ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 852/QĐ-UBND
|
Quảng
Trị, ngày 25 tháng 04
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học số
20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc
dụng;
Căn cứ Quyết định số
24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu
tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Thông tư số
78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP của Chính
phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc
dụng;
Căn cứ Quyết định số 2688/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Đề cương và nhiệm vụ quy hoạch tổng
thể khu BTTN Bắc Hướng Hóa đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 816/TCLN-BTTN ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc
góp ý báo cáo Quy hoạch tổng thể Khu bảo tồn thiên
nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 425/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc điều chỉnh, bổ sung đề
cương, nhiệm vụ Quy hoạch tổng
thể các khu bảo tồn thiên nhiên: Bắc Hướng Hóa và
Đakrông đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 51/TTr-SNN ngày 23 tháng 3 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Sau đây gọi là Khu BTTN) đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc
Hướng Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị.
3. Chủ đầu tư: Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
4. Thời gian thực hiện: đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Mục
tiêu quy hoạch:
- Quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng, những giá trị khoa học của hệ sinh thái đa
dạng sinh học, những giá trị về địa chất và những cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng
trong phạm vi quản lý Khu bảo tồn phù hợp với chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam, phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến 2030.
- Quy hoạch không gian, ranh giới các
phân khu chức năng, làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng các cơ sở hạ tầng của
Khu BTTN.
- Xây dựng các chương trình hoạt động
cho Khu BTTN và các giải pháp đồng bộ về quản lý bảo vệ, lâm sinh, xây dựng cơ
sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, du lịch
sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội.
6. Nội dung quy hoạch:
6.1. Phạm vi ranh giới và diện
tích
Phạm vi, ranh giới Khu bảo tồn thiên
nhiên Bắc Hướng Hóa được phê chuẩn theo Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày
14/3/2007 của UBND tỉnh về thành lập Khu BTTN; Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày
02/3/2009 của UBND tỉnh về điều chỉnh diện tích, ranh giới Khu BTTN và các quyết
định của UBND tỉnh Quảng Trị về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
Tổng diện tích tự nhiên của Khu BTTN
Bắc Hướng Hóa được quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến
2030 là: 23.456,71 ha trên địa bàn 05 xã thuộc huyện Hướng
Hóa.
6.2. Quy hoạch các phân khu chức
năng
Dựa vào các tiêu chí đã được quy định, đồng thời trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, đánh
giá kết hợp với các chuyên đề điều tra. Tiến hành quy hoạch các phân khu chức
năng cho Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đến năm 2020, định hướng đến 2030 bao gồm:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện
tích 14.917,82 ha, chiếm 63,60% tổng diện tích tự nhiên của KBTTN;
- Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 6.971,73 ha, chiếm 29,72
% tổng diện tích tự nhiên của Khu BTTN;
- Phân khu hành chính - dịch vụ có diện
tích 1.567,16 ha, chiếm 6,68 % tổng
diện tích tự nhiên của khu bảo tồn.
6.3. Quy hoạch vùng đệm
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có một số hộ
dân sinh sống trong Khu BTTN nên vùng đệm của Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa có cả vùng đệm ngoài và vùng đệm trong Khu BTTN.
Vùng đệm ngoài Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
được xác định nằm trên địa giới hành chính 8 xã thuộc 4 huyện trong đó: xã Hướng
Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh (thuộc
huyện Hướng Hóa); xã Hướng Hiệp (huyện Đakrông); xã Linh
Thượng (huyện Gio Linh) và xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh).
Tổng diện tích vùng đệm ngoài là: 82.383,32 ha.
Vùng đệm trong của Khu BTTN: Hiện có
02 thôn: Cựp và Cuôi, xã Hướng Lập nằm
trong ranh giới Khu BTTN. Do đó, diện tích 02 thôn này được quy hoạch thuộc vùng đệm trong của Khu BTTN. Tổng diện
tích quy hoạch cho vùng đệm trong là: 793,01 ha.
