Quyết định 87/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại UBND phường, xã kèm theo Quyết định 186/2004/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
Số hiệu | 87/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/10/2006 |
Ngày có hiệu lực | 16/10/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Trần Văn Minh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2006/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 06 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND PHƯỜNG, XÃ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 186/2004/QĐ-UB NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2004 CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính
nhà nước tại địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Chương II .TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH
Điều 3. Cơ sở
pháp lý và quy định về giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch:
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Dân sự;
- Luật Hôn nhân và gia đình;
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
2. Quy định về giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch:
Khi đăng ký hộ tịch, nếu công chức Tư pháp - Hộ tịch phường, xã không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:
a) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;
b) Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch;
c) Trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) hoặc yêu cầu cấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
1. Đăng ký kết hôn:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt và nộp Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu STP/HT-2006-KH.1).
- Trong trường hợp đăng ký kết hôn tại phường, xã khác với nơi cư trú, thì phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Trong trường hợp một người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), thì khi đăng ký kết hôn, ngoài việc xác nhận tình trạng hôn nhân của nơi cư trú hiện tại, đương sự phải viết tờ cam kết (không có mẫu riêng) và chịu trách nhiệm cam kết của mình về tình trạng hôn nhân trong thời gian trước đó.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2006/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 06 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND PHƯỜNG, XÃ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 186/2004/QĐ-UB NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2004 CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính
nhà nước tại địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Chương II .TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH
Điều 3. Cơ sở
pháp lý và quy định về giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch:
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Dân sự;
- Luật Hôn nhân và gia đình;
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
2. Quy định về giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch:
Khi đăng ký hộ tịch, nếu công chức Tư pháp - Hộ tịch phường, xã không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:
a) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;
b) Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch;
c) Trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) hoặc yêu cầu cấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
1. Đăng ký kết hôn:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt và nộp Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu STP/HT-2006-KH.1).
- Trong trường hợp đăng ký kết hôn tại phường, xã khác với nơi cư trú, thì phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
- Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Trong trường hợp một người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), thì khi đăng ký kết hôn, ngoài việc xác nhận tình trạng hôn nhân của nơi cư trú hiện tại, đương sự phải viết tờ cam kết (không có mẫu riêng) và chịu trách nhiệm cam kết của mình về tình trạng hôn nhân trong thời gian trước đó.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
2. Đăng ký lại việc kết hôn:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Khi có yêu cầu đăng ký lại việc kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt và
nộp Tờ khai đăng ký lại việc kết hôn (theo mẫu STP/HT-2006-KH.2).
- Trong trường hợp đăng ký lại việc kết hôn tại UBND phường, xã khác với nơi đã đăng ký kết hôn trước đây, thì Tờ khai phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi đã đăng ký kết hôn về:
+ Việc đã đăng ký kết hôn trước đây là đúng sự thật, trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy chứng nhận kết hôn đã cấp hợp lệ trước đây;
+ Hiện tại, không còn lưu Sổ đăng ký kết hôn liên quan đến trường hợp yêu cầu đăng ký lại.
- Các giấy tờ chứng minh việc đăng ký lại là đúng (nếu có).
UBND phường, xã nơi đăng ký lại việc kết hôn thu hồi bản sao giấy chứng nhận kết hôn cũ và các giấy tờ chứng minh việc đăng ký lại là đúng (nếu có), lưu vào hồ sơ đăng ký lại việc kết hôn.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
3. Xác nhận tình trạng hôn nhân:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu STP/HT-2006-XNHN.1).
Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn.
b) Thời gian giải quyết: 01 ngày.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 02 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
1. Đăng ký khai sinh:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người đi khai sinh phải nộp một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng sinh (nếu sinh tại cơ sở y tế);
+ Giấy xác nhận của người làm chứng (nếu sinh ngoài cơ sở y tế)
+ Giấy cam đoan về việc sinh là có thật (nếu sinh ngoài cơ sở y tế và không có người làm chứng).
- Xuất trình: Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có).
b) Thời gian giải quyết: 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
2. Đăng ký khai sinh quá hạn:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.
- Trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên..., thì người đi khai sinh phải xuất trình các giấy tờ đó.
b) Thời gian giải quyết: 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
3. Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người đi khai sinh phải nộp các giấy tờ sau:
+ Biên bản trẻ em bị bỏ rơi (do UBND phường, xã hoặc Công an phường, xã nơi trẻ em bị bỏ rơi lập);
+ Văn bản xác thực việc đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trong 03 số liên tiếp;
+ Xác nhận của UBND phường, xã nơi trẻ em bị bỏ rơi về việc quá 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng không tìm thấy cha, mẹ, người thân của trẻ.
b) Thời gian giải quyết: 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
4. Đăng ký lại việc sinh:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc sinh (theo mẫu STP/HT-2006-KS.2).
- Trong trường hợp đăng ký lại việc sinh tại UBND phường, xã khác với nơi đã đăng ký khai sinh trước đây, thì Tờ khai đăng ký lại việc sinh phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây về:
+ Việc đã đăng ký khai sinh trước đây tại địa phương là đúng sự thật, trừ trường hợp xuất trình được bản sao giấy khai sinh đã cấp hợp lệ trước đây;
+ Hiện nay, không còn lưu Sổ đăng ký khai sinh liên quan đến trường hợp yêu cầu đăng ký lại.
- Các giấy tờ chứng minh việc đăng ký lại là đúng (nếu có).
UBND phường, xã nơi đăng ký lại việc sinh thu hồi bản sao giấy khai sinh cũ và các giấy tờ chứng minh việc đăng ký lại là đúng (nếu có), lưu vào hồ sơ đăng ký lại việc sinh.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
Điều 6. Đăng
ký việc nuôi con nuôi:
1. Đăng ký việc nuôi con nuôi:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu STP/HT-2006-CN.1).
Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận.
Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thoả thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại phường, xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi nói tại khoản 2, Điều 25 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.
- Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
2. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (theo mẫu STP/HT-2006-CN.5).
- Trong trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại UBND phường, xã khác với nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây, thì Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi về:
+ Việc đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây tại địa phương là đúng sự thật, trừ trường hợp xuất trình được bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đã cấp hợp lệ trước đây;
+ Hiện nay, không còn lưu Sổ đăng ký nuôi con nuôi liên quan đến trường hợp yêu cầu đăng ký lại.
- Các giấy tờ chứng minh việc đăng ký lại là đúng (nếu có).
UBND phường, xã nơi đăng ký lại việc nuôi con nuôi thu hồi bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi cũ và các giấy tờ chứng minh việc đăng ký lại là đúng (nếu có), lưu vào hồ sơ đăng ký lại việc nuôi con nuôi.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
1. Đăng ký giám hộ:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người được cử làm giám hộ phải nộp Giấy cử người giám hộ (theo mẫu STP/HT-2006-GH.1).
Giấy cử người giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử người giám hộ.
- Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại UBND phường, xã nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được giám hộ: Người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
2. Đăng ký thay đổi, chấm dứt việc giám hộ:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai đăng ký chấm dứt việc giám hộ (theo mẫu STP/HT-2006-GH.4).
- Quyết định công nhận việc giám hộ đã được cấp trước đây.
- Xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự.
- Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám.
Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Điều 8. Đăng
ký việc nhận cha, mẹ, con:
1. Thủ tục hồ sơ:
- Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu: STP/HT-2006-CMC.1; STP/HT-2006-CMC.2; STP/HT-2006-CMC.3).
Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Xuất trình các giấy tờ sau đây:
+ Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
+ Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
2. Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
1. Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch (trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh):
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch (theo mẫu STP/HT-2006-TĐCC.1).
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch.
- Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch.
b) Thời gian giải quyết:
- Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch, thời gian giải quyết là 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
- Trường hợp bổ sung hộ tịch, thời gian giải quyết là 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
2. Điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác (không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh):
a) Thủ tục hồ sơ:
Người yêu cầu điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác phải ghi vào phiếu yêu cầu và xuất trình giấy tờ hộ tịch cần điều chỉnh và một trong các giấy tờ sau:
- Bản chính giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác làm cơ sở cho việc điều chỉnh hộ tịch (nếu việc điều chỉnh hộ tịch đó có nội dung không liên quan đến giấy khai sinh).
b) Thời gian giải quyết: 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
3. Một số nội dung cần lưu ý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ:
a) UBND phường, xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp.
b) Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
c) Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó.
d) Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch trong phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh con, nếu giấy tờ cá nhân của cha, mẹ có các dữ kiện không thống nhất thì yêu cầu xuất trình giấy khai sinh của cha, mẹ để làm cơ sở cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch.
Điều 10. Cấp
bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch:
1. Thủ tục hồ sơ:
Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch phải ghi vào mẫu yêu cầu hoặc có thể gửi văn bản đề nghị (qua đường bưu điện) yêu cầu UBND phường, xã nơi lưu trữ sổ hộ tịch để thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
2. Thời gian giải quyết: 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
1. Đăng ký khai tử:
Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết. Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử.
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định sau:
+ Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử;
+ Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;
+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;
+ Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử. Trong trường hợp công chức Tư pháp - Hộ tịch biết rõ việc chết, thì không cần phải có xác nhận của người làm chứng.
b) Thời gian giải quyết: 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
2. Đăng ký khai tử quá hạn:
a) Thủ tục hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.
b) Thời gian giải quyết: 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
3. Đăng ký lại việc tử:
a) Thủ tục hồ sơ:
- Người có yêu cầu đăng ký lại việc tử phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc tử (theo mẫu STP/HT-2006-KT).
- Trong trường hợp đăng ký lại việc tử tại UBND phường, xã khác với nơi đã đăng ký khai tử trước đây, thì Tờ khai đăng ký lại việc tử phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây về:
+ Việc đã đăng ký khai tử tại địa phương là đúng sự thật, trừ trường hợp xuất trình được bản sao giấy chứng tử đã cấp hợp lệ trước đây;
+ Hiện nay không còn lưu Sổ đăng ký khai tử liên quan đến trường hợp yêu cầu đăng ký lại.
- Các giấy tờ chứng minh việc đăng ký lại là đúng (nếu có).
UBND phường, xã nơi đăng ký lại việc tử thu hồi bản sao giấy chứng tử cũ và các giấy tờ chứng minh việc đăng ký lại là đúng (nếu có), lưu vào hồ sơ đăng ký lại việc tử.
b) Thời gian giải quyết: 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần phải xác minh thêm, thì thời gian xác minh thêm là không quá 05 ngày và được tính cộng vào thời gian giải quyết nêu trên.
Điều 12. Mức
thu lệ phí đăng ký hộ tịch:
1. Tạm thời thực hiện theo Biểu mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 57/2000/QĐ-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2000 của Bộ Tài chính.
Những trường hợp đăng ký hộ tịch mới phát sinh theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP nhưng không quy định tại Biểu mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Quyết định số 57/2000/QĐ-BTC thì không thu lệ phí.
2. Sau khi UBND thành phố có quyết định ban hành biểu mức mới về lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, UBND phường, xã có trách nhiệm chủ động điều chỉnh mức thu cho phù hợp với quy định hiện hành.”
“ Điều 13. Cơ sở pháp lý
trong lĩnh vực chứng thực:
1. Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
2. Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
3. Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
4. Luật Hôn nhân và gia đình;
5. Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2000; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 và các Thông tư hướng dẫn thi hành;
6. Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp;
7. Quyết định số 172/2005/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 15. Chứng thực hợp đồng,
văn bản về bất động sản:
1. Những quy định chung về chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản:
a) Thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản tại UBND phường, xã:
- UBND phường nơi có bất động sản có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản (trừ nhà ở) mà bên có bất động sản là hộ gia đình hoặc cá nhân.
- UBND xã nơi có bất động sản có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản mà bên có bất động sản là hộ gia đình hoặc cá nhân.
