Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, tính đến năm 2025
Số hiệu | 837/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/04/2017 |
Ngày có hiệu lực | 24/04/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Hà Sỹ Đồng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 837/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 24 tháng 04 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, TÍNH ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 37/HĐND-KTNS ngày 10/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc đồng ý chủ trương phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 73/TTr-SNN ngày 17/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, thời gian và đối tượng thực hiện:
1.1. Phạm vi và thời gian thực hiện
Phạm vi: Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê tập trung vào 10 xã trồng cà phê chủ lực trên địa bàn huyện Hướng Hóa, bao gồm: xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh, Hướng Tân, Tân Hợp, Thị trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Ba Tầng, Húc.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025.
1.2. Đối tượng thực hiện
Tất cả các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có diện tích cà phê nằm trong Quy hoạch, kế hoạch phát triển cà phê được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các Doanh nghiệp, cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa được cấp phép hoạt động. Các cơ quan, ban ngành, tổ chức, địa phương có liên quan.
2. Mục tiêu
Từng bước giảm diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng tái canh và biện pháp cưa đốn cải tạo, sử dụng các giống cà phê chè đảm bảo tiêu chuẩn, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng khu vực, địa phương nhằm nâng cao chất lượng vườn cà phê, góp phần thực hiện có kết quả các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm cà phê chè của tỉnh.
3. Nội dung
3.1. Đề xuất bộ tiêu chí áp dụng các hình thức tái canh, cải tạo vườn cà phê trên địa bàn tỉnh, gồm:
- Bộ tiêu chí đối với cà phê già cỗi năng suất thấp có thể tái canh
- Bộ tiêu chí đối với cà phê già cỗi, năng suất thấp áp dụng biện pháp cưa đốn cải tạo.
- Bộ tiêu chí diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp không thể cưa đốn cải tạo hoặc tái canh mà buộc phải chuyển sang cây trồng khác:
3.2. Kế hoạch tái canh
- Tổng diện tích cà phê (đến năm 2015): 4.147,6 ha.
- Diện tích tái canh từ năm 2017 đến năm 2025: 1.910 ha.
4. Kinh phí thực hiện
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 837/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 24 tháng 04 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, TÍNH ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
Căn cứ văn bản số 37/HĐND-KTNS ngày 10/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc đồng ý chủ trương phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 73/TTr-SNN ngày 17/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi, thời gian và đối tượng thực hiện:
1.1. Phạm vi và thời gian thực hiện
Phạm vi: Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê tập trung vào 10 xã trồng cà phê chủ lực trên địa bàn huyện Hướng Hóa, bao gồm: xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh, Hướng Tân, Tân Hợp, Thị trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Ba Tầng, Húc.
Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025.
1.2. Đối tượng thực hiện
Tất cả các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có diện tích cà phê nằm trong Quy hoạch, kế hoạch phát triển cà phê được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các Doanh nghiệp, cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa được cấp phép hoạt động. Các cơ quan, ban ngành, tổ chức, địa phương có liên quan.
2. Mục tiêu
Từng bước giảm diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng tái canh và biện pháp cưa đốn cải tạo, sử dụng các giống cà phê chè đảm bảo tiêu chuẩn, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng khu vực, địa phương nhằm nâng cao chất lượng vườn cà phê, góp phần thực hiện có kết quả các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm cà phê chè của tỉnh.
3. Nội dung
3.1. Đề xuất bộ tiêu chí áp dụng các hình thức tái canh, cải tạo vườn cà phê trên địa bàn tỉnh, gồm:
- Bộ tiêu chí đối với cà phê già cỗi năng suất thấp có thể tái canh
- Bộ tiêu chí đối với cà phê già cỗi, năng suất thấp áp dụng biện pháp cưa đốn cải tạo.
- Bộ tiêu chí diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp không thể cưa đốn cải tạo hoặc tái canh mà buộc phải chuyển sang cây trồng khác:
3.2. Kế hoạch tái canh
- Tổng diện tích cà phê (đến năm 2015): 4.147,6 ha.
- Diện tích tái canh từ năm 2017 đến năm 2025: 1.910 ha.
4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 258.311.250.000 đồng (Hai trăm năm mươi tám tỷ, ba trăm mười một triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng).
Trong đó:
- Vốn đầu tư cho tái canh cà phê giai đoạn 2017 - 2025 là: 255.605.750.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi lăm tỷ, sáu trăm lẻ năm triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng). Gồm:
+ Nguồn vốn vay ngân hàng: 136.994.750.000 đồng.
+ Nguồn vốn tự có của nông hộ, trang trại, hỗ trợ của các Doanh nghiệp, tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn: 116.136.000.000 đồng.
+ Nguồn hỗ trợ của nhà nước (Hỗ trợ 50 ha/năm với định mức 50% giá giống): 2.475.000.000 đồng.
- Vốn hỗ trợ cho xây dựng các mô hình, tập huấn kỹ thuật tái canh, hỗ trợ bù lãi suất vốn vay theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh Quảng Trị: 2.705.500.000 đồng, gồm:
+ Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ bù lãi suất vốn vay theo Quyết định 21/2015/QĐ-UBND: 1.330.000.000 đồng.
+ Nguồn Hỗ trợ từ các Doanh nghiệp, Các tổ chức Phi chính phủ, người dân đóng góp... để xây dựng mô hình, tập huấn kỹ thuật tái canh: 1.375.500.000 đồng.
5. Các Giải pháp cơ bản thực hiện:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trồng tái canh;
- Giải pháp về giống;
- Giải pháp chuyển giao khoa học công nghệ;
- Hợp tác với các cơ quan liên quan, các tổ chức phi chính phủ;
- Giải pháp về chính sách.
6. Tổ chức thực hiện
6.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa và các Sở, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chọn tạo, quản lý nguồn giống cà phê chè đảm bảo chất lượng đưa vào phục vụ chương trình tái canh;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (Trung tâm Khuyến Nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật…) đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tái canh và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân các vùng trồng cà phê; Xây dựng các mô hình trình diễn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để người trồng cà phê có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, đầu tư mở rộng sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế;
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống cà phê trên địa bàn, kiểm tra, quản lý các cơ sở gieo ươm cây giống; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyển chọn và chuyển giao nhanh vào sản xuất các loại giống cà phê mới có năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và Doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê.
- Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu tái canh cà phê do UBND huyện trình, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tái canh và bố trí kinh phí thực hiện Đề án trước tháng 11 hàng năm.
6.2. UBND huyện Hướng Hóa:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị, tổ chức liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Đồng thời, bố trí kinh phí địa phương để thực hiện Đề án.
- Hàng năm, tổng hợp, thẩm định nhu cầu tái canh từ các xã, xây dựng kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt trước tháng 10 hàng năm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường quản lý tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, thu hái và thu mua cà phê không đảm bảo chất lượng, thu mua ép giá; nâng giá cạnh tranh không lành mạnh;
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tiến hành tập huấn quy trình tái canh và xây dựng mô hình hướng dẫn để nâng cao năng lực cho nông dân sản xuất cà phê trên địa bàn;
6.3. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định kinh phí thực hiện đề án hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
6.4. Các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ:
- Tăng cường công tác tập huấn, hỗ trợ để nâng cao năng lực cho các Doanh nghiệp trong việc vận hành, xây dựng phát triển thương hiệu, quảng bá giới thiệu hình ảnh, sản phẩm cà phê Quảng Trị đến người tiêu dùng.
- Tích cực kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư các nhà máy chế biến các sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tan vào địa bàn tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ các Đề án ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, xúc tiến thương mại cho Tổ nhóm nông dân, các doanh nghiệp trồng và chế biến cà phê trên địa bàn trong quá trình triển khai Đề án tái canh từ nguồn xúc tiến thương mại, nguồn khuyến công của Địa phương và nguồn của Quốc gia.
- Tham mưu UBND tỉnh kết hợp nguồn kinh phí từ Đề án phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến 2030 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt để hỗ trợ cho việc xây dựng vùng nguyên liệu cà phê xuất khẩu.
6.4. Ngân hàng nhà nước chi nhánh Quảng Trị: Chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; rà soát các khoản vay cũ, nghiên cứu xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giải quyết khoanh nợ và cho vay vốn mới để tái sản xuất kinh doanh... ưu tiên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong kinh doanh sản phẩm cà phê.
6.5. Hội cà phê Khe Sanh:
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế thu mua cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa do Hội ban hành.
- Có trách nhiệm với các tổ, nhóm, hộ gia đình trồng cà phê trên địa bàn trong việc hỗ trợ nâng cao ý thức canh tác, thu mua cà phê bền vững, chất lượng cao.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả, tăng cường quảng bá cho nhãn hiệu tập thể cà phê Khe Sanh khi được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận.
6.6. Các Doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê trên địa bàn:
- Tiếp tục đầu tư và phát triển kinh doanh trên địa bàn với mục tiêu đảm bảo kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và sản xuất bền vững. Cam kết thu mua cà phê đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia nhằm nâng cao chất lượng cà phê nhân;
- Tập trung đầu tư các dây chuyền sản xuất cà phê công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô sản xuất, chú trọng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững;
- Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các nhóm nông dân, hỗ trợ sản xuất, phân phối lợi ích hợp lý, để phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến.
