Quyết định 1349/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020

Số hiệu 1349/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/07/2012
Ngày có hiệu lực 25/07/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Đặng Minh Ngọc
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1349/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 25 tháng 7 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKHĐT ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 500/QĐ-UBND ngày 27/02/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 57/TTr-NN ngày 29/5/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển nông nghiệp - nông thôn phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế.

- Quá trình phát triển nông sản hàng hóa phải gắn liền với định hướng thị trường, cả cho nội tiêu, chế biến và xuất khẩu. Trên cơ sở đó xác định những nhóm sản phẩm chủ lực tập trung đầu tư phát triển theo chiều sâu, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu thị trường cả về lượng và chất, cả trước mắt và lâu dài, nhằm đảm bảo tính ổn định trong phát triển.

- Hướng tới một nền nông nghiệp sạch và chất lượng ngày càng cao để đảm bảo cho phát triển bền vững, trong đó sản xuất đi đôi với bảo vệ cải thiện độ màu mỡ của đất đai, nhằm đảm bảo tính ổn định trong phát triển.

- Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhất là công nghệ biến đổi gen vào sản xuất nông nghiệp, lấy khoa học công nghệ là điểm tựa chính để nâng cao nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả nông nghiệp trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các loại hình tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh xã hội được giữ vững.

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả cao; coi phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển chăn nuôi tập trung là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp.

- Quy hoạch các vùng phát triển cây, con chính trên địa bàn tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với ngành nghề đa dạng tập trung vào thế mạnh của tỉnh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2011 - 2015:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 4,0%/năm: Ngành nông nghiệp tăng 2,8%/năm (trong nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt tăng 0,3%/năm; chăn nuôi tăng 7,5%/năm và dịch vụ tăng 12,0%/năm); thuỷ sản tăng 9%/năm.

- Cơ cấu: Năm 2015 cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt 47,2%; chăn nuôi 50,1% và dịch vụ 2,8%.

- Sản lượng lương thực có hạt là 554.715 tấn, trong đó thóc là 506.715 tấn (bình quân sản lượng lương thực có hạt là 450kg/người/năm).

- Đến năm 2015 dự kiến 25% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

[...]