- Hợp đồng về nhà ở không phải chứng thực trong các trường hợp sau:
+ Cá nhân cho thuê nhà ở dưới 6 tháng;
+ Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
+ Thuê mua nhà ở xã hội;
+ Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.
b) Hợp đồng, văn bản về bất động sản bao gồm các loại hợp đồng, văn bản sau đây:
- Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mà Luật Đất đai gọi là bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (gọi là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất); hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất; di chúc để thừa kế quyền sử dụng đất, văn bản phân chia thừa kế quyền sử dụng đất, văn bản nhận thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất (sau đây gọi là hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất);
- Hợp đồng mua bán, thuê, tặng cho, thế chấp tài sản gắn liền với đất; hợp đồng góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất; di chúc để thừa kế tài sản gắn liền với đất, văn bản phân chia thừa kế tài sản gắn liền với đất; văn bản nhận thừa kế tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất (sau đây gọi là hợp đồng, văn bản về tài sản gắn liền với đất);
- Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đó gắn liền với đất;
- Hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đó gắn liền với đất.
c) Các bên giao kết hợp đồng hoặc xác lập văn bản về bất động sản có thể tự soạn thảo hoặc yêu cầu UBND phường, xã soạn thảo các loại hợp đồng, văn bản về bất động sản có liên quan.
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, văn bản về bất động sản theo yêu cầu của các bên giao kết hợp đồng hoặc xác lập văn bản về bất động sản, UBND phường, xã thực hiện theo các mẫu hợp đồng, văn bản ban hành tại Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Liên bộ Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
2. Thủ tục hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản:
a) Giấy chứng minh nhân dân, Hộ khẩu hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ khác thay thế và giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện).
Một số giấy tờ thường gặp:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên: Hộ khẩu, giấy khai sinh.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ: Quyết định công nhận việc giám hộ.
- Bản án của toà án chỉ định người đại diện đối với người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Văn bản uỷ quyền của các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình đối với bất động sản của hộ gia đình.
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
Trường hợp trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, nếu người đang sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trường hợp người sử dụng đất có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính thì phải có xác nhận bằng văn bản của UBND phường, xã nơi có đất.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, mọi giao dịch liên quan đến bất động sản đều phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c) Hợp đồng, văn bản về bất động sản.
d) Ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b và c khoản này, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ yêu cầu chứng thực còn có thêm một hoặc các giấy tờ sau đây:
- Trường hợp bất động sản thuộc sở hữu chung thì phải có văn bản đồng ý của sở hữu chung khác hoặc văn bản khước từ quyền mua tài sản của sở hữu chung khác hoặc giấy tờ chứng minh trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua.
- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua bất động sản phải có các giấy tờ chứng minh quyền mua bất động sản theo quy định tại Điều 121 Luật Đất đai 2003.
- Trường hợp bên giao kết hợp đồng, văn bản về bất động sản là pháp nhân thì phải có các giấy tờ sau:
+ Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh tư cách pháp nhân;
+ Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân hoặc Điều lệ của pháp nhân (nếu đại diện theo pháp luật) hoặc văn bản uỷ quyền đại diện pháp nhân (nếu đại diện theo uỷ quyền).
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần còn phải có điều lệ công ty hoặc biên bản của hội đồng quản trị hoặc nghị quyết của đại hội cổ đông về việc chuyển dịch bất động sản và cử người đại diện ký kết hợp đồng.
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế của người đại diện.
- Trường hợp chứng thực bất động sản của người được giám hộ, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám sát việc giám hộ.
- Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai không thể hiện rõ ràng chủ sở hữu, thì người yêu cầu chứng thực phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn (nếu là vợ chồng) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu độc thân) hoặc giấy xác nhận tài sản riêng của vơ hoặc chồng hoặc các giấy tờ thay thế khác.
- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất một phần thửa đất trên địa bàn các quận, trên các trục đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B và các tỉnh lộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì phải có văn bản xác nhận quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền quản lý về quy hoạch xây dựng theo quy định của UBND thành phố.
- Sổ hộ khẩu đối với trường hợp nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, trong khu vực rừng phòng hộ;
- Đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa đất (mẫu số 17/ĐK) trong trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất;
- Đối với trường hợp thừa kế bất động sản:
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản, nếu là người được hưởng di sản theo pháp luật;
+ Di chúc, Giấy chứng tử của người để lại di sản, nếu là người được hưởng di sản theo di chúc mà trong di chúc đó không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người;
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản mà người nhận thừa kế là người duy nhất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn;
- Giấy phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà theo quy định của pháp luật thì tài sản đó phải được cấp phép xây dựng hoặc phải lập dự án đầu tư.