6.7. Các Tổ chức phi chính phủ (Tổ chức phát triển Hà Lan, Tầm nhìn thế giới, Viện Mêkong...):
- Hỗ trợ thành lập nhóm nông dân sản xuất, tiêu thụ cà phê đảm bảo chất lượng;
- Hỗ trợ, kết nối liên kết nông dân với Doanh nghiệp, Doanh nghiệp với Doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tìm kiếm các nguồn tài chính phục vụ mục tiêu tái canh cà phê trên địa bàn.
- Hỗ trợ xây dựng các vườn ươm, chọn tạo giống cà phê chè Catimor đảm bảo chất lượng.
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết, tái canh, tưới tiết kiệm, xen canh... phục vụ chiến lược tái canh cà phê;
6.8. Người trồng cà phê: Đăng ký diện tích trồng tái canh và diện tích, loại cây trồng luân canh và tiến hành tái canh theo quy trình kỹ thuật của ngành Nông nghiệp hướng dẫn...; Áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất, thu hái theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; Thành lập các nhóm nông dân sản xuất và tiêu thụ cà phê bền vững, liên kết với các Doanh nghiệp trong cung ứng vật tư và tiêu thụ cà phê, cam kết thực hiện các nguyên tắc của hợp đồng, không đơn phương phá vỡ hợp đồng liên kết.
(Nội dung chi tiết theo Đề án đính kèm)
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện đề án đảm bảo hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
TÁI
CANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÀ PHÊ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI
ĐOẠN 2017 - 2020, TÍNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 24/4/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị)
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT:
Cà phê là một trong 3 cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh Quảng Trị, cà phê được trồng tập trung tại huyện Hướng Hóa với giống chủ lực là cà phê chè Catimor. Tuy sản lượng chưa nhiều, nhưng với tiềm năng đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp nên sản phẩm cà phê chè của tỉnh được trong và ngoài nước biết đến bởi chất lượng thơm ngon. Phát triển sản xuất cà phê có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH ở miền Tây của tỉnh, nhằm giải quyết việc làm, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho nhân dân, nhất là cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới của tổ quốc.
Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế và kết quả đạt được, ngành cà phê của tỉnh còn một số tồn tại: sản xuất luôn thiếu ổn định và bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu và thị trường tiêu thụ không ổn định; Sản lượng và chất lượng cà phê thấp do diện tích cà phê già cỗi tăng cao (53% diện tích cà phê trồng trước năm 2000), nhiễm sâu bệnh nặng, sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch của người dân còn hạn chế nên sản phẩm có sức cạnh tranh thấp so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, dẫn đến hiệu quả sản xuất cà phê chưa cao. Mặt khác chuỗi giá trị của ngành hàng từ sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm chưa gắn kết chặt chẽ; các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh cà phê bộc lộ nhiều hạn chế...
Để giúp ngành hàng cà phê khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, phát huy vai trò của cây trồng chiến lược, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho nông dân trồng cà phê trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động ngày càng sâu sắc của biến đổi khí hậu, việc xây dựng và ban hành “Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê chè trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, có tính đến năm 2025” là cấp thiết nhằm góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn;
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT, ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực Trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án phát triển Ngành cà phê bền vững đến năm 2020;
- Quyết định số 4512/QĐ-BNN-TT ngày 21/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án tái canh cà phê vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020;
- Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
- Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI;
- Thực trạng, tiềm năng của tỉnh hiện nay, xu thế phát triển chung của cả nước và thế giới.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Phạm vi Đề án.
Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê tập trung vào 10 xã trồng cà phê chủ lực trên địa bàn huyện Hướng Hóa, bao gồm: xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh, Hướng Tân, Tân Hợp, Thị trấn Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Ba Tầng, Húc.
Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2025.
2. Đối tượng Đề án
Tất cả các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có diện tích cà phê nằm trong Quy hoạch, kế hoạch phát triển cà phê được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các Doanh nghiệp, cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa được cấp phép hoạt động.
IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Điều tra khảo sát thực địa, điều tra nhanh nông thôn: Tổ chức điều tra tại các hộ gia đình trồng cà phê của các xã trọng điểm của huyện Hướng Hóa theo mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập các thông tin cần thiết như: Diện tích cà phê theo độ tuổi, tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh và năng suất, sản lượng của vườn cây, nhu cầu tái canh, cưa đốn cải tạo, nhu cầu trồng mới, thuận lợi, khó khăn trong quá trình tái canh.
- Thu thập thông tin thống kê, xử lý phân tích tổng hợp số liệu thống kê.
- Phương pháp phân tích tài chính - kinh tế.
- Phương pháp chuyên gia, phương pháp hội thảo.
- Phương pháp dự báo.
Phần thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ CỦA TỈNH
I. TỔNG QUAN
1. Vị trí vai trò của cà phê vùng Hướng Hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tổng diện tích trồng cà phê năm 2016 của tỉnh là 4.675,4ha, chiếm 1/7 tổng diện tích cà phê chè của cả nước, chiếm 22% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh, tập trung ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa với hơn 8.000 hộ tham gia trồng cà phê. Giá trị sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm đạt 6.000 - 7.000 tấn, mang lại giá trị hơn 300 tỷ đồng/năm cho doanh nghiệp và người trồng cà phê. Có thể nói cây cà phê chè đã khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng đất đỏ bazan và tiểu vùng khí hậu của huyện Hướng Hóa. Sản xuất cà phê có vị trí quan trọng đối với ngành nông nghiệp của tỉnh kể cả trong việc sử dụng tài nguyên đất, nguồn nước, lao động và là nguồn thu nhập chính của hơn 8.000 hộ trồng cà phê chè trên địa bàn.
Hướng Hóa là địa bàn trọng điểm phát triển cà phê chè của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Với tiềm năng đất đỏ Bazan màu mỡ (trên 5.000 ha), có độ cao địa hình 450 - 550m và khí hậu ôn hoà1 rất phù hợp với yêu cầu sinh lý của cà phê chè về cả nhiệt độ, lượng mưa và số tháng khô, số giờ chiếu sáng, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối cả năm. Vùng cà phê của huyện phân bổ ở 22 xã và thị trấn với 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau:
- Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: Gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,9°C).
- Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (Các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh), là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hòa trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22°C. Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng.
- Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: Bao gồm các xã còn lại ở phía Tây nam của huyện (Hướng Lộc, Pa tầng, A Dơi, Thuận...). Là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3°C.
Đối chiếu với tiêu chuẩn phân cấp đất trồng và khí hậu đối với cây cà phê chè Catimor, cho thấy điều kiện đất đai và khí hậu ở Hướng Hóa thích hợp cho phát triển cà phê chè Catimor, tuy nhiên cần có chế độ canh tác và bón phân phù hợp để cà phê cho năng suất cao và chất lượng tốt. Tại đây cũng là nơi tập trung các cơ sở thu mua, chế biến - bảo quản và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê, tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê.
2. Diễn biến diện tích, Năng suất, sản lượng cà phê chè từ năm 2010 đến năm 2016.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê từ năm 2010 - 2016
STT |
Năm |
Diện tích (ha) |
Năng suất (Tấn/ha) |
Sản lượng (Tấn) |
1 |
2010 |
4.469,8 |
1,23 |
5.498,3 |
2 |
2011 |
4.620,3 |
1,49 |
6.881,0 |
3 |
2012 |
4.773,8 |
1,51 |
7.196,9 |
4 |
2013 |
4.675,8 |
1,67 |
7.828,6 |
5 |
2014 |
4.807,3 |
1,06 |
5.106,1 |
6 |
2015 |
4.627,9 |
1,36 |
5.810,0 |
7 |
2016 |
4.675,4 |
1,35 |
5.829,0 |
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2010 - 2016)
Tính đến cuối năm 2016, diện tích cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa là 4.675,4 ha, trong đó có 4.317,1 ha cà phê cho sản phẩm. Năng suất cà phê nhân bình quân hàng năm đạt 17 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 7.000 tấn nhân. Những năm gần đây năng suất cà phê có chiều hướng giảm. Năm 2016, năng suất cà phê nhân chỉ đạt 13,5 tạ/ha, giảm 3,2 tạ/ha so với năm 2013; sản lượng đạt 5.829 tấn2, giảm gần 2.000 tấn so với năm 2013. Nguyên nhân năng suất cà phê giảm là do diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh, mặt khác sản xuất cà phê phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, chưa chủ động trong việc tưới nên chịu ảnh hưởng lớn khi thời tiết khô hạn xảy ra, cùng với việc giá cà phê không thuận lợi, dẫn đến đầu tư, chăm sóc cho cây cà phê của người sản xuất hạn chế.
