ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 873/QĐ-UBND
|
Gia Lai, ngày 28 tháng 11 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH
GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ
năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 28/2016/NĐ-CP
ngày 20/4/2016 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số
56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của
Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ; Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014
Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của
Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ; Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của
Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì
đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về bãi bỏ Quyết định số
21/2013/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 quy định mức thu
phí, tỷ lệ phần trăm (%) để lại cho đơn vị thu phí,
phương án thu, quản lý, sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND
ngày 22/01/2015 sửa đổi Điểm c, khoản 4, Điều 2 Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Gia Lai;
Xét đề nghị của Hội đồng quản lý
Quỹ bảo trì đường bộ tại Tờ trình số 26/TTr-HĐ ngày
25/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản
lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký và thay thế Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Gia Lai.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Giao
thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và
thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Gia Lai
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Các Bộ: Tài chính, GTVT (b/c);
- Quỹ bảo trì đường bộ Trung
ương (b/c);
- T/T Tỉnh ủy, T/T
HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch,
các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Website tỉnh;
- Lưu: VT, CNXD, NC, TH, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Thành
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 873/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 11 năm
2016 của UBND tỉnh Gia
Lai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này
quy định công tác quản lý và sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường
bộ theo quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày
13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp
dụng đối với Hội đồng quản lý Quỹ và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường
bộ tỉnh Gia Lai.
Chương II
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
QUỸ
Điều 2. Nguồn
hình thành Quỹ
1. Nguồn kinh phí tiếp nhận từ Quỹ bảo
trì đường bộ Trung ương.
2. Ngân sách tỉnh cấp bổ sung hàng
năm.
3. Các nguồn thu liên quan đến sử dụng
đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nội
dung chi của Quỹ bảo trì đường bộ
1 Chi bảo dưỡng thường xuyên.
2. Chi sửa chữa định kỳ (gồm: sửa chữa
lớn, sửa chữa vừa) đường bộ.
3. Chi sửa chữa đột xuất (khắc phục hậu
quả thiên tai, lụt bão hoặc các nguyên nhân bất thường khác để đảm bảo giao
thông và an toàn giao thông).
4. Chi quản lý công trình đường bộ do
các tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích quản lý bảo trì đường bộ thực hiện.
5. Chi hoạt động các Trạm kiểm tra tải
trọng xe, gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm,
sửa chữa thiết bị; sửa chữa, nâng cấp nhà trạm).
6. Chi hoạt động của Văn phòng Quỹ;
bao gồm: Chi theo định mức (đối với biên chế được giao thực hiện nhiệm vụ
chuyên trách) và các khoản chi khác đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ,
Văn phòng Quỹ.
7. Chi khác liên quan đến công tác quản
lý, bảo trì công trình đường bộ do Hội đồng Quản lý Quỹ quyết định.
Điều 4. Lập, giao
kế hoạch thu, chi từ phí sử dụng đường bộ
1. Lập, giao kế hoạch chi
a) Sở Giao thông vận tải: Hàng năm,
căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ trên các đường tỉnh; định mức kinh tế
kỹ thuật; nội dung chi, đơn giá, định mức chi được cấp có thẩm quyền quy định;
chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; lập kế hoạch về nhu cầu chi bảo trì đường
bộ cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách của đơn vị,
gửi Hội đồng quản lý Quỹ xem xét tổng hợp.
b) Hội đồng quản lý Quỹ lập kế hoạch
chi (các mục chi quy định điều 3 Quy chế này); trong đó xác định phần chênh lệch
thiếu (kinh phí Quỹ Trung ương cấp - Kế hoạch chi) gửi Sở Tài chính đề nghị
ngân sách tỉnh cấp bổ sung, kèm theo thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán, định
hướng, nguyên tắc phân bổ và xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhóm nhiệm vụ
chi.
2. Mức bổ sung từ ngân sách tỉnh cho Quỹ: Sở Tài chính xem xét kế hoạch tài chính của Quỹ để cân đối xác định phần chi bổ sung từ ngân sách tỉnh cho
Quỹ để tổng hợp trong phương án phân bổ chi ngân sách tỉnh, trình các cấp có thẩm
quyền xem xét, phê duyệt.
3. Giao kế hoạch chi:
Căn cứ nguồn kinh phí của Quỹ, kế hoạch
quản lý bảo trì hệ thống đường tỉnh.
Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ lập kế hoạch chi hàng năm và phương án phân bổ
kinh phí, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, phê duyệt.
Kế hoạch chi phải gửi Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính,
Kho bạc Nhà nước tỉnh để phối hợp thực
hiện.
Nội dung chi được tính chi tiết theo
từng công trình gắn với đoạn đường, tuyến đường, khối lượng và kinh phí thực hiện
(trừ công trình sửa chữa đột xuất bước
1). Đối với công trình có thời gian thi công trên 1 năm, việc phân bổ kế hoạch
chi từng năm phải đảm bảo khối lượng và thời gian thi công được phê duyệt trong
quyết định đầu tư, không phân bổ kế hoạch chi để trả nợ đối với khối lượng đã
thực hiện năm trước nhưng ngoài danh mục kế hoạch được giao năm trước (trừ khối
lượng sửa chữa đột xuất, cầu yếu, điểm đen, các vị trí tiềm ẩn tai nạn giao
thông và các nguyên nhân khách quan khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt chưa
có kinh phí bố trí).
c) Sau khi phương án phân bổ kinh phí
được phê duyệt, Hội đồng quản lý Quỹ giao kế hoạch chi quản lý, bảo trì các tuyến đường tỉnh, kinh phí hoạt động của
Trạm kiểm tra tải trọng cho Sở Giao thông vận tải và giao
kế hoạch chi hoạt động cho Văn phòng Quỹ.
