiễm khác. Để duy trì và củng cố những kết quả đã đạt được trong dự án
VAHIP giai đoạn 2007-2010, một khoản tài trợ bổ sung cho dự án VAHIP trong giai
đoạn từ 2011-2014 đã được WB cam kết hỗ trợ.
Trong giai đoạn dự án
2007-2011, theo kế hoạch bảo vệ môi trường, các phương tiện và thiết bị nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được Ban quản lý dự án các tỉnh trang bị để
sẵn sàng hoạt động. Nước thải, khí thải và chất thải rắn sinh ra trong quá
trình vận hành chợ gia cầm Hà vĩ và khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn sẽ
được xử lý an toàn bằng các phương tiện đã được xây dựng và trang bị trong giai
đoạn này.
Nhằm giảm thiểu nguy
cơ ô nhiễm môi trường trong quá trình xét nghiệm cúm gia cầm; vận hành chợ gia
cầm Hà vĩ và khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn, một kế hoạch bảo vệ môi
trường trong thời gian ba năm từ 2011-2014 đã được xây dựng, giúp ban quản lý
dự án các tỉnh, các phòng thí nghiệm thú y có kế hoạch thực hiện.
Trong khuôn khổ nguồn
tài trợ bổ sung, một số hoạt động trong kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ được lồng
ghép vào các hoạt động của dự án (tập huấn, cung cấp dụng cụ bảo hộ, thuốc sát
trùng, vật tư tiêu hao). Hầu hết các khóa đào tạo trong giai đoạn này đều có
liên quan tới an toàn sinh học và an ninh sinh học trong phòng thí nghiệm,
trong buôn bán vận chuyển, giết mổ và tiêu hủy gia cầm.
Để giám sát việc tuân
thủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dự án sẽ cung cấp các dịch vụ
xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa tại các khu vực diễn ra các hoạt động
dự án nhằm đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
Bản kế hoạch này sẽ
được gửi đến ban quản lý dự án các tỉnh để tham khảo và thực hiện.
1.
Giới thiệu chung về dự án
Dự án “Phòng chống
dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam” được đồng tài
trợ bởi Chính phủ Việt Nam, Quỹ Phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (AHI),
Quỹ Phát triển nguồn nhân lực và Chính sách của Nhật Bản (PHRD) và Hiệp hội Phát
triển quốc tế. Dự án được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD) và Bộ Y
tế (MOH) trong thời gian 4 năm từ 2007 đến 2010 tại 11 tỉnh gồm Lạng Sơn, Hà
Nội (Hà Tây cũ), Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Tây
Ninh, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang.
Mục tiêu phát triển
của dự án nhằm tăng cường hiệu quả của các dịch vụ công nhằm giảm rủi ro về sức
khỏe đối với con người và gia cầm do cúm gia cầm gây ra tại 11 tỉnh có nguy cơ
cao và qua đó góp phần ngăn chặn cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) ở cấp quốc gia
nhờ vào các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại gốc trong các đàn gia cầm, phát
hiện và phản ứng sớm với các ca lây nhiễm trên người và gia cầm, và chuẩn bị
các biện pháp ứng phó về y tế trong trường hợp xảy ra dịch cúm ở người. Mục tiêu
này phù hợp và hỗ trợ cho kế hoạch trung và dài hạn của Việt Nam về kiểm soát
cúm gia cầm và cúm ở người như đã được chỉ ra trong Chương trình phối hợp hành
động quốc gia phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người cho giai đoạn từ 2006-2010
(Sách Xanh - OPI), và hoàn toàn phù hợp với biện pháp tiếp cận nêu trong Chương
trình toàn cầu về phòng chống cúm gia cầm và chuẩn bị ứng phó với đại dịch cúm
ở người (GPAI).
Dự án gồm ba hợp phần:
Hợp phần A - Khống chế và Thanh toán dịch Cúm gia cầm trong ngành Nông nghiệp,
Hợp phần B – Phòng ngừa Cúm gia cầm và Ứng phó với đại dịch cúm trong ngành Y
tế, và Hợp phần C - Gắn kết và phối hợp thực hiện OPI, Giám sát và Đánh giá các
kết quả hoạt động, và Quản lý dự án. Thông qua việc thực hiện các hợp phần này,
Dự án với việc củng cố các thành quả đã đạt được từ dự án Khắc phục khẩn cấp
dịch cúm gia cầm (AIERP) và các dự án liên quan tới lĩnh vực y tế khác sẽ (a)
tăng cường hơn nữa các dịch vụ thú y và y tế, (b) nâng cao chất lượng và phạm
vi kiểm soát và giám sát dịch bệnh cũng như nâng cao nhận thức công cộng, và
(c) hỗ trợ lồng ghép các hoạt động thú y và y tế và phối hợp thực hiện OPI.
