ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 425/QĐ-UBND
|
Quảng Trị, ngày 07 tháng 03 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN: BẮC HƯỚNG HOÁ VÀ ĐAKRÔNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền số
77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về
tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 2688/QĐ-UBND
ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và nhiệm vụ Quy hoạch
tổng thể Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2690/QĐ-UBND
ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Đề cương và nhiệm vụ
Quy hoạch tổng thể Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 816/TCLN-BTTN
ngày 05/6/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý báo cáo Quy hoạch tổng thể
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Khu bảo tồn thiên Đakrông, tỉnh Quảng
Trị đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1982/TTr-SNN ngày 29/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch
tổng thể các Khu bảo tồn thiên nhiên: Bắc Hướng Hoá và Đakrông đến năm 2020 đã
được Ủy ban nhân dân dân tỉnh phê duyệt tại các Quyết định: số 2688/QĐ-UBND, số
2690/QĐ- UBND ngày 31/12/2010 với những nội dung sau:
1. Về tên gọi: Đổi tên các báo cáo thành:
- “Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát
triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
- “Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
2. Cơ sở pháp lý: Bổ sung các văn bản và tài liệu liên quan;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày
30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng
cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày
15/10/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh Quảng
Trị đến năm 2020;
- Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày
9/11/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011- 2020 của tỉnh Quảng Trị.
- Kết quả rà soát, cấp giấy Chứng nhận
quyền sử dụng đất cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Bắc Hướng Hóa; Hồ sơ
ranh giới, mốc ranh giới sử dụng đất của các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên;
- Bổ sung Đề án
vị trí việc làm của Ban quản lý hai Khu bảo tồn thiên nhiên;
- Cập nhật số liệu diễn biến rừng đến
năm 2015.
3. Điều chỉnh và
bổ sung số liệu quy hoạch
a) Phần hiện trạng của Khu bảo tồn:
Trong báo cáo mới chỉ nêu số liệu và
đánh giá sơ bộ thực trạng của 2 Khu Bảo tồn thiên nhiên đến 2012, cần bổ sung số
liệu hiện trạng và cập nhật tình hình thực
hiện các chương trình, dự án, hoạt động đến năm 2015;
Đánh giá những thành tựu, kết quả đã
đạt được trong những năm qua, những tồn tại cần được giải quyết, để từ đó xác định
những hoạt động cần được triển khai để thực hiện trong
giai đoạn quy hoạch. Trong đó, lưu ý công tác bảo vệ, phát triển rừng, công tác bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học,
sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với Ban quản lý Khu bảo tồn trong công
tác quản lý, bảo vệ rừng;
Khảo sát bổ sung số liệu kinh tế xã hội
từ năm 2012 đến năm 2015, vấn đề sinh kế cho người dân sống gần rừng để góp phần
giảm áp lực vào rừng.
b) Phần quy hoạch:
Xác định lại kỳ quy hoạch cho giai đoạn
2016-2020 và những định hướng đến năm 2030. Điều chỉnh
giai đoạn quy hoạch 2013-2015 thành nội dung đánh giá thực trạng, kết quả đạt
được.
Về nguồn vốn
khái toán: cần xác định tổng nhu cầu vốn sắp xếp các hoạt động theo thứ tự ưu
tiên trong kỳ quy hoạch để có khái toán ở mức độ vừa phải, khả thi, có sự lồng
ghép các chương trình/dự án để tăng hiệu quả đầu tư. Cần có phân kỳ đầu tư,
phân nguồn đầu tư: Nguồn Chương trình bảo vệ phát triển rừng, nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng cho công tác bảo vệ rừng, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh, nguồn vốn từ các chương trình dự án khác
trong giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn sau năm 2020.
Về giải pháp tổ chức: Tham khảo Đề
án vị trí việc làm của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên để xác
định cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp với đầy đủ chức năng nhiệm vụ, từ đó đưa ra
được nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhu cầu về tập huấn, nguồn vốn
thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm góp phần quan trọng đạt được mục tiêu của
Quy hoạch.
Từ 01/01/2016,
các Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: Bắc Hướng Hóa và Đakrông là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy, trong nội dung quy hoạch cần
chỉnh sửa cho phù hợp.
Thống nhất phương án quy hoạch với
các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên.
Xây dựng các phương án Quy hoạch bảo
tồn và phát triển bền vững hai Khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
Tổ chức hội nghị thẩm định, chỉnh sửa
hoàn thiện và phê duyệt.