6.4. Quy hoạch Bộ máy tổ chức
Trong giai đoạn 2016 - 2020 và định
hướng đến năm 2030, quy hoạch nhân sự cho khu BTTN Bắc Hướng Hóa là 59 người,
trong gồm:
- Văn phòng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa 24 người gồm: Ban giám đốc và các Phòng
chuyên môn.
- Hạt kiểm lâm
Khu bảo tồn 35 người gồm: Lãnh đạo Hạt, 04 trạm kiểm lâm, khối văn phòng hạt và tổ kiểm lâm cơ động.
6.5. Quy hoạch công trình hạ tầng
- Trung tâm hành chính Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa, bao gồm:
+ Xây dựng mới trụ sở làm việc của
Ban quản lý Khu BTTN;
+ Xây dựng mới nhà tập luyện chữa cháy rừng;
+ Xây dựng Trung tâm du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường.
+ Xây dựng mới nhà công vụ, nhà ăn tập
thể cho cán bộ công nhân viên chức;
- Quy hoạch các Trạm kiểm lâm Khu BTTN: Quy hoạch mới 04 trạm kiểm lâm Khu
BTTN: Trạm Cựp, Trạm Cuôi, Trạm Hướng Sơn và Trạm Hướng Linh.
- Quy hoạch 09 tuyến tuần tra kết hợp
du lịch sinh thái, với tổng chiều dài tối thiểu 57 km và
05 nhà nghỉ chân trên các tuyến đường tuần tra chính.
- Quy hoạch công
trình phòng cháy chữa cháy rừng: 01 đập tràn giữ nước
phòng cháy chữa cháy rừng; 01 chòi quan sát phát hiện sớm lửa rừng; 01 nhà luyện
tập phòng cháy chữa cháy rừng cùng hệ thống bảng, biển báo, chỉ dẫn...
6.6. Quy hoạch phát triển du lịch
sinh thái
- Quy hoạch điểm nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái đèo Sa Mù.
- Quy hoạch 04 tuyến du lịch, gồm có:
+ Tuyến Sân bay Tà Kơn - Hồ thủy điện
Rào Quán - Đèo Sa mù;
+ Tuyến Du lịch mạo hiểm Sông Sê Păng Hiêng - Động Brai - Du lịch cộng đồng;
+ Tuyến đường mòn Hồ Chí Minh và thăm
thác Bạc - xã Hướng Lập;
+ Tuyến Đỉnh Voi
Mẹp, khám phá sinh cảnh Bò tót, khám phá núi Pa Thiên, di tích vua Hàm Nghi.
6.7. Quy hoạch Vườn sưu tập thực vật
kết hợp vườn giống
Vườn sưu tập thực vật kết hợp vườn giống
được quy hoạch trong phân khu hành chính dịch vụ của Khu BTTN. Quy mô Vườn thực
vật dự kiến 165 ha thuộc tiểu khu 652A, trên địa bàn xã Hướng Phùng (huyện Hướng
Hóa).
7. Các chương trình, dự án
- Chương trình bảo vệ rừng và bảo tồn.
- Chương trình phục hồi sinh thái.
- Chương trình nghiên cứu khoa học và
giáo dục đào tạo.
- Chương trình tuyên truyền giáo dục.
- Chương trình phát triển kinh tế -
xã hội vùng đệm.
- Chương trình du lịch sinh thái giáo
dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng.
- Đầu tư mua sắm
trang thiết bị.
8. Giải pháp thực hiện quy hoạch:
8.1. Giải pháp quản lý
Các chương trình hoạt động đều phải tuân thủ theo các phương án quy hoạch và phải
lập dự án đầu tư, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư đều
phải xây dựng các giải pháp kỹ thuật cụ thể; Chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trước
khi thực hiện từng hoạt động của dự án; Công tác tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo tồn và người
dân vùng đệm; Tham quan học tập xây dựng các mô hình ở các Khu BTTN, các Khu bảo tồn khác để rút ra các bài học kinh nghiệm cho các
hoạt động của dự án; Ứng dụng các nghiên cứu khoa học đã
thực hiện có liên quan đến các hoạt động của dự án.