Tổng mức đầu tư 38 triệu USD: vốn ODA: 35 triệu USD; vốn đối ứng: 3 triệu USD
Hợp phần A của dự án
- Hợp phần liên quan tới ngành nông nghiệp gồm 05 tiểu hợp phần chính: A1 –
Tăng cường các dịch vụ thú y; A2 – Tăng cường khống chế dịch bệnh; A3 – Giám
sát dịch bệnh và điều tra dịch tễ; A4 – Chuẩn bị tái cấu trúc ngành chăn nuôi
gia cầm, và, A5 – Kế hoạch khống chế dịch khẩn cấp. Phần vốn do Bộ Nông nghiệp
và PTNT quản lý là 20,46 triệu USD: IDA: 10,9 triệu USD; AHIF: 5,3 triệu USD;
PHRD: 2,7 triệu USD; Vốn đối ứng: 1,56 triệu USD
Các tiểu hợp phần này
phù hợp với chiến lược đề ra trong OPI, trong đó Chính phủ sẽ áp dụng nhằm
khống chế liên tục và tiến tới thanh toán cúm gia cầm có độc lực cao với ba
giai đoạn:
• Giai đoạn Khống
chế, trong đó sự xuất hiện các ổ dịch được giảm thiểu thông qua các hoạt
động phòng chống, tiêm vắc-xin trên diện rộng, nâng cấp điều kiện an toàn sinh
học trong sản xuất, chăn nuôi và buôn bán gia cầm;
• Giai đoạn Củng
cố, trong đó các thành quả đạt được sẽ được duy trì, tiếp tục thực hiện tái
cấu trúc ngành chăn nuôi gia cầm, các trại chăn nuôi gia cầm chứng minh được
tình trạng sạch bệnh và các cơ sở chăn nuôi sạch bệnh được mở rộng, và
• Giai đoạn Thanh
toán, trong đó điều kiện an toàn, sạch bệnh được tạo ra trên phạm vi toàn
quốc và phạm vi ngành.
2.
Mục tiêu của đánh giá tác động môi trường
a. Trong hợp phần
ngành nông nghiệp, các vấn đề về môi trường và sức khỏe nói chung sẽ gắn liền
với các hoạt động gồm: kế hoạch đền bù thiệt hại ngành chăn nuôi, tiêu hủy gia
cầm, vệ sinh chuồng trại, các thiết bị và dụng cụ sát trùng, tiêu hủy gia cầm
bị loại bỏ, và nâng cao vệ sinh các chợ gia cầm sống trong dự án. Để đảm bảo
các hoạt động trên đây được thực hiện trong điều kiện an toàn về môi trường và
sức khỏe con người, báo cáo sẽ chi tiết hoá các đánh giá và kế hoạch hành động
nhằm:
+ Đảm bảo tăng tính
hiệu quả và an toàn cho những hoạt động kiểm soát cúm gia cầm do MARD thực hiện
nhằm mang lại những tác động tích cực đối với sức khỏe con người, sức khỏe động
vật và môi trường.
+ Cung cấp các hỗ trợ
kỹ thuật nhằm thực hiện chương trình đánh giá tác động môi trường và phát triển
một kế hoạch quản lý môi trường bao gồm các hoạt động và các tác động tích cực
cũng như tiêu cực, các biện pháp hạn chế nhằm giảm thiểu hoặc hạn chế các tác
động, giám sát, tổ chức và tăng cường thể chế, thực hiện và giám sát cho các
PPMU.
+ Ngoài những mục
tiêu chính của dự án, công tác bảo vệ môi trường cũng được xem là một mục tiêu
quan trọng để đánh giá mức độ thành công của dự án.
3.
Khung chính sách môi trường áp dụng cho dự án
Dự án được xếp Nhóm B
về các tác động ảnh hưởng tới môi trường; Dự án liên quan đến tới các chính
sách bảo vệ môi trường của Ngân hàng Thế giới gồm: Đánh giá môi trường (OP
4.01), Quản lý vật hại (OP 4.09) và Công bố công khai (BP 17.50). Thiết kế của
dự án đã lồng ghép các biện pháp nâng cấp an toàn sinh học các phòng thí nghiệm
thú y, các chợ gia cầm sống, lò giết mổ gia cầm, khu vực tiêu hủy gia cầm nhập
lậu, giám sát dịch bệnh và tái cơ cấu ngành chăn nuôi gia cầm.