4. Về bố cục và sản
phẩm quy hoạch:
Căn cứ hướng dẫn của Thông tư số
78/2011/TT-BNNPTNT và nội dung góp ý của Hội đồng thẩm định xây dựng lại đề
cương, nhiệm vụ Quy hoạch phù hợp về nội dung, thời gian quy hoạch (Chi tiết
theo Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các
Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện:
Đakrông, Hướng Hóa và Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Giám đốc các Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: Bắc Hướng
Hóa và Đakrông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- CT, PCT Hà Sỹ Đồng;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chính
|
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG “QUY HOẠCH BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ “QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
(Kèm theo Quyết định số: 425/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 của UBND tỉnh)
A. KẾT
CẤU BÁO CÁO
QUY
HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN
I. THÔNG TIN CHUNG VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. THÔNG TIN
CHUNG VỀ QUY HOẠCH
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Cơ sở pháp lý
2. Tài liệu sử dụng
PHẦN II. CƠ SỞ KHÓA HỌC THỰC TIỄN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN
1. Vị trí địa lý
2. Địa hình địa mạo
3. Đặc điểm khí hậu thủy văn
4. Địa chất, đất đai
II. THẢM THỰC VẬT RỪNG VÀ ĐA DẠNG
SINH HỌC
1. Hiện trạng thảm thực vật rừng
2. Khu hệ Thực vật
3. Khu hệ động vật
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân số, dân tộc
2. Hiện trạng sản xuất
3. Hệ thống hạ tầng thiết yếu
4. Giáo dục và y tế
5. Tình hình an ninh quốc phòng
6. Đánh giá chung tình hình phát triển
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển của Khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH
1. Tài nguyên về du lịch
2. Đánh giá khả năng khai thác phục vụ
phát triển du lịch
V. ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
1. Quá trình hình thành và phát triển
Khu BTTN
2. Thực trạng các phân khu chức năng
3. Thực trạng nguồn nhân lực
5. Thực trạng các hoạt động đầu tư cơ
sở hạ tầng và trang thiết bị
6. Thực trạng các hoạt động của Khu bảo
tồn thiên nhiên
7. Công tác tuyên truyền giáo dục
8. Hoạt động của các tổ chức khác liên quan đến KBT
9. Đánh giá chung công tác bảo tồn
trong thời gian qua.
VI. SỰ CẦN THIẾT
PHẢI QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PHẦN III: NỘI DUNG QUY HOẠCH
I. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
1. Mục tiêu quy hoạch
2. Nhiệm vụ quy hoạch
III. QUY HOẠCH KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN
1. Phạm vi ranh
giới và diện tích
2. Cơ sở - Khái niệm và tiêu chí phân
chia các phân khu chức năng
3. Quy hoạch các phân khu chức năng
4. Quy hoạch vùng đệm
5. Quy hoạch Bộ máy tổ chức
6. Quy hoạch công trình hạ tầng
7. Quy hoạch du lịch sinh thái
8. Quy hoạch Vườn thực vật
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
KHU BTTN
1. Chương trình bảo vệ rừng và bảo tồn
2. Chương trình phục hồi sinh thái
3. Chương trình nghiên cứu khoa học
và giáo dục đào tạo
4. Chương trình tuyên truyền giáo dục
5. Chương trình phát triển kinh tế -
xã hội vùng đệm
6. Chương trình du lịch sinh thái, giáo
dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng
7. Đầu tư trang thiết bị
PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH
I. CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về vốn
2. Giải pháp tổ chức thực hiện
3. Giải pháp cho công tác bảo tồn
4. Giải pháp về cơ chế chính sách
5. Giải pháp về đào tạo phát triển
nguồn nhân lực
6. Giải pháp về môi trường
7. Giải pháp về quy chế quản lý rừng
vùng đệm
II. DỰ BÁO HIỆU
QUẢ CỦA QUY HOẠCH
1. Hiệu quả về bảo tồn thiên nhiên và
môi trường
2. Hiệu quả về kinh tế - xã hội
3. Hiệu quả trong nghiên cứu khoa học
và tuyên truyền giáo dục
PHẦN
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
B. YÊU CẦU SẢN PHẨM CỦA QUY HOẠCH:
I. Phần thuyết minh: Báo cáo tổng hợp 15 quyển/Quy hoạch; Báo cáo tóm tắt: 20 quyển/Quy hoạch.
II. Bản đồ: Các loại bản đồ được làm trên nền bản đồ VN2000.
1. Bản đồ Quy hoạch bảo tồn và phát
triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030: Tỉ lệ:
1/25.000; số lượng: 05 bộ/quy hoạch. Gồm các lớp dữ liệu sau:
1) Địa hình, địa vật;
2) Hiện trạng thảm thực vật rừng;
3) Phân bố các loài động, thực vật đặc
hữu, quý hiếm;
4) Các phân khu chức năng;
5) Các điểm, tuyến du lịch, trạm bảo
vệ rừng;...
2. Các loại bản đồ chuyên đề, tỉ lệ
1/25.000; Số lượng: 03 bộ/quy hoạch
1) Bản đồ ranh giới phân khu chức
năng và hệ thống tiểu khu;
2) Bản đồ thảm thực vật rừng và sử dụng
đất;
3) Bản đồ phân bố một số loài động,
thực vật rừng quý hiếm chủ yếu;
4) Bản đồ quy hoạch du lịch sinh
thái.
3. Các bản đồ trên khổ giấy A3 kèm
theo báo cáo.
III. BỘ ĐĨA CD
Số lượng: 05 bộ đĩa CD/quy hoạch gồm
toàn bộ các báo cáo và các loài bản đồ thành quả.