8.2. Giải pháp về vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch
tổng thể Khu bảo tồn
thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đến năm 2020, định hướng đến 2030 là: 74.894.500
nghìn đồng (Bảy mươi tư tỷ, tám trăm chín mươi tư triệu năm trăm nghìn đồng). Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương đầu tư là:
30.759.000 nghìn đồng.
+ Nguồn sự nghiệp kinh tế tỉnh:
4.530.000 nghìn đồng.
+ Quỹ bảo vệ
phát triển rừng và DVMTR: 24.928.900 nghìn đồng.
+ Nguồn liên doanh liên kết:
6.361.000 nghìn đồng.
+ Nguồn hợp pháp khác: 8.315.600
nghìn đồng.
Trong khu vực có nhiều dự án về phát triển cơ sở hạ tầng cũng như quản lý bảo vệ rừng với
nhiều nguồn vốn khác nhau nên trong
quá trình xây dựng dự án cần phải thực hiện lồng ghép các hoạt động và nguồn vốn.
8.3. Giải pháp cho công tác bảo tồn
Nhằm thực hiện tốt
công tác bảo tồn cần phải thực hiện một số giải pháp chính sau đây:
- Nâng cao nhận thức;
- Nâng cao đời sống cộng đồng và chia
sẻ lợi ích;
- Tăng cường phổ
biến thể chế pháp
luật cho cộng đồng;
- Kiểm soát nhu cầu thị trường.
8.4. Giải pháp về cơ chế chính
sách
Trong quá trình quản lý bảo vệ Khu
BTTN cần có cơ chế chính sách riêng cho vùng đệm, đặc biệt đối với các thôn bản
thuộc vùng đệm trong và các thôn bản nằm kề ranh giới Khu
BTTN như:
- Đối với vùng đệm trong của Khu BTTN
để ổn định đời sống của cộng đồng dân cư ở thôn Cựp và
thôn Cuôi xã Hướng Lập;
- Không xây dựng các khu dãn dân hay
tái định cư tiếp giáp với ranh giới Khu bảo tồn tránh lấn chiếm vào đất rừng đặc
dụng.
- Đầu tư trực tiếp nguồn vốn cho Khu BTTN
để chủ động vốn hàng năm thực hiện đúng với tiến độ đã đề ra. Xây dựng định mức
trồng rừng các loài cây quý hiếm bản địa; Xây dựng cơ chế
cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu
đãi hoặc không lãi khuyến khích vay vốn phát triển kinh tế xã hội..
- Có cơ chế và chính sách ưu đãi cho
người dân sống giáp ranh Khu BTTN tham gia các hoạt động của
khu bảo tồn cũng như miễn giảm các loại thuế, học phí cho con em, lao động công
ích, tìm nguồn vốn không hoàn lại xây dựng cơ sở hạ tầng...
8.5. Giải pháp về đào tạo phát triển
nguồn nhân lực
a) Giải pháp về nhân lực
Nhằm tiến đến hoàn thiện bộ máy tổ chức
quản lý của BQL Khu BTTN, giải pháp về nhân lực được phân
thành hai giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng nhu cầu
nhân sự trong giai đoạn 2016 - 2020 của quy hoạch là 39 người. Trong đó: Ban quản
lý Khu BTTN là 15 người; Hạt Kiểm lâm Khu BTTN là 23 người. Hiện trạng đã có 11
người, nhu cầu bổ sung nhân sự mới là 28 người.
+ Giai đoạn tiếp theo 2021 - 2030:
Trong giai đoạn 2021 - 2030, Khu BTTN kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự cho BQL
và các đơn vị trực thuộc. Bộ máy tổ chức của Khu BTTN trong giai đoạn này gồm;
Ban quản lý Khu BTTN là 24 người; Hạt kiểm lâm BTTN là 35 cán bộ, Tổng nhu cầu
nhân sự trong giai đoạn này là 59 người, trong giai đoạn 2016 - 2020 có 38 người,
theo nhu cầu từng giai đoạn bổ sung phù hợp.
b) Giải pháp về đào tạo
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo ngắn hạn về bảo tồn đa dạng sinh học cho các cán bộ, nhân viên Khu BTTN về
các lĩnh vực: Nhận diện và phân loại động vật hoang dã; Nhận diện và phân loại
thực vật rừng; Kỹ thuật điều tra và giám sát động thực vật
rừng; Đào tạo nghiên cứu đặc điểm lâm học và cấu trúc rừng; Phòng cháy và chữa cháy rừng.
+ Giai đoạn tiếp theo 2021 - 2030:
Đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học; Nâng cao năng lực nghiệp vụ Kiểm lâm; nghiệp vụ du lịch và tuyên
truyền; bồi dưỡng công tác quản lý du lịch sinh thái kết hợp
với bảo tồn phát triển bền vững; Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm của các
Vườn quốc gia và KBTTN.
8.6. Giải pháp về môi trường
- Tổ chức nghiên cứu các giải pháp
làm giàu tài nguyên rừng trong Khu BTTN, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng, tạo môi trường
sống cho các loài động vật sinh sống.
- Sử dụng các phương tiện thân thiện
với môi trường trong du lịch sinh thái ở KBT như lắp đặt hệ thống thùng rác tại
tất cả các điểm du lịch và trên trục đường, các khu trung tâm,...Thu gom và xử
lý chất thải từ hoạt động du lịch, khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm thăm quan du lịch.
- Hạn chế và có biện pháp xử lý chất
thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch... Sử dụng các
công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ các hoạt động du
lịch ra môi trường.
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án chuẩn bị đầu tư xây dựng; nghiên cứu
ứng dụng các quy trình, giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa xử lý ô nhiễm môi trường...
8.7. Giải pháp về quy chế quản lý rừng vùng đệm
Áp dụng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,
kết hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng thôn bản
tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng nhằm chia sẻ
quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với
thôn, bản, chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa
bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành giao rừng và đất
rừng lâu dài cho các hộ gia đình, từ đó người dân địa
phương yên tâm sản xuất và đầu tư vào nghề rừng.
9. Tổ chức thực hiện:
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị là
chủ quản đầu tư các chương trình đầu tư phát triển của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa trong kỳ quy hoạch.
- Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan
quản lý trực tiếp Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa; chịu
trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên
quan xây dựng trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt các cơ chế, chính sách
hỗ trợ cho việc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh nói chung và Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa nói riêng; chủ trì lồng ghép các dự án
đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn; Hướng dẫn, đôn đốc Ban quản lý Khu
BTTN lập, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án
bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chung của ngành, của tỉnh;
Tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án.
- Chủ đầu tư có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch thực hiện, theo dõi, giám sát chất lượng, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động đầu tư cho Sở Nông nghiệp và PTNT và cơ
quan chủ quản đầu tư; phối hợp và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, phát triển
rừng trong phạm vi được giao cho chính quyền địa phương.