- Đánh giá môi trường
(OP 4.01): Dự án có liên quan đến (i) Quản lý chặt chẽ bệnh phẩm và rác thải
của phòng thí nghiệm; (ii) Tác động tiêu cực của các hoạt động xây dựng; (iii)
tiêu hủy gia cầm nhân đạo; (iv) Khử trùng an toàn khu vực trại chăn nuôi; (v)
Xử lý an toàn xác gia cầm; (vi) Đảm bảo an toàn của các chợ gia cầm sống; (vii)
Quản lý chất thải và nước thải; và (viii) Vận hành các lò tiêu hủy gia cầm nhập
lậu và bị nhiễm cúm. Ngoài ra, một số hoạt động có thể có tác động tiêu cực tới
môi trường thông qua việc truyền bệnh qua không khí, nước thải hoặc ô nhiễm
nước ngầm.
- Quản lý vật hại OP
4.09: Các tác động liên quan đến việc sử dụng hóa chất dùng cho việc khử trùng
chuồng trại, thiết bị, đàn gia cầm nhiễm bệnh và xử lý các gia cầm chết.
- Công bố công khai
(BP 17.50): Cộng đồng địa phương, gồm người bị ảnh hưởng bởi dự án hoặc người
dân địa phương phải được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến dự án và
các tác động của dự án để quá trình tham vấn có hiệu quả.
4.
Tóm tắt kết quả giám sát môi trường được thực hiện trong giai đoạn 2007-2010 (trích các nội dung
liên quan đến giai đoạn bổ sung vốn 2011-2014)
Trong quá trình thực
hiện các hoạt động dự án, các PPMU đã sử dụng phương pháp giám sát thực tế để đánh
giá các hoạt động giảm thiểu rủi ro được nêu ra trong bản cam kết bảo vệ môi
trường.
Sau đây là tóm tắt một
số kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường:
A1. Tăng cường các
Dịch vụ Thú y
A1b. Tăng cường an
toàn sinh học trong chẩn đoán cúm gia cầm: Trong 3 năm thực hiện, để đảm bảo an
toàn sức khỏe cho nhân viên phòng thí nghiệm do tiếp xúc với virus cúm gia cầm
độc lực cao H5N1, dự án đã cung cấp các phương tiện, thiết bị chẩn đoán, bảo hộ
lao động… nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho người lưu giữ, vận chuyển,
xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm có chứa virus H5N1. Song song với việc bảo vệ sức
khỏe con người, Dự án còn cung cấp các dụng cụ, thiết bị nhằm hạn chế ô nhiễm
môi trường thông qua không khí, rác thải và nước thải từ các phòng thí nghiệm.
Ví dụ: Dự án đã cung cấp cho 11 tỉnh dự án các hộp vận chuyển mẫu phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế; dụng cụ lọc không khí từ các phòng xét nghiệm cúm gia cầm,
hóa chất xử lý nước thải, thiết bị hấp tiệt trùng, lò thiêu xác động vật… Ngoài
ra, các nhân viên phòng thí nghiệm còn được tập huấn ở trong nước và nước ngoài
về các biện pháp an ninh sinh học và an toàn sinh học trong các phòng xét
nghiệm. Với sự hỗ trợ của dự án, trong suốt quá trình thực hiện chưa có sự cố
đáng tiếc nào xảy ra do việc không tuân thủ các quy định của nhà tài trợ cũng
như của chính phủ.