3. Hiện trạng thu mua, công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn
Trong thời gian qua thị trường cà phê luôn biến động, niên vụ cà phê năm 2011 giá cà phê quả tươi đạt 11.000 - 13.000 đồng/kg, với giá này người nông dân có lãi, đã động viên được người trồng cà phê đầu tư chăm sóc. Niên vụ cà phê năm 2012 vừa mất mùa, lại giá thấp, giá cà phê chỉ ở mức bình quân 6.000 - 7.000 đồng/kg, với giá này người trồng cà phê có lợi nhuận thấp. Từ năm 2013 giá cà phê chỉ ở mức bình quân 3.000 - 5.800 đồng/kg, cùng với nhiều khó khăn của các Doanh nghiệp thu mua, chế biến trên địa bàn (thiếu vốn và thua lỗ...) nên các Doanh nghiệp thu mua cầm chừng, chủ yếu các hộ chế biến nhỏ thu mua với giá thấp, với giá này người trồng cà phê phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Năm 2014 giá cà phê bình quân 5.000 đồng/kg; năm 2015 vừa mất mùa vừa mất giá, giá cà phê bình quân 5.000 - 6.000 đồng/kg. Năm 2016, giá cà phê có dấu hiệu đi lên, tuy nhiên vẫn ở mức trung bình. Với giá bán cà phê thấp, nguy cơ người trồng cà phê chặt phá để trồng cây khác, hoặc bỏ vườn không đầu tư chăm sóc, gây khó khăn cho việc ổn định, mở rộng diện tích và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Trên địa bàn tỉnh có 14 Doanh nghiệp và 7 hộ gia đình tham gia thu mua và chế biến cà phê3; có khoảng 83 đại lý và tư thương thu gom cà phê trên địa bàn. Với 14 nhà máy thu mua và chế biến cà phê (chế biến ướt) có tổng công suất thiết kế gần 100.000 tấn quả tươi/năm, tuy nhiên sản lượng cà phê bình quân hàng năm đạt 40.000 - 50.000 tấn, đáp ứng 40 - 50% công suất nhà máy. Các năm qua, mặc dù các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê như: Chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý, tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại; hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu đối với sản phẩm cà phê; hỗ trợ tham quan, học hỏi, khảo sát nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ triển lãm... Nhưng do tình hình thị trường cà phê tiêu thụ khó khăn, giá cà phê xuất khẩu giảm dẫn đến sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, tình trạng nợ xấu chưa giải quyết, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Theo kết quả khảo sát, hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp còn hoạt động khá tốt như: Công ty TNHH Đại Lộc, Công ty cổ phần Thương Phú, Doanh nghiệp tư nhân Minh Tiến, HTX cà phê bản địa Khe Sanh.
Hiện nay, có 03 Doanh nghiệp trên địa bàn xuất khẩu cà phê trực tiếp (Công ty TNHH Đại Lộc, Công ty cổ phần Thương Phú, DNTN Minh Tiến) và 02 Doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê bên ngoài như: Công ty cà phê Cát Quế (Hà Nội), Công ty Olam - Việt Nam, các Công ty trên thu mua cà phê thóc của các doanh nghiệp ở Hướng Hóa.
Trên thực tế ngành hàng cà phê Quảng Trị đã xâm nhập với thị trường ngoài nước. Từ năm 2008, Công ty TNHH Thái Hòa Quảng Trị bắt đầu xây dựng thương hiệu cà phê Khe Sanh, các khâu chọn giống, canh tác, thu hoạch, chế biến đều được thực hiện theo bộ nguyên tắc 4C, cho ra sản phẩm cà phê sạch, chất lượng cao, đạt bộ tiêu chuẩn quốc tế nên đã tham gia vào thị trường người tiêu dùng ở châu Âu, hàng năm đã tiêu thụ tốt sản phẩm cho nông dân. Các công ty như: Đại Lộc, Tân Lâm, Thái Hòa đã xuất khẩu cà phê nhân đạt tiêu chuẩn quốc tế sang các nước như: Đức, Italya, Hà Lan... sản phẩm cà phê chè Quảng Trị đã được đánh giá cao về chất lượng, cà phê Khe Sanh (Quảng Trị) được bạn hàng quốc tế ưa chuộng bởi hương thơm và vị ngon; Như vậy có thể khẳng định cà phê Quảng Trị triển vọng về thị trường.
Tuy nhiên với thực trạng sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cà phê chưa tuân thủ quy trình sản xuất, chạy theo lợi nhuận trước mắt, số lượng nhà máy cấp phép hoạt động tràn lan, chưa tính đến khả năng của nguyên liệu, đã gây ra hiện tượng tranh mua, tranh bán, điều đặc biệt nguy hại là thu mua sản phẩm không đạt chất lượng (cà phê chưa đủ độ chín, ngâm nước, tỷ lệ tạp chất cao...) dẫn đến mất uy tín của sản phẩm cà phê Khe Sanh, tạo ra tâm lý không quan tâm đến chất lượng của người sản xuất. Bên cạnh đó, nhà máy đói nguyên liệu, sản xuất cầm chừng, không đủ sức đầu tư ứng dụng công nghệ mới để chế biến tinh và sâu hơn đã làm cho cà phê Hướng Hóa mất dần thị trường, giảm giá bán, người dân sản xuất lỗ, chán nản không mạnh dạn đầu tư, do đó chất lượng cà phê nhân giảm sút, giá bán sản phẩm cà phê chè Catimor của Quảng Trị thấp hơn so với sản phẩm cà phê cùng loại của các địa phương khác, chưa cạnh tranh được trên thị trường. Mặt khác, công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý chưa được quan tâm đúng mức, các Doanh nghiệp chế biến chủ yếu bán cà phê thô (dạng cà phê thóc hoặc cà phê nhân khô) cho thương lái hoặc bán cho các doanh nghiệp khác ở ngoài tỉnh.
4. Đánh giá hiện trạng chất lượng vườn cà phê chè đến năm 2015
Bảng 2: Hiện trạng diện tích cà phê phân theo độ tuổi
STT |
TÊN XÃ |
Số hộ điều tra (hộ) |
Diện tích vườn cây (ha) |
||||
Tổng |
1-3 năm |
3-10 năm |
10-15 năm |
Trên 15 năm |
|||
1 |
Hướng Phùng |
1.251 |
2.064,10 |
166,4 |
500,3 |
548,3 |
849,1 |
2 |
Húc |
274 |
129,46 |
0,75 |
94,06 |
30,45 |
4,2 |
3 |
Hướng Tân |
398 |
284,36 |
46,45 |
131,31 |
57,45 |
49,15 |
4 |
Ba Tầng |
61 |
104,10 |
5,6 |
18,7 |
69,3 |
10,5 |
5 |
Tân Liên |
458 |
291,73 |
13,5 |
74,45 |
133,87 |
69,93 |
6 |
Tân Hợp |
292 |
225,85 |
47,1 |
70,6 |
69,35 |
38,8 |
7 |
Tân Lập |
179 |
85,10 |
7,4 |
43,8 |
32,6 |
1,3 |
8 |
Hướng Linh |
45 |
45,35 |
21,1 |
21,25 |
3 |
0 |
9 |
TT. Khe Sanh |
300 |
216,39 |
10,89 |
57,6 |
104,5 |
43,4 |
TỔNG |
3.258 |
3.446 |
319 |
1.012 |
1.049 |
1.066 |
(Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát ngày 17 - 21/7/2016 do Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND huyện Hướng Hóa thực hiện)
Qua kết quả điều tra cho thấy, diện tích cà phê từ tuổi 1 - 3 là 319 ha, trong đó có hơn 30% diện tích sinh trưởng phát triển kém, bị sâu bệnh hại; Diện tích cà phê từ tuổi 3 - 10 là 1.012 ha, trong đó có hơn 40% diện tích bị sâu bệnh hại, sinh trưởng phát triển kém; Diện tích cà phê từ tuổi 10 - 15 là 1.048 ha, trong đó có hơn 50% diện tích sinh trưởng phát triển kém, hơn 30% diện tích bị sâu bệnh; Diện tích cà phê tuổi trên 15 năm là 1.066 ha, trong đó có hơn 80% diện tích sinh trưởng phát triển kém, cho năng suất thấp, 70% diện tích bị nhiễm sâu bệnh hại. Như vậy, có thể thấy thực trạng hầu hết các vườn cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa đang sinh trưởng, phát triển kém, nhiễm nhiều sâu bệnh hại như bệnh khô cành, khô quả, gỉ sắt...
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TÁI CANH CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
I. Kết quả thực hiện tái canh cà phê
Tổng diện tích cà phê đã tái canh tính đến năm 2016 của các xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa 425,4 ha. Diện tích cưa đốn cải tạo: 10 ha
Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy nhiều diện tích tái canh sau 01 - 03 năm có tỷ lệ sống đạt thấp (50%), nhiều vườn tái canh tỷ lệ chết lên đến 80 - 90%. Nguyên nhân chủ yếu là do người nông dân chưa nắm bắt về quy trình tái canh, sau khi phá bỏ vườn cũ tiến hành trồng lại ngay, không dọn sạch tàn dư, không thực hiện luân canh với cây trồng khác, nguồn giống tái canh cũng không đảm bảo...
Thời gian qua trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã xây dựng được mô hình thành công về cưa đốn cải tạo cà phê; ngoài ra có một số vườn cà phê tái canh đã cho kết quả về năng suất, tỷ lệ cây chết thấp, đang tiếp tục theo dõi để đánh giá.