3. Trình tự chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản:
a) Người yêu cầu chứng thực nộp một (01) bộ hồ sơ (bản photocopy) và xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp để đối chiếu. Công chức Tư pháp - Hộ tịch tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực.
b) Trường hợp người có bất động sản không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà hiện trạng sử dụng đất biến động so với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì công chức Địa chính – Xây dựng phường, xã phải xác nhận các thông tin về thửa đất.
Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có dấu hiệu đã bị sửa chữa hoặc giả mạo, nếu cần thiết phải xác minh thì UBND phường, xã gửi Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin địa chính (mẫu số 33/PYCCC) đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện để yêu cầu cung cấp thông tin về thửa đất. Thời gian cung cấp thông tin về thửa đất của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không tính vào thời hạn chứng thực nêu tại khoản 4 Điều này.
c) Trường hợp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ thì công chức Tư pháp - Hộ tịch ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch và trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phường, xã phụ trách công tác chứng thực ký chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản.
Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc khi giải quyết yêu cầu chứng thực mà phát hiện người có bất động sản không đủ điều kiện thực hiện quyền của người có bất động sản theo quy định của pháp luật thì trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.
d) Trường hợp chứng thực văn bản phân chia tài sản thừa kế, văn bản nhận tài sản thừa kế thì thời hạn niêm yết 30 ngày đối với việc phân chia tài sản thừa kế, nhận tài sản thừa kế không tính vào thời hạn chứng thực nêu tại khoản 4 Điều này.
4. Thời gian giải quyết: 01 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực là 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp trong quá trình giải quyết hồ sơ yêu cầu chứng thực, phải thực hiện việc niêm yết công khai, thì thời gian giải quyết là 01 ngày, kể từ ngày hết thời hạn niêm yết.
- Trường hợp yêu cầu chứng thực tại nhà, thì thời gian giải quyết là 02 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Trường hợp việc chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản có hẹn thời gian như đã nêu trên thì phải viết giấy biên nhận, ghi rõ thời gian nhận lại kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
5. Mức thu lệ phí:
Áp dụng theo mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, văn bản liên quan đến bất động sản tại UBND quận, huyện quy định tại phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
6. Trách nhiệm cung cấp thông tin về đất đai của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện:
1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin về đất đai theo yêu cầu của UBND phường, xã.
2. Thời hạn cung cấp thông tin: Trong thời gian không quá 02 ngày, kể từ ngày nhận được Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin địa chính (mẫu số 33/PYCCC), Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện có trách nhiệm chuyển Phiếu cung cấp thông tin địa chính (mẫu số 34/PCC) cho UBND phường, xã.”
1. Sửa đổi, bổ sung các điều: Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 và Điều 45, như sau:
“Điều 39. Cơ sở pháp lý lĩnh vực xây dựng nhà ở:
- Luật Xây dựng;
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ;
- Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Xây dựng;
- Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Bộ Tài chính;
- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 40. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của UBND các xã thuộc huyện Hoà Vang:
Thực hiện theo quy định tại Điều 31 Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 41. Cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn:
1. Thủ tục hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu số 03/CPXD);
b) Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dung đất và quyền sở hữu nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong những giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất;
c) Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.
2. Thời gian giải quyết: Không quá 12 ngày;
3. Mức thu lệ phí: 50.000 đồng/01 trường hợp.
Điều 42. Gia hạn giấy phép xây dựng:
1. Thủ tục hồ sơ:
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng (theo mẫu số 04/CPXD);
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
2. Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày.
3. Mức thu lệ phí: 10.000 đồng.
Điều 45.
1. Việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định tại Điều 41 được thực hiện sau khi có phân cấp của UBND huyện Hòa Vang.
2. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND quận, huyện và Sở Xây dựng, UBND các phường, xã có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết và không thực hiện việc xác nhận vào hồ sơ của công dân, tổ chức.”
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |