Quyết định 854/QĐ-UBND.HC năm 2015 phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
Số hiệu | 854/QĐ-UBND.HC |
Ngày ban hành | 21/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | 21/08/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Nguyễn Thanh Hùng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 854/QĐ-UBND.HC |
Đồng Tháp, ngày 21 tháng 8 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 236/QĐ-UBND.HC ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1288/SKHĐT-TH ngày 05 tháng 8 năm 2015; kết quả thẩm định dự toán của Sở Tài chính tại Công văn số 1198/STC-ĐT ngày 21 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chính sau:
1. Tên dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Địa điểm Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Rà soát, đánh giá về số lượng, chất lượng các nguồn tài nguyên có giới hạn, đặc biệt là tài nguyên đất và nước đã khai thác sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn; phân tích mức độ hợp lý, tính hiệu quả và bền vững trong khai thác, sử dụng, từ đó bố trí lại theo yêu cầu sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế cạnh tranh cao của từng địa phương, từng vùng sinh thái.
- Rà soát, đánh giá việc phân bổ sử dụng các nguồn lực (lao động, vốn đầu tư, khoa học và công nghệ) và phân tích, dự báo các yếu tố liên quan, đặc biệt là về thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tăng thu nhập của người dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn một cách đạt hiệu quả cao và bền vững.
- Điều chỉnh, bổ sung quan điểm, mục tiêu, phương án và giải pháp phát triển, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, gắn với phát triển ngành nghề và tạo việc làm ở khu vực nông thôn, kết hợp chặt chẽ với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn mới, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và cư dân nông thôn.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp phải đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, gắn kết đồng bộ với Chương trình xây dựng nông thôn mới; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành liên quan.
- Tập trung xác định rõ hơn về lợi thế trong sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực phục vụ xuất khẩu, thực hiện liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sinh thái, bền vững về môi trường, ứng dụng các thành tựu của nông nghiệp công nghệ cao vào phát triển sản xuất trên diện rộng.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng đánh giá thực trạng bố trí dân cư nông thô n; nước sạch nông thôn; thực trạng phát triển kinh tế hợp tác và ngành nghề nông thôn.
- hương án quy hoạch phải đồng thời đáp ứng yêu cầu khắc phục được các mặt yếu kém trong sản xuất, tránh tình trạng phát triển tự phát làm phá vỡ quy hoạch chung của tỉnh; xác định ngành hàng cây, con chủ lực có lợi thế cạnh tranh; xây dựng cơ cấu sản xuất theo yêu cầu tăng giá trị nông sản và hiệu quả sử dụng đất, tạo sự thống nhất, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đồng thời tăng cường đầu tư đồng bộ hạ tầng cơ sở, hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch cần nêu rõ trách nhiệm của cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, hộ nông dân và nông thôn trong quá trình thực hiện quy hoạch.
Sử dụng các phương pháp: kế thừa, thu thập, xử lý, phân tích các số liệu thống kê, điều tra khảo sát, chuyên gia, dự báo,….