Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 849/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/03/2019
Ngày có hiệu lực 29/03/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 849/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 29 tháng 03 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao;

Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Kết luận số 05-KL/TU ngày 18/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XVII về Chương trình dạy nghề, việc làm, giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 03/CTr-UBND ngày 12/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 tỉnh Hưng Yên;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 218/TTr-SLĐTBXH ngày 12/12/2018 và dự thảo Đề án Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- L
ãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVXT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Hưng

 

ĐỀ ÁN

RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

Phần I

SỤ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.

Năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thực hành còn thiếu, lạc hậu; hệ thống chương trình, giáo trình chậm đổi mới, cập nhật.

Năng lực cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn vẫn còn hạn chế, về chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, số cơ sở đào tạo nhiều nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa được quy hoạch đồng bộ, còn phân tán, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý. Chưa hình thành được các trường chất lượng cao và trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp là cần thiết để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới trong giai đoạn hiện nay.

[...]