A1c. Báo cáo dịch
bệnh dựa vào cấp xã: Thông
qua các cuộc họp giao ban hàng tháng giữa thú y cơ sở và thú y huyện, Dự án đã
đào tạo các cán bộ thú y xã (CAHWs) ở 140 huyện dự án về kiến thức nhận biết và
báo cáo dịch bệnh theo các mẫu tiêu chuẩn; phương pháp mặc trang phục bảo hộ
lao động và vệ sinh sau khi tiếp xúc với cúm gia cầm. Ngoài ra, để hạn chế nguy
cơ lây nhiễm cúm gia cầm do tiếp xúc trực tiếp gia cầm bệnh trong các ổ dịch,
Dự án đã hỗ trợ các dụng cụ bảo hộ lao động, các phương tiện thu gom rác thải
do các hoạt động tiêm phòng, mổ khám bệnh tích…
A2. Tăng cường khống
chế dịch bệnh
A2a. Khống chế cúm
gia cầm tại các chợ gia cầm và lò giết mổ gia cầm tập trung
Dự án đã hoàn thành
công trình xây dựng chợ mô hình Hà Vỹ - Hà Nội. Trong quá trình xây dựng, Dự án
đã tuân thủ nghiêm ngặt các qui định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng chợ Hà Vĩ và kế hoạch bảo vệ môi
trường được nêu ra trong bản cam kết bảo vệ môi trường do Ban quản lý Dự án
VAHIP Hà Nội thực hiện. Để chuẩn bị vận hành chợ buôn bán gia cầm Hà Vĩ, PPMU
Hà Nội đã trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe
con người như lò thiêu hủy gia cầm, xe vận chuyển gia cầm và chất thải, khu ủ
phân vi sinh, thiết bị, dụng cụ vệ sinh, hóa chất tiêu độc sát trùng khu vực
buôn bán gia cầm; Xây dựng khu rửa xe và trang bị các máy phun cao áp để rửa xe
vận chuyển gia cầm ra, vào chợ. Nước thải ra được thu gom và xử lý bằng hóa
chất sát trùng; Hệ thống điện, nước sạch đã được lắp đặt; hệ thống xử lý nước
thải đã hoàn thành sẵn sàng đi vào hoạt động khi chợ được bàn giao.
Ngoài công trình chợ
Hà Vĩ, dự án đã hỗ trợ nâng cấp 25 chợ có buôn bán và 26 lò mổ gia cầm tại các chợ
một số tỉnh dự án. Để đảm bảo an toàn môi trường, các tỉnh đã lập bản cam kết
bảo vệ môi trường, bản cam kết này đã được Ban quản lý dự án tỉnh và Chính
quyền nơi địa phương sở tại ký kết và thực hiện. Đến nay, chưa có một công
trình cấp nào vi phạm các điều khoản đã được cam kết với các cơ quan môi
trường.
A2e. Công trình xây
dựng khu tạm giữ và tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn.
Đến tháng 12/2010,
công trình xây dựng khu tạm giữ và tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn đã cơ bản
hoàn thành. Trong quá trình xây dựng, PPMU tỉnh Lạng Sơn đã chấp hành nghiêm kế
hoạch bảo vệ môi trường như đã được đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường (xem chi tiết báo cáo đánh giá của dự án VAHIP 2007-2010). Để chuẩn bị
cho giai đoạn vận hành khu giam giữ và tiêu hủy gia cầm, Dự án đã hỗ trợ đầy đủ
các phương tiện, thiết bị như lò thiêu hủy gia cầm, các thùng, túi thu gom rác
thải, dụng cụ bảo hộ lao động, hóa chất…
A3. Giám sát Dịch
bệnh và Điều tra dịch tễ
Dự án đã hỗ trợ 11
tỉnh dự án giám sát cúm gia cầm tại các chợ, lò mổ, các trại chăn nuôi gia cầm,
các đàn gia cầm chưa tiêm phòng và đã tiêm phòng. Thực hiện các hoạt động này,
thú y cơ sở là những người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nên nguy cơ phơi
nhiễm với cúm gia cầm là hiện hữu. Để đảm bảo an toàn cho thú y và môi trường,
Dự án đã trang bị cho tất cả 11 tỉnh dự án thùng vận chuyển mẫu, quần áo bảo hộ
lao động, túi thu gom rác thải và hóa chất sát trùng; tổ chức các lớp tập huấn
lồng ghép trong các cuộc họp và hội thảo với thú y huyện. Trong quá trình lấy
mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu, các vật dụng như lọ đựng mẫu, bao gói, dây
chun… quần áo bảo hộ, găng tay cao su… dùng một lần đã được thu gom xử lý đúng
quy định trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Xác gia cầm chết sau khi lấy
bệnh phẩm đã được tiêu hủy trong các lò thiêu xác hoặc chôn đúng theo quy định.