2. Những khó khăn và đề xuất của người sản xuất trong quá trình tái canh cà phê.
* Khó khăn:
- Hầu hết các hộ gia đình đều khó khăn về nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất cà phê.
- Giá cà phê bấp bênh, có nhiều biến động, không ổn định và phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người trồng cà phê, cản trở sự đầu tư, chăm sóc;
- Thiếu lao động vào mùa thu hoạch, nông dân bỏ vườn cà phê, thiếu chăm sóc và chuyển đổi cây trồng khác;
- Thiếu nguồn cung cấp cây giống đạt tiêu chuẩn; khó kiểm soát chất lượng cây giống. Chưa có vườn nhân giống, vườn cây đầu dòng và cây đầu dòng để cung cấp vật liệu nhân giống trên địa bàn.
- Môi trường đất trồng cà phê tái canh bị thoái hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, nhiễm sâu bệnh hại.
- Tiếp cận vốn vay ngân hàng trồng tái canh cà phê của nông hộ khó. Do hầu hết các hộ gia đình trồng cà phê, doanh nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn đều có nợ ngân hàng, với tổng dư nợ lớn. Nên việc ngân hàng cho vay để thực hiện tái canh, trồng mới, chăm sóc là rất khó khăn.
- Quy trình tái canh cà phê chè chưa xây dựng và ban hành.
- Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, điện..) còn chưa đáp ứng cho đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Cơ sở dữ liệu vườn cà phê cần tái canh ở các xã chưa được xây dựng nên khó khăn cho các cơ quan quản lý trong xây dựng kế hoạch và thực hiện các chính sách hỗ trợ.
- Thực hiện tái canh cà phê khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, có tỷ lệ hộ nghèo cao, năng lực trình độ và khả năng thích nghi với thực tế còn nhiều trở ngại.
* Đề xuất:
Từ những khó khăn trên, hầu hết các hộ được điều tra đều cho rằng: Cần có được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nguồn giống chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật... để tiếp tục tái canh và đầu tư thâm canh phát triển cây cà phê theo hướng bền vững..
3. Nguyên nhân trồng tái canh cà phê thành công và chưa thành công trên địa bàn huyện Hướng Hóa thời gian qua
3.1. Nguyên nhân thành công tái canh cà phê
- Hệ thống chính trị ở một số địa phương đã xác định thực hiện tái canh cà phê là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Tuyên truyền phổ biến cho người dân về kỹ thuật tái canh đã đạt được một số kết quả ban đầu. Hầu hết, các hộ gia đình đã hiểu được sự cần thiết của tái canh.
- Sự đồng thuận cao và tự nguyện trồng tái canh cà phê của người sản xuất.
3.2. Nguyên nhân tái canh chưa thành công
- Chưa có Ban chỉ đạo tái canh cà phê để chỉ đạo thống nhất tái canh cà phê trên địa bàn.
- Chưa xây dựng đề án, kế hoạch trồng tái canh cà phê để làm cơ sở triển khai thực hiện tái canh có hiệu quả.
- Đất bị thoái hóa, mất cân đối dinh dưỡng, sâu bệnh hại là những nguyên nhân chính khiến tái canh thất bại.
- Thiếu vốn, chưa có quy trình tái canh cà phê chè. Sự hiểu biết của người trồng cà phê về các kỹ thuật liên quan tái canh và trồng, thâm canh cây cà phê còn hạn chế.
- Nguồn giống không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
- Hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, gây cản trở quá trình thực hiện việc tái canh.
4. Dự báo về cơ hội, thách thức của ngành cà phê của tỉnh thời gian tới
4.1. Cơ hội
- Tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các cơ quan Chính phủ, phi chính phủ (Viện Mêkong, Tổ chức phát triển Hà Lan, Tầm nhìn thế giới...)
- Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn; Chất lượng cà phê Hướng Hóa tốt, được nhiều bạn hàng Quốc tế biết đến;
- Nhiều tài liệu nghiên cứu sẵn có về cà phê tại Việt Nam và thế giới;
- Xu hướng tiêu dùng cà phê Arabica trên thế giới ngày càng nhiều, cần chất lượng cao, sạch và thân thiện với môi trường;
- Thị trường rộng mở cho cà phê có chứng nhận bền vững, cà phê sạch, cà phê hữu cơ, giá được tăng và các phần thưởng và các phúc lợi khác;
4.2. Khó khăn, thách thức
- Do biến đổi khí hậu nên thiên tai thường xuyên xảy ra, trong khi trồng cà phê ở Quảng Trị chủ yếu dựa vào thiên nhiên, sử dụng nước trời (không tưới) do đó năng suất hàng năm không ổn định, chất lượng thấp;
- Diện tích cà phê già cỗi, vườn cây chất lượng kém chiếm trên 50%, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và sản lượng cà phê;
- Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và thiếu liên kết nên khó cạnh tranh về chất lượng, số lượng;
- Danh tiếng cà phê Quảng Trị ngày càng giảm do chất lượng quả và chất lượng cà phê chế biến thấp;
- Giá cà phê bấp bênh, có nhiều biến động, không ổn định và phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người trồng cà phê, cản trở sự đầu tư, chăm sóc;
- Giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ngày công ngày càng tăng cao trong khi giá bán cà phê thấp, không ổn định, dẫn đến người trồng cà phê có lợi nhuận thấp, thậm chí không bù đắp đủ chi phí;
- Đất trồng và nguồn giống ngày càng thoái hóa; Việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cà phê chưa tuân thủ quy trình; Công suất các nhà máy chế biến quá lớn so với sản lượng cà phê toàn huyện, sản xuất chạy theo lợi nhuận trước mắt ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá bán;
- Công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý chưa được quan tâm đúng mức;
- Doanh nghiệp chưa áp dụng tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng; ít doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, đa số qua trung gian, nên cà phê ít có danh tiếng trên thị trường;
- Nhiều cơ sở chế biến chưa gắn với vùng nguyên liệu dẫn đến cạnh tranh thu mua nguyên liệu, khó xây dựng được chất lượng, thương hiệu; Năng lực của doanh nghiệp yếu, khó tiếp cận thị trường và cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài;
- Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị có tính một chiều, mức độ tương tác hạn chế: Liên kết giữa nông dân với nông dân chưa được hình thành, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp rất hạn chế, hợp tác giữa các doanh nghiệp hạn chế và cạnh tranh không lành mạnh. Hiện tại, phần lớn sản phẩm cà phê của nông dân được thu mua qua thương lái, sau đó thương lái đến nhập cho nhà máy, phương thức này đang tồn tại phổ biến trên địa bàn.
III. XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH CÀ PHÊ GIÀ CỖI, NĂNG SUẤT THẤP CẦN TÁI CANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA GIAI ĐOẠN 2017 - 2025
1. Tổng hợp diện tích cà phê già cỗi của huyện Hướng Hóa
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát điểm (hơn 50% số hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa) cùng với số liệu thống kê của huyện Hướng Hóa về diện tích cà phê được quy hoạch trồng lại từ năm 1994 - 1995 đã xác định diện tích cà phê già cỗi (trên 15 năm) của toàn huyện là: trên 2.400 ha.
2. Nhu cầu tái canh đối với diện tích cà phê già cỗi và cà phê có năng suất thấp trên địa bàn huyện Hướng Hóa
Toàn huyện Hướng hóa có khoảng 8.620 hộ nông dân tham gia trồng cà phê, trong đó hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều và Pako chiếm gần 50%, hầu hết là hộ nghèo (khoảng 80%). Sản xuất cà phê chủ yếu theo mô hình nông hộ, gia trại, bình quân một hộ sản xuất 01 ha cà phê, lớn nhất 5 ha/hộ. Nguồn đầu tư chủ yếu là vốn tự có và vốn vay qua các kênh ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng thương mại. Ngoài ra, một số xã được hưởng thụ từ chương trình 135 và các chương trình dự án khác, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế huyện.
Qua kết quả của đợt điều tra khảo sát từ ngày 17-21/7/2016 do Sở Nông nghiệp PTNT và UBND huyện Hướng Hóa thực hiện cho thấy: Cà phê chè Hướng Hóa phần lớn được quy hoạch trồng lại từ năm 1994 - 1995, hiện nay diện tích cà phê già cỗi (trên 15 năm tuổi) và các vườn cà phê dưới 15 năm tuổi nhưng bị sâu bệnh nặng, sinh trưởng và phát triển kém cần cải tạo khoảng 2.400 ha, chiếm 53% diện tích cà phê toàn huyện. Trong đó, diện tích cần tái canh từ nay đến năm 2025 là 1.910 ha, diện tích cải tạo bằng các biện pháp khác (cưa đốn,..) là 490 ha.