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tài nguyên
và Môi trường và các Sở, ban ngành liên quan: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; Bố trí, hướng dẫn
thực hiện các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ; Tham mưu bố trí nguồn,
định mức khối lượng, vốn đầu tư, hỗ trợ hàng năm trên địa
bàn tỉnh. Phối hợp thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án đầu tư phát triển
lâm nghiệp của Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
- UBND các huyện Hướng Hóa, Đakrông,
Vĩnh Linh, Gio Linh: Triển khai, phổ biến, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn. Tổ chức quản
lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ đầu
tư có trách nhiệm công bố công khai, tuyên truyền, quản lý và triển khai thực
hiện Quy hoạch theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và
Công nghệ; Giám đốc Kho bạc nhà Nước tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ
tịch UBND các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh, Giám đốc BQL Khu
bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều
3;
- Bộ NN&PTNT;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chính
|
PHỤ LỤC 1
QUY HOẠCH LOẠI ĐẤT, LOẠI RỪNG KHU BTTN BẮC HƯỚNG HÓA
(Kèm theo Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh)
TT
|
Đất, rừng quy
hoạch
|
Diện
tích (ha)
|
Tỷ
lệ %
|
1
|
Rừng thường xanh
|
19.793,99
|
84,39
|
1.1
|
Giàu thường xanh
|
2.453,35
|
10,46
|
1.2
|
Trung bình thường xanh
|
10.204,82
|
43,50
|
1.3
|
Phục hồi thường xanh
|
3.542,81
|
15,10
|
1.4
|
Nghèo thường xanh
|
3.593,02
|
15,32
|
2
|
Hỗn
giao
|
199,01
|
0,85
|
3
|
Rừng núi đá
|
1.798,26
|
7,67
|
3.1
|
Trung bình núi đá
|
864,03
|
3,68
|
3.2
|
Phục hồi núi đá
|
684,07
|
2,92
|
3.3
|
Nghèo núi đá
|
250,16
|
1,07
|
4
|
Rừng trồng
|
10,62
|
0,05
|
4.1
|
Rừng trồng 1
|
1,36
|
0,01
|
4.2
|
Rừng trồng 2
|
9,26
|
0,04
|
5
|
Đất trống
|
1.539,74
|
6,56
|
5.1
|
Đất trống 1 (cỏ, cây bụi Ia)
|
98,79
|
0,42
|
5.2
|
Đất trống 2 (Ic)
|
637,75
|
2,72
|
5.3
|
Đất trống 3
(nương rẫy)
|
803,20
|
3,42
|
6
|
Núi đá không cây
|
61,28
|
0,26
|
7
|
Mặt
nước
|
53,81
|
0,23
|
Tổng
diện tích tự nhiên
|
23.456,71
|
100
%
|
PHỤ LỤC 2
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG PHÂN KHU BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT
(Kèm theo Quyết định số 852/QĐ-UBND
ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh)
Đơn vị:
ha
TT
|
Hiện
trạng sử dụng đất
|
BVNN
I
|
BVNN
II
|
BVNN
III
|
Tổng
|
1
|
Rừng giàu thường xanh
|
998,08
1
|
927,98
|
-
|
1.926,07
|
2
|
Rừng trung bình
thường xanh
|
1.220,71
|
4.033,81
|
2.455,15
|
7.709,67
|
3
|
Rừng phục hồi thường xanh
|
241,70
|
827,79
|
863,65
|
1.933,14
|
4
|
Rừng nghèo thường xanh
|
69,94
|
1.047,48
|
573,42
|
1.690,84
|
5
|
Rừng trung bình núi đá
|
-
|
484,44
|
41,20
|
525,64
|
6
|
Rừng phục hồi núi đá
|
-
|
281,63
|
202,92
|
484,55
|
7
|
Rừng nghèo núi đá
|
-
|
224,26
|
20,60
|
244,86
|
8
|
Cây gỗ rải rác
|
5,36
|
8,37
|
5,59
|
19,33
|
9
|
Cây bụi
|
11,38
|
82,90