A5. Khống chế dịch
khẩn cấp
A5b. Diễn tập chống
dịch cúm gia cầm: Các
hoạt động diễn tập đã được triển khai ở 11 tỉnh dự án với sự tham gia của hàng
trăm người đến từ các huyện xã xung quanh nơi diễn ra cuộc diễn tập. Chất thải
tạo ra từ các hoạt động diễn tập chống dịch (vật liệu, hóa chất, dụng cụ bảo hộ
dùng một lần) hoặc bụi bẩn sinh ra do sự đi lại của nhiều người từ nơi khác đến
khu vực diễn tập là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Để hạn chế tối
đa sự ô nhiễm môi trường, dự án đã tập huấn và cung cấp cho thú y cơ sở và
người tham gia diễn tập các dụng cụ thu gom rác thải và xác gia cầm; cung cấp
máy phun sát trùng, hóa chất, xà phòng để vệ sinh cá nhân và nơi tiêu hủy gia
cầm. Để tránh lây lan dịch bệnh từ các địa phương khác, các phương tiện ra vào
khu vực diễn tập đều được phun thuốc sát trùng; người vào khu diễn tập giày dép
đều được đi qua vôi bột hoặc nước sát trùng;
A5c. Dự trữ chống
dịch: Dự
án đã mua và dự trữ hàng tấn thuốc sát trùng và hàng nghìn dụng cụ bảo hộ để
cung cấp cho các tỉnh có dịch. Để hạn chế sự thất thoát, rỉ mục, ẩm ướt các hóa
chất sát trùng và dụng cụ chống dịch, Dự án đã hướng dẫn đầy đủ các biện pháp
bảo quản, lưu giữ và phân phối cho các địa phương có dịch, đồng thời các vật tư
chưa phân phối đều được lưu giữ tại các công ty để đảm bảo các vật tư và hóa
chất được luân chuyển, đảm bảo hạn sử dụng.
5.
Các hoạt động liên quan đến các vấn đề môi trường trong dự án VAHIP giai đoạn
2011-2014 (Proposed activities for the AF and associated environmental issues)
A1. Tăng cường dịch
vụ thú y
A1a. Quản lý chất
lượng phòng thí nghiệm: Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cho các
nhân viên phòng thí nghiệm cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường do các chất
thải, khí thải và nước thải từ các phòng thí nghiệm, trong giai đoạn mở rộng dự
án, hoạt động này chủ yếu tập trung vào tăng cường năng lực các phòng thí
nghiệm về quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm, an toàn sinh học và an
ninh sinh học thông qua các lớp tập huấn cho cán bộ 9 phòng thí nghiệm Trung
ương và vùng, ngoài ra còn có sự tham gia của các phòng thí nghiệm tỉnh được ủy
quyền xét nghiệm cúm gia cầm…
A1b. Xét nghiệm cúm
gia cầm an toàn sinh học: Bằng nguồn kinh phí của Dự án và các nguồn tài trợ khác,
các thiết bị như buồng cấy an toàn sinh học, bộ phận lọc khí (hepa filter), nồi
hấp tiệt trùng (autoclaver)… sẽ được định kỳ hiệu chuẩn hàng năm nhằm đảm bảo
các thiết bị hoạt động chính xác, giúp hạn chế phát tán vi rút ra môi trường
bên ngoài cũng như lây nhiễm trực tiếp vào con người.
A1c. Tăng cường năng
lực cộng đồng về báo cáo nhanh các ca nghi nhiễm cúm gia cầm: nhằm hạn chế
nguy cơ tiếp xúc với các gia cầm bệnh, bằng nguồn kinh phí của dự án và các
nguồn kinh phí khác của tỉnh, các buổi tập huấn về phương pháp điều tra, lấy
mẫu, vận chuyển, bảo quản mẫu đảm bảo an toàn sinh học sẽ được tổ chức thông
qua các cuộc họp hàng tháng giữa thú y cơ sở và thú y huyện. Ngoài ra, trong
quá trình giám sát các ca bệnh, thú y sẽ được cung cấp bảo hộ lao động và các
dụng cụ lấy mẫu an toàn.
A2. Tăng cường Khống
chế dịch bệnh
Chợ gia cầm Hà Vĩ và
khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn sẽ được hoàn thành và đi vào hoạt động
trong quý I/2011. Do mới được hoàn thành, các hoạt động quản lý và sử dụng các
phương tiện và thiết bị theo hướng an toàn sinh học chưa được thực hành thuần
thục; để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường trong quá trình vận hành
chợ Hà Vĩ và khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu, các chất thải, khí thải và nước
thải cần được quản lý và giám sát chặt chẽ của Ban quản lý chợ và PPMU.