Bảng 3: Nhu cầu tái canh cà phê của các xã trọng điểm cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2017 - 2020, có tính đến năm 2025
ĐVT: ha
STT |
Tên xã |
Diện tích đến 2015 (Ha) |
Diện tích tái canh (Ha) |
Tổng diện tích tái canh (Ha) |
||||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 - 2025 |
||||
1 |
Hướng Phùng |
1.786,0 |
492,2 |
330,95 |
195,8 |
107,95 |
87,4 |
1.214,30 |
2 |
Húc |
292,0 |
0 |
1,25 |
10,45 |
14,8 |
14,3 |
40,80 |
3 |
Hướng Tân |
387,0 |
89,05 |
49,2 |
10,95 |
16,1 |
19,5 |
184,80 |
4 |
Ba Tầng |
251,0 |
14,6 |
7 |
0 |
6,2 |
0 |
27,80 |
5 |
Tân Liên |
398,0 |
48,52 |
26,41 |
13,85 |
31,23 |
2 |
122,01 |
6 |
Tân Hợp |
322,8 |
34,4 |
62,45 |
22,9 |
11,6 |
0,8 |
132,15 |
7 |
Tân Lập |
147,8 |
5,6 |
0,6 |
1,5 |
0 |
0,2 |
7,90 |
8 |
Hướng Linh |
70,0 |
22,85 |
0 |
0 |
1 |
4 |
27,85 |
9 |
TT Khe Sanh |
312,0 |
51,05 |
20,1 |
3,1 |
5,1 |
0 |
79,35 |
10 |
Hướng Sơn |
181,0 |
20 |
15 |
15 |
15 |
0 |
65,00 |
Tổng |
4.147,6 |
778,27 |
512,96 |
273,55 |
208,98 |
128,20 |
1.901,96 |
(Nguồn số liệu: Số liệu Điều tra khảo sát từ ngày 17-21/7/2016 về Đề án tái canh cà phê của huyện Hướng Hóa)
3. Đánh giá chung về quá trình thực hiện tái canh cà phê của Quảng Trị
3.1. Thuận lợi - cơ hội
- Tái canh cà phê được tỉnh Quảng Trị xem là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành trồng trọt.
- Quá trình tái canh cà phê của tỉnh hiện đang nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Cục Trồng Trọt, Viện Khoa học nông nghiệp Tây Nguyên, của các tổ chức Phi chính phủ như: SNV, Tầm nhìn thế giới, Viện MêKông.
- Được kế thừa kinh nghiệm tái canh cà phê vối của các tỉnh Tây Nguyên.
- Kỹ thuật tái canh, cưa đốn cải tạo đang được hoàn thiện bằng các nghiên cứu khoa học và thực nghiệm.
- Có các giống cà phê chè mới, có chất lượng do Viện khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu chọn tạo, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận với nhiều đặc điểm vượt trội so với cà phê chè Catimor. Đây là hướng tái cơ cấu sản xuất ngành hàng cà phê theo hướng bền vững và nâng cao năng suất chất lượng cà phê nhân trên địa bàn.
3.2. Khó khăn - thách thức
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án tái canh và phát triển bền vững cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa tương đối mới, sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức.
- Để tái canh cà phê bền vững, đạt hiệu quả cao, đối với vùng Hướng Hóa cần thời gian luân canh tối thiểu với cây trồng ngắn ngày khác ít nhất là 01 năm. Điều này làm kéo dài thời gian tái canh, kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản cũng như ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người nông dân trong thời gian đầu của quá trình tái canh.
- Nhu cầu về vốn cho tái canh bền vững là rất lớn, trong khi tiềm lực của người nông dân hạn chế là thách thức chủ yếu của quá trình tái canh.
Phần thứ 2
NỘI DUNG TÁI CANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÀ PHÊ CHÈ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, TÍNH ĐẾN 2025
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Tái canh cà phê chè được xác định là nhiệm vụ quan trọng đối với tái cơ cấu ngành hàng nông nghiệp của tỉnh theo hướng chất lượng, bền vững hơn và sức cạnh tranh cao.
- Tiến hành tái canh cà phê giai đoạn 2017 - 2025 phải đảm bảo không ảnh hưởng lớn tới sản lượng cà phê của tỉnh.
- Tái canh cà phê giai đoạn 2017 - 2025 là cơ hội bổ sung các giống cà phê mới có các đặc tính vượt trội (năng suất cao, khả năng kháng bệnh rỉ sắt, kích thước nhân lớn...), đồng thời ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cà phê có hiệu quả khả quan hơn.
- Tái canh cà phê phải thực sự mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất cà phê và bảo vệ môi trường sinh thái (chỉ tái canh ở vùng quy hoạch, điều kiện tái canh đảm bảo).
- Việc tái canh cà phê chè phải phù hợp với nguồn lực về vốn, trên cơ sở nắm chắc khoa học, kỹ thuật và khả năng tổ chức thực hiện.
- Thực hiện tái canh cà phê chè cần tiến hành trên cơ sở dân chủ và phải nhận được sự đồng thuận cao từ nông hộ trên địa bàn.
- Cần có tiến độ tái canh phù hợp và vững chắc, đảm bảo tỷ lệ tái canh thành công cao và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra khi trồng tái canh cà phê.
- Cần sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất của tổ chức Đảng các cấp và trách nhiệm cao của các cơ quan chuyên môn trực thuộc các cấp. Trong đó hệ thống ngân hàng và tín dụng tại địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi dài hạn cho kế hoạch tái canh cà phê.
- Phải thực hiện tái canh cà phê đúng quy trình kỹ thuật, được quản lý giám sát chặt chẽ; đặc biệt tuân thủ nguyên tắc dân chủ và tôn trọng tính tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của các chủ vườn cà phê.
- Thành công trong tái canh cà phê sẽ mang lại nhiều lợi ích cho địa phương, cho nông hộ, trang trại và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê trên địa bàn.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Từng bước giảm diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng tái canh và biện pháp cưa đốn cải tạo, sử dụng các giống cà phê chè đảm bảo tiêu chuẩn, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng khu vực, địa phương nhằm nâng cao chất lượng vườn cà phê, góp phần thực hiện có kết quả các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm cà phê chè của tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng diện tích cà phê tái canh từ 2017 - 2025: 1.900 ha. Bình quân mỗi năm tái canh 200 ha.
- Tổng diện tích cà phê cưa đốn cải tạo là: 450 ha. Bình quân mỗi năm cưa đốn cải tạo 50 ha.
- Đến năm 2020, năng suất cà phê chè đạt bình quân 14- 16 tấn quả tươi/ha.
- Sản lượng bình quân sau khi tái canh 9.000 tấn - 10.000 tấn /năm.
- Tăng thu nhập của nông hộ sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo lên ít nhất 1,5 lần so với trước khi tái canh.
II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Đề xuất bộ tiêu chí áp dụng các hình thức tái canh, cải tạo cà phê
1.1. Bộ tiêu chí đối với cà phê già cỗi năng suất thấp có thể tái canh
- Bộ tiêu chí vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp áp dụng phương thức tái canh từng phần:
(1) Quy hoạch: nằm trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;
(2) Tuổi cây cà phê trên 15 năm tuổi;
(3) Năng suất bình quân 3 năm liền liên tục dưới 1,1 tấn nhân/ha;
(4) Có tỷ lệ cây cà phê sinh trưởng kém, năng suất thấp chiếm ≤ 30,0%;
(5) Cây giống cà phê đã trồng không rõ nguồn gốc hoặc chất lượng kém;
(6) Đất Bazan, tầng dày ≥ 70 cm, độ dốc < 15°;
(7) Có nước tưới trong mùa khô (nếu có).
- Bộ tiêu chí vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp áp dụng phương pháp tái canh toàn bộ:
(1) Quy hoạch: nằm trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;
(2) Tuổi cây cà phê trên 15 năm tuổi;
(3) Năng suất bình quân 3 năm liền liên tục dưới 1,1 tấn nhân/ha;
(4) Có tỷ lệ cây cà phê sinh trưởng kém, năng suất thấp chiếm ≥ 30,0%;
(5) Cây giống cà phê đã trong không rõ nguồn gốc hoặc chất lượng kém;
(6) Đất Bazan, tầng dày ≥ 70 cm, độ dốc < 15°;
(7) Có nước tưới trong mùa khô (nếu có).
(8) Luân canh với cây trồng ngắn ngày: lạc, gừng, nghệ, ít nhất 01 năm.
1.2. Bộ tiêu chí đối với cà phê già cỗi, năng suất thấp áp dụng biện pháp cưa đốn cải tạo.
Gồm các tiêu chí sau đây:
(1) Quy hoạch: nằm trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt;
(2) Tuổi cây cà phê < 15;
(3) Năng suất bình quân 3 năm liền liên tục dưới 1,2 tấn nhân/ha;
(4) Giống: cây giống trồng không rõ nguồn gốc hoặc chất lượng kém;
(5) Cây cà phê không bị bệnh vàng lá, cây sinh trưởng và phát triển bình thường;
(6) Bộ rễ cây còn khả năng phát triển;
(7) Có nước tưới trong mùa khô.
1.3. Bộ tiêu chí diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp không thể cưa đốn cải tạo hoặc tái canh mà buộc phải chuyển sang cây trồng khác:
(1) Nằm ngoài vùng quy hoạch;
(2) Nước ngầm ≥ 100 cm và ngập úng cục bộ trong mùa mưa;
(3) Độ dốc cao > 15° và tầng dầy đất < 50 cm;
(4) Vườn cà phê bị sâu bệnh phá hoại nặng nhất do tuyến trùng và các loại nấm bệnh hại rễ cà phê, đặc biệt là bệnh vàng lá cà phê.