4. Đối với nhiệm vụ chi có tính chất
đầu tư như: Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ; sửa chữa lớn trạm kiểm tra tải trọng... và các nhiệm vụ
chi khác có tính chất đầu tư thực hiện theo quy trình quản
lý vốn đầu tư của nhà nước hiện hành.
Điều 5. Phân chia
phí sử dụng đường bộ:
Nguồn từ Quỹ bảo trì Trung ương cấp và ngân sách tỉnh bổ sung cho Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh được
phân bổ để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường tỉnh sau khi đã trừ đi phần
chi phí hoạt động của Hội đồng Quản lý Quỹ, Văn phòng Quỹ, kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng và
kinh phí dự phòng để thực hiện xử lý điểm đen, sửa chữa đột xuất (khắc
phục hậu quả thiên tai, lụt bão hoặc các nguyên nhân bất
thường khác để đảm bảo giao thông và an toàn giao thông),
trên hệ thống đường địa phương.
Điều 6. Quản lý,
sử dụng Quỹ và phương thức chuyển kinh phí:
1. Quản lý, sử dụng Quỹ: Các đơn vị
được giao kế hoạch chi quản lý, bảo trì các công trình đường bộ có trách nhiệm
thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự toán, triển khai việc tổ chức đấu thầu, đặt hàng
cho các đơn vị thực hiện công tác bảo trì, quản lý công trình đường bộ theo quy định.
2. Quy định về phương thức chuyển
kinh phí Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh: Hàng quý, căn cứ số được cấp của Quỹ, kế hoạch
chi của Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ quyết định phân khai nguồn kinh phí của Quỹ
cho cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, lập chứng từ gửi Kho bạc nhà nước tỉnh
để Kho bạc chuyển kinh phí vào tài khoản của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch
chi tại kho bạc nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.
Điều 7. Quyết
toán chi của Quỹ
1. Lập báo cáo quyết toán chi của Quỹ:
Quyết toán chi: Các đơn vị được giao
quản lý, sử dụng kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ chịu trách nhiệm lập báo cáo
quyết toán việc sử dụng kinh phí theo mẫu biểu và quyết
toán chi ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành gửi Hội đồng quản lý Quỹ.
Báo cáo quyết toán kèm theo báo cáo danh mục công trình đã được giao kế hoạch
trong năm đề nghị quyết toán, chi tiết theo nội dung chi cho công tác bảo trì
đường bộ trong năm.
2. Công tác xét duyệt, thẩm định,
thông báo quyết toán năm: Thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính về
xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức được nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp. Cụ thể:
Hội đồng quản lý Quỹ xét duyệt quyết
toán hàng năm của Sở Giao thông vận tải; quyết toán chi hoạt động của văn phòng
Quỹ và phê duyệt quyết toán tài chính của Quỹ (sau khi có kết quả thẩm định của
Sở Tài chính).
Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu
tư, thực hiện theo quy trình quản lý vốn đầu tư, thì ngoài việc thực hiện quyết
toán hàng năm theo quy định; khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng,
còn phải thực hiện quyết toán công trình hoàn thành theo quy định.
Cuối năm, nguồn kinh phí của Quỹ chưa
sử dụng hết được chuyển sang năm sau, để chi cho công tác quản lý, bảo trì công
trình đường bộ theo quy định.
Điều 8. Công tác
kiểm tra thực hiện kế hoạch chi của Quỹ
Hội đồng quản lý Quỹ có kế hoạch kiểm
tra kế hoạch chi của Quỹ theo định kỳ hoặc khi cần thiết.
Trong quá trình quản lý, kiểm tra phát hiện các khoản chi không đúng chế độ, chi sai nội dung
quy định đối với việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ
và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đều phải xuất toán thu hồi Quỹ; thủ
trưởng đơn vị ban hành quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Chương III
KẾ HOẠCH CÔNG
TÁC, CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 9. Hội đồng Quỹ có trách nhiệm xây dựng chương
trình kế hoạch công tác, quy định về chế độ thông tin báo cáo công tác quản lý và
sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ theo đúng quy định.
Điều 10. Công
khai tài chính
Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh phải công
khai tình hình quản lý, sử dụng Quỹ và báo cáo tình hình
thực hiện công khai tài chính theo quy định hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Tổ chức
thực hiện
1. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vấn đề gì chưa phù hợp với thực tế, các Sở, ngành có liên quan và các địa
phương đề xuất ý kiến gửi về Văn phòng Quỹ để tổng hợp trình Hội đồng Quỹ xem xét xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
2. Thủ trưởng các Sở ngành có liên
quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thành phố, các thành
viên Hội đồng quản lý Quỹ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng quy chế này./.