A2a. Đối với chợ Hà
Vĩ:
Khi chợ Hà Vĩ đi vào
hoạt động, các phương tiện được trang bị và xây lắp trong quá trình thi công
như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ủ phân, nơi thu gom chất thải rắn, lò
thiêu hủy gia cầm và rác thải cần được hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự
giám sát của Ban Quản lý chợ, PPMU và Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong quá trình vận
hành chợ, nước thải từ việc vệ sinh tiêu độc khu vực buôn bán, tiêu hủy gia
cầm; từ nơi rửa các phương tiện vận chuyển gia cầm; Bụi từ phân, lông gia cầm
do việc vận chuyển, bốc dỡ từ các phương tiện vận chuyển gia cầm; và một lượng
lớn thuốc sát trùng để vệ sinh khu buôn bán và các phương tiện vận chuyển gia
cầm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Để đảm bảo hoạt động
của chợ Hà Vĩ không ảnh hưởng đến con người và môi trường sống, Dự án sẽ cung
cấp thuốc sát trùng, quần áo bảo hộ, hợp đồng nhận việc vệ sinh tiêu độc khu
vực buôn bán gia cầm và hợp đồng cán bộ làm công tác môi trường để kiểm tra các
mẫu nước, không khí, đất để kiểm tra.
A2e. Đối với khu giam
giữ và tiêu hủy gia cầm Lạng Sơn
Tương tự như công
trình chợ Hà Vĩ, trong quá trình xây dựng khu tiêu hủy, các phương tiện, thiết
bị theo kế hoạch an toàn môi trường đã được trang bị và lắp đặt. Các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và con người (nước thải, khí thải, rác thải…)
sẽ được hạn chế nếu các phương tiện trên được hoạt động một cách hiệu quả. Nhằm
thực hiện kế hoạch quản lý môi trường đã được cam kết, Dự án sẽ hỗ trợ hợp đồng
nhân viên quản lý và vận hành khu tiêu hủy; cung cấp thuốc sát trùng, quần áo
bảo hộ, vật tư tiêu hủy nhân đạo. Ngoài ra hàng năm còn tổ chức các lớp tập huấn
cho thú y huyện, xã và nhân viên khu tiêu hủy gia cầm về kiểm soát dịch bệnh,
phương pháp giết hủy nhân đạo…
Để chứng minh các
hoạt động tiêu hủy gia cầm không ảnh hưởng lớn đến môi trường, Dự án sẽ hỗ trợ
kinh phí thuê chuyên gia kiểm tra môi trường và giám sát các hoạt động theo bản
cam kết đã được ký kết.
A3. Giám sát dịch
bệnh và điều tra dịch tễ:
Đây là nội dung quan
trọng trong công tác phòng chống cúm gia cầm sẽ được tiếp tục thực hiện trong
giai đoạn mở rộng. Để đánh giá sự lưu hành vi rút cũng như sự đáp ứng miễn dịch
sau tiêm phòng, việc bắt giữ gia cầm, lấy mẫu bệnh phẩm, bao gói, vận chuyển là
các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cho người và môi trường. Hạn chế
vấn đề này, Dự án sẽ cung cấp bảo hộ lao động, các dụng cụ lấy mẫu và bảo quản
mẫu an toàn, ngoài ra, bằng nguồn kinh phí khác, các nhân viên thú y còn được
tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu, cũng như quy
trình xử lý an toàn các dụng cụ lấy mẫu và xét nghiệm.
A5. Khống chế dịch
khẩn cấp
Để nâng cao khả năng
ứng phó các ổ dịch cúm ở gia cầm, Dự án sẽ hỗ trợ tổ chức các lớp thực hành các
tình huống chống dịch (desk simulation) cho các tỉnh dự án; Ngoài ra, nhằm sẵn
sàng ứng phó, hạn chế lây lan dịch bệnh, Dự án sẽ tiếp tục dự trữ vật tư chống
dịch cho các tỉnh trong và ngoài dự án. Các học viên tham gia các khóa tập huấn
về các tình huống chống dịch sẽ được thực hành các biện pháp quản lý ổ dịch, vệ
sinh tiêu độc khu vực ổ dịch… nhằm hạn chế tối đa sự phát tán dịch bệnh ra bên
ngoài môi trường cũng như hạn chế sự nhiễm bệnh do tiếp xúc với mầm bệnh trong
khi làm nhiệm vụ.
Các dụng cụ và hóa
chất chống dịch khi được phân phối đến các địa phương có dịch sẽ được các nhà
cung cấp hướng dẫn bảo quản, sử dụng đảm bảo các quy định về quản lý môi trường
và an toàn cho con người.