2. Phương án tái canh cà phê
2.1. Luận chứng lập phương án tái canh cà phê
- Căn cứ diện tích cà phê già cỗi năng suất thấp cần phải tái canh giai đoạn 2017 - 2025 do các địa phương thống kê và đề xuất.
- Căn cứ khả năng thực hiện việc tái canh cà phê của xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa thông qua kết quả đã thực hiện từ năm 2010 đến năm 2015.
- Căn cứ khả năng sản xuất cây giống cà phê đạt chất lượng cao phục vụ cho tái canh của tỉnh.
- Căn cứ nguồn vốn tự có, nguồn vốn của tỉnh, của trung ương và các nguồn hỗ trợ khác.
- Tái canh cà phê đảm bảo duy trì ổn định sản xuất cà phê trên địa bàn.
2.2. Phương án tái canh
Căn cứ vào nhu cầu tái canh, dựa trên nguồn lực hiện có khả năng cung ứng nguồn giống cà phê, chất lượng cà phê trên địa bàn, đề xuất của UBND huyện Hướng Hóa, phân kỳ tái canh bình quân cho giai đoạn 2017 - 2025, với diện tích mỗi năm 200 ha/năm.
2.3. Tiến độ tái canh phân theo các năm:
STT |
Tên xã |
Diện tích đến 2015 (Ha) |
Diện tích tái canh (Ha) |
Tổng diện tích tái canh (Ha) |
||||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 - 2025 |
||||
1 |
Hướng Phùng |
1.786.0 |
125 |
110 |
125 |
100 |
750 |
1.210,00 |
2 |
Húc |
292,0 |
0 |
10 |
10 |
15 |
5 |
40,00 |
3 |
Hướng Tân |
387,0 |
20 |
10 |
10 |
15 |
130 |
185,00 |
4 |
Ba Tầng |
251,0 |
10 |
10 |
0 |
5 |
5 |
30,00 |
5 |
Tân Liên |
398,0 |
10 |
10 |
10 |
30 |
65 |
125,00 |
6 |
Tân Hợp |
322,8 |
10 |
20 |
20 |
10 |
75 |
135,00 |
7 |
Tân Lập |
147,8 |
0 |
5 |
5 |
0 |
0 |
10,00 |
8 |
Hướng Linh |
70,0 |
5 |
0 |
0 |
5 |
20 |
30,00 |
9 |
TT Khe Sanh |
312,0 |
10 |
10 |
5 |
5 |
50 |
80,00 |
10 |
Hướng Sơn |
181,0 |
10 |
15 |
15 |
15 |
10 |
65,00 |
Tổng |
4.147,6 |
200,00 |
200,00 |
200,00 |
200,00 |
1.110,00 |
1.910,00 |
3. Khái toán vốn đầu tư và nguồn vốn
3.1. Khái toán vốn đầu tư
Tính toán nhu cầu vốn đầu tư như sau:
Tổng cộng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện đề án: 258.311.250.000 đồng (Hai trăm năm mươi tám tỷ, ba trăm mười một triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng). (Chi tiết tại phụ lục 1)
Trong đó:
- Vốn đầu tư cho tái canh cà phê giai đoạn 2017 - 2025 là: 255.605.750.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi lăm tỷ, sáu trăm lẻ năm triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng). Theo định mức đầu tư qua điều tra thực tế tại địa bàn và định mức khuyến nông cho 1 ha tái canh cà phê là 133.825.000 đồng) trong đó:
+ Nguồn vốn vay ngân hàng: 136.994.750.000 đồng
+ Nguồn vốn tự có của nông hộ, trang trại, hỗ trợ của các Doanh nghiệp, tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn: 116.136.000.000 đồng.
+ Nguồn hỗ trợ của nhà nước (Hỗ trợ 50 ha/năm với định mức 50% giá giống): 2.475.000.000 đồng. (Chi tiết tại phụ lục 2)
- Vốn hỗ trợ cho xây dựng các mô hình, tập huấn kỹ thuật tái canh, bù lãi suất vốn vay theo QĐ21/2015/QĐ-UBND: 2.705.500.000 đồng, trong đó:
+ Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ bù lãi suất vốn vay: 1.330.000.000 đồng
+ Nguồn hỗ trợ từ các Doanh nghiệp, Các tổ chức Phi chính phủ, người dân đóng góp... để xây dựng mô hình, tập huấn kỹ thuật tái canh: 1.375.500.000 đồng. (Chi tiết tại phụ lục 3, 4, 5)
3.2. Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn của trung ương: Nguồn hỗ trợ lãi suất thực hiện Đề án tái canh cà phê của Tây Nguyên (Đề xuất bổ sung Quảng Trị được hưởng theo chính sách này sau khi Đề án được phê duyệt); Các chương trình, dự án khác của Trung ương có thể lồng ghép.
- Nguồn vốn của tỉnh: Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND; Nguồn kinh tế sự nghiệp nông nghiệp, chương trình khuyến nông hàng năm; Vốn chương trình khoa học công nghệ tỉnh (xây dựng mô hình)...
- Nguồn hỗ trợ của các tổ chức Phi chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Nguồn vốn tự có của nông dân, doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh và huyện Hướng Hóa.
4. Lộ trình thực hiện tái canh
Giai đoạn 2016 - 2020 diện tích tái canh của từng xã như sau:
Bảng 5: Diện tích tái canh cho từng xã giai đoạn 2017 - 2020.
STT |
Tên xã |
Diện tích tái canh (Ha) |
Tổng diện tích tái canh (ha) |
|||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||
1 |
Hướng Phùng |
125 |
110 |
125 |
100 |
460 |
2 |
Húc |
0 |
10 |
10 |
15 |
35 |
3 |
Hướng Tân |
20 |
10 |
10 |
15 |
55 |
4 |
Ba Tầng |
10 |
10 |
0 |
5 |
25 |
5 |
Tân Liên |
10 |
10 |
10 |
30 |
60 |
6 |
Tân Hợp |
10 |
20 |
20 |
10 |
60 |
7 |
Tân Lập |
0 |
5 |
5 |
0 |
10 |
8 |
Hướng Linh |
5 |
0 |
0 |
5 |
10 |
9 |
TT Khe Sanh |
10 |
10 |
5 |
5 |
30 |
10 |
Hướng Sơn |
10 |
15 |
15 |
15 |
55 |
Tổng |
200,00 |
200,00 |
200,00 |
200,00 |
800 |
Giai đoạn 2021 - 2025 diện tích tái canh của từng xã như sau:
Bảng 6: Diện tích tái canh cho từng xã từ năm 2021 - 2025
STT |
Tên xã |
Diện tích tái canh (Ha) |
Tổng diện tích tái cánh (Ha) |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||
1 |
Hướng Phùng |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
750 |
2 |
Húc |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
3 |
Hướng Tân |
30 |
25 |
25 |
25 |
25 |
130 |
4 |
Ba Tầng |
|
|
|
|
5 |
5 |
5 |
Tân Liên |
10 |
10 |
15 |
15 |
15 |
65 |
6 |
Tân Hợp |
10 |
20 |
20 |
15 |
10 |
75 |
7 |
Tân Lập |
|
|
|
|
|
|
8 |
Hướng Linh |
5 |
5 |
5 |
5 |
|
20 |
9 |
TT Khe Sanh |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
50 |
10 |
Hướng Sơn |
10 |
|
|
|
|
10 |
Tổng |
230 |
220 |
225 |
220 |
215 |
1.110 |
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trồng tái canh
Trên cơ sở định hướng quy hoạch cà phê của cả nước, quy hoạch phát triển của ngành nông nghiệp và PTNT đến năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt; Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Hướng Hóa rà soát quy hoạch chi tiết các vùng trồng cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa, xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết và giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Đề án tái canh.
2. Giải pháp về Giống phục vụ tái canh
- Giống trồng tái canh phải là giống cà phê chè thuần chủng, có nguồn gốc, xuất xứ và được các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật. Nguồn hạt giống cà phê được lấy từ cây cà phê đầu dòng được tuyển chọn trên địa bàn.
- Hình thức sản xuất và cung ứng giống cà phê: Xây dựng vườn ươm sản xuất giống để chủ động nguồn giống cà phê chè trên địa bàn
Lựa chọn các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện về đất đai, nước tưới và kỹ thuật để hỗ trợ đầu tư vườn ươm sản xuất giống tại chỗ theo quy trình kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định, quy mô 20 - 30 vạn cây giống/năm.
- Trong giai đoạn 2017 - 2025 toàn tỉnh cần 8.404.000 bầu cây giống để phục vụ trồng tái canh cho 1.910 ha trên địa bàn 10 xã trồng cà phê trọng điểm của huyện Hướng Hóa.
3. Chuyển giao khoa học công nghệ
- Chọn tạo, nhân giống cà phê chè thuần chủng được xem là khâu quyết định để đảm bảo tái canh cà phê bền vững.
- Khảo nghiệm các giống cà phê chè mới thích hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn huyện Hướng Hóa theo hướng năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện khí hậu bất thuận.
- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê nhân phục vụ xuất khẩu.