|
57,67
|
151,96
|
10
|
Trảng cỏ
|
8,13
|
45,42
|
131,86
|
185,41
|
11
|
Núi đá không cây
|
-
|
31,34
|
-
|
31,34
|
12
|
Mặt nước
|
1,05
|
13,21
|
0,75
|
15,00
|
Tổng
|
2.556,37
|
8.008,65
|
4.352,81
|
14.917,82
|
Ghi chú: BVNN (Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt)
PHỤ LỤC 3
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI
(Kèm theo Quyết định số 852/QĐ-UBND
ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh)
Đơn vị:
ha
TT
|
Hiện
trạng sử dụng đất
|
PHST I
|
PHST II
|
PHST III
|
PHST IV
|
Tổng
|
1
|
Rừng giàu thường xanh
|
260,45
|
266,83
|
-
|
-
|
527,28
|
2
|
Rừng trung bình
thường xanh
|
229,27
|
546,60
|
243,35
|
915,88
|
1.935,10
|
3
|
Rừng phục hồi thường xanh
|
52,14
|
516,44
|
220,99
|
541,47
|
1.331,04
|
4
|
Rừng nghèo thường xanh
|
139,93
|
576,33
|
158,49
|
773,83
|
1.648,58
|
5
|
Rừng trung bình núi đá
|
-
|
33,02
|
-
|
111,33
|
144,35
|
6
|
Rừng phục hồi núi đá
|
-
|
12,54
|
-
|
177,72
|
190,26
|
7
|
Rừng nghèo núi đá
|
-
|
3,51
|
-
|
1,79
|
5,30
|
8
|
Cây gỗ rải rác
|
19,98
|
36,23
|
0,38
|
15,21
|
71,80
|
9
|
Cây bụi
|
55,94
|
160,88
|
36,55
|
224,61
|
477,97
|
10
|
Trảng cỏ
|
131,21
|
138,21
|
3,87
|
298,02
|
571,30
|
11
|
Núi đá không cây
|
-
|
-
|
-
|
29,94
|
29,94
|
12
|
Mặt nước
|
4,61
|
21,09
|
-
|
13,11
|
38,81
|
Tổng
|
893,52
|
2.311,67
|
663,63
|
3.102,91
|
6.971,73
|
Ghi chú: PHST (Phân khu phục hồi sinh thái)
PHỤ LỤC 4
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG PHÂN KHU HÀNH CHÍNH DỊCH VỤ
(Kèm theo Quyết định số 852/QĐ-UBND
ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh)
Đơn vị:
ha
TT
|
Hiện
trạng sử dụng đất
|
DVHC
|
1
|
Rừng trung bình thường xanh
|
560,05
|
2
|
Rừng phục hồi thường xanh
|
278,62
|
3
|
Rừng nghèo thường xanh
|
253,60
|
4
|
Rừng hỗn giao
|
199,01
|
5
|
Rừng trung bình núi đá
|
194,04
|
6
|
Rừng phục hồi
núi đá
|
9,26
|
7
|
Rừng trồng
|
10,62
|
8
|
Cây gỗ rải rác
|
7,67
|
9
|
Cây bụi
|
7,82
|
10
|
Trảng cỏ
|
46,49
|
Tổng
|
1.567,16
|
PHỤ LỤC 5
NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ QUY HOẠCH KHU BTTN BẮC HƯỚNG HÓA
(Kèm theo Quyết định số 852/QĐ-UBND
ngày 25/4/2017 của UBND tỉnh)
Đơn vị:
1.000 đồng
TT
|
Hạng
mục đầu tư
|
Thành
tiền
|
Giai
đoạn
|
2016-2020
|
2021-2030
|
A
|
Các chương trình quy hoạch
|
72.413.500
|
58.982.500
|
13.431.000
|
1
|
Chương trình bảo vệ rừng và bảo tồn
|
30.666.500
|
22.210.500
|
8.456.000
|
2
|
Chương trình phục hồi sinh thái
|
19.660.000
|
17.260.000
|
2.400.000
|
3
|
Chương trình nghiên cứu khoa học và
đào tạo
|
11.750.000
|
10.600.000
|
1.150.000
|
4
|
Chương trình tuyên truyền giáo dục
|
776.000
|
776.000
|
|
5
|
Chương trình phát triển kinh tế xã
hội
|
5.000.000
|
5.000.000
|
|
6
|
Chương trình du lịch sinh thái, giáo dục môi trường
|
4.561.000
|
3.136.000
|
1.425.000
|
B
|
Trang thiết bị
|
2.481.000
|
1.625.900
|
855.100
|
1
|
Phòng cháy chữa cháy rừng
|
2.315.400
|
1.507.800
|
807.600
|
2
|
Nghiên cứu khoa học
|
165.600
|
118.100
|
47.500
|
Tổng
(A+B)
|
74.894.500
|
60.608.400
|
14.286.100
|