Quyết định 885/QĐ-TTg năm 2004 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 885/QĐ-TTg
Ngày ban hành 12/08/2004
Ngày có hiệu lực 27/08/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 885/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN PHÍA BẮC (NHÓM 1) ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông, Vận tải (tờ trình số 2771/GTVT-KHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2003, số 5246/GTVT-KHĐT ngày 12 tháng 11 năm 2003 và số 3523 ngày 14 tháng 7 năm 2004; ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 311/BKH/ĐT&GSĐT ngày 15 tháng 1 năm 2004).

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) với các nội dung chính sau đây:

1. Phạm vi quy hoạch.

Các tỉnh và thành phố ven biển thuộc khu vực Bắc Bộ, bao gồm Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hải Phòng.

2. Mục tiêu quy hoạch.

- Mục tiêu chung:

+ Làm cơ sở để bố trí hợp lý các cảng biển trong nhóm với mục đích phát huy được hiệu quả tổng hợp; đồng thời tạo sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng liên quan với vùng hấp dẫn của cảng, kết hợp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ làm động lực phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và khu vực liên quan.

+ Tạo cơ sở cho việc phát triển các cảng biển nhóm 1 phù hợp với quy hoạch phát triển không gian của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phù hợp với quy hoạch hạ tầng giao thông như đường sắt, đường bộ và đường sông, đặc biệt là đầu mối giao thông nối với thủ đô Hà Nội; đồng thời đáp ứng được yêu cầu quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường khu vực phía Bắc.

- Mục tiêu cụ thể (số liệu dự báo):

+ Đáp ứng khối lượng hàng hoá thông qua vào năm 2010 là 43.0 đến 53.5 triệu tấn/năm, kể cả các hàng chuyên dụng, trong đó khối lượng hàng tổng hợp 26 đến 32 triệu tấn/năm; hàng container tương đương khoảng 9 đến 11 triệu tấn/năm.

+ Tiếp nhận được tàu biển ra vào các cảng có cơ cấu như sau:

Tàu bách hoá, ngũ cốc: 50.000 DWT (Cảng tổng hợp Cái Lân)

(Cảng khu vực Hải Phòng tiếp nhận tàu bách hoá tới 10.000 DWT và nghiên cứu xây dựng cảng có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn hơn).

Tàu chở container: 40.000 DWT (Cảng tổng hợp Cái Lân)

Tàu chở dầu sản phẩm: 40.000 DWT (Cảng xăng dầu Bộ Giao thông, Vận tải)

Tàu chở than: 65.000 DWT (Cảng chuyển tải Hòn Nét)

+ Đáp ứng khối lượng hàng hoá thông qua vào năm 2020 là 89 đến 123 triệu tấn/năm.

3. Quy hoạch chi tiết đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020:

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc được chia theo 4 khu vực: khu vực vịnh Bãi cháy, khu vực Cẩm Phả, khu vực Hải Phòng (gồm các khu cảng trên sông Cấm, sông Bạch Đằng và Lạch Huyện) và các cảng địa phương khác.

a. Các cảng khu vực Bãi Cháy

Bao gồm cảng tổng hợp Cái Lân, cảng chuyên dụng của các nhà máy xi măng, cảng phụ khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân và cảng của khu công nghiệp Cái Lân.

- Cảng tổng hợp Cái Lân: Tiếp tục xây dựng hoàn thành đầu tư xây dựng cảng Cái Lân theo quy mô được phê duyệt tại Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 483/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 1996 để có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT.

- Nghiên cứu di dời cảng xăng dầu Bộ Giao thông, Vận tải sau năm 2010 (vị trí kiến tại khu vực hạ lưu sông Chanh).

- Cảng hành khách Hòn Gai: tái thiết vị trí cũ cảng than Hòn Gai (di chuyển đến vị trí Cầu Trắng thành cảng hành khách cho tầu du lịch biển.

[...]