- Tập huấn chuyển giao KHKT: Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khuyến công trong tái canh, tưới tiết kiệm, cơ giới hóa nhất là bảo quản, sơ chế cà phê ở nông hộ.
- Xây dựng mô hình: Xây dựng mô hình tái canh cà phê theo hướng bền vững, mô hình trồng, thâm canh cà phê áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm và tập huấn chuyển giao cho người sản xuất.
4. Hợp tác với cơ quan, ban ngành có liên quan, các tổ chức Phi chính phủ để thực hiện tốt Đề án tái canh và phát triển cà phê chè bền vững.
- Tăng cường liên kết hợp tác với các đơn vị nghiên cứu trong nước và các tổ chức Quốc tế về chọn tạo giống, phòng trừ sâu bệnh, công nghệ tưới nước tiết kiệm, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch, xúc tiến thương mại ngành hàng cà phê...
- Đề xuất một số mô hình, hoạt động mang tính nhân rộng nhằm vận động các cơ quan, ban ngành, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, phối hợp.
- Thông qua các ban ngành, tổ chức tiến hành quảng bá thương hiệu cà phê Khe sanh rộng rãi trong nước và quốc tế.
5. Giải pháp về chính sách:
- Tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương như: Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất với với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; Nghị định số 54/2015/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2015 - Nghị định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Ưu tiên hỗ trợ vốn vay lãi suất để trồng mới và tái canh cà phê theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020.
- Kêu gọi sự hỗ trợ một phần từ các Doanh nghiệp, Tổ chức phi chính phủ cũng như đối ứng của người dân nhằm thực hiện chương trình tái canh cà phê. Cụ thể:
Hỗ trợ 50% giá cây giống cà phê trồng tái canh. Hỗ trợ kinh phí tổ chức các khóa tập huấn về quy trình kỹ thuật tái canh cà phê, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng ngắn ngày để luân canh Hỗ trợ xây dựng mô hình thử nghiệm giống cà phê chè mới kết hợp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; Hỗ trợ khảo sát, phân tích tuyến trùng trong đất trước khi trồng tái canh.
- Ngoài ra, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh để hỗ trợ tái canh cà phê:
+ Hỗ trợ cây giống cà phê trồng tái canh:
Hỗ trợ 50% giá cây giống cà phê trồng tái canh. Định mức hỗ trợ không quá 5,5 triệu đồng/ha. Mỗi năm hỗ trợ không quá 50 ha.
+ Về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Hỗ trợ nâng cao năng lực Hội cà phê Khe Sanh để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người trồng, chế biến cà phê trên địa bàn. Khuyến khích các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập quỹ xúc tiến thương mại, quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo, kích cầu cà phê Khe Sanh, khắc phục rủi ro trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới.
Hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững, nhất là liên kết giữa nông dân với nông dân (Hội cà phê, thành lập nhóm, HTX sản xuất cà phê), Doanh nghiệp với nông dân, Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (Doanh nghiệp cung ứng vật tư, Ngân hàng, Doanh nghiệp thu mua chế biến cà phê).
IV. HIỆU QUẢ
Tổng diện tích 1.910 ha cà phê già cỗi năng suất thấp của khoảng 6.000 hộ, tái canh thành công hàng năm sẽ góp phần mang lại các hiệu quả xã hội thiết thực, thông qua tăng thu nhập bình quân trên một diện tích và chủ vườn cà phê tái canh có điều kiện cải thiện đời sống của gia đình và xã hội.
Thực hiện đề án tái canh cà phê thành công còn góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cà phê, tăng chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của tỉnh trên thị trường.
Đề án tái canh cà phê chè giai đoạn 2017 - 2025 thành công trên địa bàn huyện Hướng Hóa góp phần tăng năng suất và chất lượng vườn cà phê, giảm nghèo bền vững; hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới của tổ quốc.
Phần thứ 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa và các tổ chức, đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
Phối hợp với Cục Trồng trọt, Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên chọn tạo, quản lý nguồn giống cà phê chè đảm bảo chất lượng đưa vào phục vụ chương trình tái canh;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (Trung tâm Khuyến Nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật..,) đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tái canh và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân các vùng trồng cà phê; Xây dựng các mô hình trình diện, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để người trồng cà phê có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, đầu tư mở rộng sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế;
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống cà phê trên địa bàn, kiểm tra, quản lý các cơ sở gieo ươm cây giống; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyển chọn và chuyển giao nhanh vào sản xuất các loại giống cà phê mới có năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và Doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê.
- Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu tái canh cà phê do UBND huyện trình, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tái canh và bố trí kinh phí thực hiện Đề án trước tháng 11 hàng năm.
2. UBND huyện Hướng Hóa:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị, tổ chức liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Đồng thời, bố trí kinh phí để thực hiện Đề án.
- Hàng năm, tổng hợp, thẩm định nhu cầu tái canh từ các xã, xây dựng kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt trước tháng 10 hàng năm.
- Thành lập đoàn liên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường quản lý thị trường tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, thu hái và thu mua cà phê không đảm bảo chất lượng, thu mua ép giá; nâng giá cạnh tranh không lành mạnh;
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tiến hành tập huấn quy trình tái canh và xây dựng mô hình hướng dẫn để nâng cao năng lực cho nông dân sản xuất cà phê trên địa bàn;
3. Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ; Liên minh HTX:
- Sở Công thương: Tăng cường công tác tập huấn, hỗ trợ để nâng cao năng lực cho các Doanh nghiệp trong việc vận hành, xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng, quảng bá giới thiệu hình ảnh, sản phẩm cà phê Khe Sanh Quảng Trị đến với các tỉnh trong nước và nước ngoài. Tích cực kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư các nhà máy chế biến các sản phẩm cà phê bột, cà phê hòa tan vào địa bàn tỉnh; Ưu tiên hỗ trợ các Đề án ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, xúc tiến thương mại cho Tổ nhóm nông dân, các doanh nghiệp trồng và chế biến cà phê trên địa bàn trong quá trình triển khai Đề án tái canh từ nguồn xúc tiến thương mại, nguồn khuyến công của Địa phương và nguồn của Quốc gia. Sẽ kết hợp với nguồn kinh phí từ Đề án phát triển xuất khẩu hàng hóa tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến 2030 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt để hỗ trợ cho việc xây dựng vùng nguyên liệu cà phê xuất khẩu; Làm việc với Viện Mekong để tiếp tục triển khai Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân trồng cà phê nâng cao giá trị chuỗi cà phê Khe Sanh trong thời gian tới.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ theo Quyết định của UBND tỉnh, Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ.
- Sở Khoa học công nghệ: Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cà phê Khe Sanh. Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Khe Sanh” cho sản phẩm cà phê chè vùng Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Liên minh HTX và DNNQD tỉnh: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho Hội cà phê Khe Sanh để nâng cao hoạt động liên kết, bảo vệ quyền lợi các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Quảng Trị; Tổ chức tốt mối liên kết giữa 4 nhà, Trong đó, Nhà nước, doanh nghiệp phải tích cực vào cuộc, gắn kết với nhà khoa học, nông dân từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
4. Các Ngân hàng:
- Các Ngân hàng cho vay tăng cường hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho người dân được vay vốn theo quy định tại Nghị định 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2020;
- Ngân hàng nhà nước tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; rà soát các khoản vay cũ, tiếp tục xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giải quyết khoanh nợ và cho vay vốn mới để tái sản xuất kinh doanh... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
5. Hội cà phê Khe Sanh:
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế thu mua cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa do Hội ban hành.
- Có trách nhiệm với các tổ, nhóm, hộ gia đình trồng cà phê trên địa bàn trong việc hỗ trợ nâng cao ý thức canh tác, thu mua cà phê bền vững, chất lượng cao.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả, tăng cường quảng bá cho nhãn hiệu tập thể cà phê Khe Sanh khi được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận.
6. Doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê trên địa bàn:
- Tiếp tục đầu tư và phát triển kinh doanh trên địa bàn với mục tiêu đảm bảo kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và sản xuất bền vững. Cam kết thu mua cà phê đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 9278: 2012) nhằm nâng cao chất lượng cà phê nhân;
- Tập trung đầu tư các dây chuyền sản xuất cà phê công suất nhỏ và vừa, có công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô sản xuất. Chú trọng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững;
- Tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê nhân sang các thị trường cao cấp tại các sàn giao dịch quốc tế có chất lượng cao, đồng thời phát triển mạnh cà phê hòa tan, cà phê rang xay, nâng mức chế biến sâu các sản phẩm cà phê;
- Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các nhóm nông dân, hỗ trợ sản xuất, phân phối lợi ích hợp lý, để phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến.
7. Đối với các tổ chức phi chính phủ (Tổ chức phát triển Hà Lan-SNV, Tầm nhìn thế giới, Viện Mêkong...):
- Hỗ trợ thành lập nhóm nông dân sản xuất, tiêu thụ cà phê đảm bảo chất lượng;
- Hỗ trợ, kết nối liên kết nông dân với Doanh nghiệp, Doanh nghiệp với Doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tìm kiếm các nguồn tài chính phục vụ mục tiêu tái canh cà phê trên địa bàn.
- Hỗ trợ xây dựng các vườn ươm, chọn tạo giống cà phê chè Catimor đảm bảo chất lượng.
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết, tái canh, tưới tiết kiệm, xen canh... phục vụ chiến lược tái canh cà phê;
8. Người trồng cà phê:
- Hàng năm, tiến hành đăng ký diện tích trồng tái canh và diện tích, loại cây trồng luân canh tại UBND xã để báo cáo UBND huyện tập hợp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT làm căn cứ xây dựng KH cụ thể trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Tiến hành tái canh theo quy trình kỹ thuật của ngành Nông nghiệp hướng dẫn...;
- Áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất, thu hái theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật;
- Thành lập các nhóm nông dân sản xuất và tiêu thụ cà phê bền vững, liên kết với các Doanh nghiệp trong cung ứng vật tư và tiêu thụ cà phê, cam kết thực hiện các nguyên tắc của hợp đồng, không đơn phương phá vỡ hợp đồng liên kết.
Phần thứ 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Thực hiện đề án tái canh và phát triển bền vững cà phê giai đoạn 2016 - 2025 chính là triển khai thực hiện quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tái canh và phát triển bền vững cà phê là rất cấp thiết nhằm giúp ngành hàng cà phê của tỉnh khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, phát huy vai trò của cây trồng chiến lược, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho nông dân trồng cà phê trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động ngày càng sâu sắc của biến đổi khí hậu;
3. Diện tích thực hiện trồng tái canh cà phê giai đoạn 2016 - 2025 là 1.910 ha, diện tích cà phê cưa đốn cải tạo 450 ha. Nguồn vốn thực hiện 257.935.950.000 đồng (Bình quân 135,045 triệu đồng/ha); Đề án với nguồn vốn lớn, cần sự tham gia tổ chức quản lý thực hiện đề án của cả hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt ngành nông nghiệp, UBND huyện Hướng Hóa và 10 xã trồng cà phê trọng điểm của huyện Hướng Hóa, Hội nông dân các cấp trong việc phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng nhằm thực hiện đề án tái canh cà phê thành công.
4. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngân hàng Nhà nước Việt Nam quan tâm tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt mở rộng chương trình cho vay tái canh cây cà phê, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị./.
PHỤ LỤC 1
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CANH CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Nội dung hỗ trợ |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Giai đoạn 2021 -2025 |
Tổng Giai đoạn 2017-2025 |
||||||
NS tỉnh |
Các tổ chức, Doanh nghiệp và Nông dân đóng góp |
NS tỉnh |
Các tổ chức, Doanh nghiệp và Nông dân đóng góp |
NS tỉnh |
Các tổ chức, Doanh nghiệp và Nông dân đóng góp |
NS tỉnh |
Các tổ chức, Doanh nghiệp và Nông dân đóng góp |
NS tỉnh |
Các tổ chức, Doanh nghiệp và Nông dân đóng góp |
NS tỉnh |
Các tổ chức, Doanh nghiệp và Nông dân đóng góp |
||
I |
Hỗ trợ đầu tư tái canh |
275 |
26.490 |
275 |
26.490 |
275 |
26.490 |
275 |
26.490 |
1.375 |
147.170,75 |
2.475,00 |
253.130,75 |
II |
Hỗ trợ xây dựng các mô hình, tập huấn kỹ thuật tái canh, bù lãi suất vốn vay theo QĐ21 |
210 |
494 |
308 |
137 |
406 |
145 |
406 |
100 |
- |
500,00 |
1.330,00 |
1.375,50 |
1 |
Hỗ trợ lãi suất vay vốn theo QĐ 21/2015/QĐ-UBND (Tối đa 200 ha/năm) |
210 |
|
308 |
|
406 |
|
406 |
|
|
|
1.330,00 |
- |
2 |
Xây dựng mô hình điểm về tái canh và áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm (3 mô hình - 1 mô hình 0,5 ha tại 3 tiểu vùng khí hậu) |
|
394 |
|
37 |
|
45 |
|
|
|
|
- |
475,50 |
3 |
Hỗ trợ tập huấn Quy trình tái canh và các quy trình cải tạo, thâm canh cây cà phê |
|
100 |
|
100 |
|
100 |
|
100 |
|
500,00 |
- |
900,00 |
|
Tổng cộng |
485 |
26.984 |
583 |
26.627 |
681 |
26.635 |
681 |
26.590 |
1.375,00 |
147.670,75 |
3.805,00 |
254.506,25 |
PHỤ LỤC 2
KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ TÁI CANH CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 2017-2025
STT |
Hạng mục đầu tư (cho 1.910 ha) |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Diện tích (ha) |
Thành tiền (đồng) |
||||
Tổng |
Vốn tự có |
Vốn vay |
Vốn hỗ trợ |
|||||||
Nhà nước |
Tổ chức Phi chính phủ, Doanh nghiệp |
|||||||||
I |
Vật tư, phân bón trồng mới |
|
|
|
|
180.046.150.000 |
77.928.000.000 |
87.793.150.000 |
2.475.000.000 |
11.850.000.000 |
1 |
Giống cà phê tái canh |
Cây |
4.400 |
2.500 |
1.910 |
21.010.000.000 |
10.505.000.000 |
|
2.475.000.000 |
8.030.000.000 |
2 |
Giống cây ngắn ngày (luân canh) |
kg |
200 |
40.000 |
1.910 |
15.280.000.000 |
15.280.000.000 |
|
|
|
3 |
Làm đất (phục hóa) |
Ca |
5 |
2.800.000 |
1.910 |
26.740.000.000 |
|
26.740.000.000 |
|
|
4 |
Làm đất thủ công |
Công |
70 |
150.000 |
1.910 |
20.055.000.000 |
20.055.000.000 |
|
|
|
5 |
Phân hữu cơ |
Tấn |
15 |
600.000 |
1.910 |
17.190.000.000 |
17.190.000.000 |
|
|
|
6 |
Vôi |
Tấn |
2 |
1.500.000 |
1.910 |
5.730.000.000 |
|
5.730.000.000 |
|
|
7 |
Supe lân |
Kg |
1200 |
4.000 |
1.910 |
9.168.000.000 |
|
9.168.000.000 |
|
|
8 |
Đạm Urê |
Kg |
85 |
14.000 |
1.910 |
2.272.900.000 |
|
2.272.900.000 |
|
|
9 |
Kali clorua |
Kg |
100 |
14.000 |
1.910 |
2.674.000.000 |
|
2.674.000.000 |
|
|
10 |
Thuốc xử lý đất (Thuốc sâu) |
Kg |
115 |
45.000 |
1.910 |
9.884.250.000 |
|
9.884.250.000 |
|
|
11 |
Thuốc bệnh xử lý đất |
Kg |
20 |
220.000 |
1.910 |
8.404.000.000 |
|
8.404.000.000 |
|
|
12 |
Cây che bóng (bơ, tiêu…) |
Cây |
100 |
120.000 |
1.910 |
22.920.000.000 |
|
22.920.000.000 |
|
|
13 |
Trồng |
Công |
12 |
150.000 |
1.910 |
3.438.000.000 |
3.438.000.000 |
|
|
|
14 |
Chăm sóc/năm (30 công/năm) |
Công |
30 |
200.000 |
1.910 |
11.460.000.000 |
11.460.000.000 |
|
|
|
15 |
Kiểm tra mật độ tuyến trùng trong đất |
ha |
1 |
2.000.000 |
1.910 |
3.820.000.000 |
|
|
|
3.820.000.000 |
II |
Phân bón chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
|
38.047.200.000 |
11.460.000.000 |
26.587.200.000 |
|
0 |
1 |
Ure |
kg |
195 |
14.000 |
1.910 |
5.214.300.000 |
|
5.214.300.000 |
|
|
2 |
Lân supe |
kg |
550 |
4.000 |
1.910 |
4.202.000.000 |
|
4.202.000.000 |
|
|
3 |
Kali clorua |
kg |
85 |
14.000 |
1.910 |
2.272.900.000 |
|
2.272.900.000 |
|
|
4 |
Phân hữu cơ |
tấn |
3 |
600.000 |
1.910 |
3.438.000.000 |
|
3.438.000.000 |
|
|
5 |
Thuốc BVTV |
kg |
6 |
1.000.000 |
1.910 |
11.460.000.000 |
|
11.460.000.000 |
|
|
6 |
Chăm sóc/năm (30 công/năm) |
Công |
30 |
200.000 |
1.910 |
11.460.000.000 |
11.460.000.000 |
|
|
|
III |
Phân bón chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
|
37.512.400.000 |
14.898.000.000 |
22.614.400.000 |
0 |
0 |
1 |
Ure |
kg |
260 |
14.000 |
1.910 |
6.952.400.000 |
|
6.952.400.000 |
|
|
2 |
Lân supe |
kg |
700 |
4.000 |
1.910 |
5.348.000.000 |
|
5.348.000.000 |
|
|
3 |
Kali clorua |
kg |
100 |
14.000 |
1.910 |
2.674.000.000 |
|
2.674.000.000 |
|
|
4 |
Phân hữu cơ |
tấn |
3 |
600.000 |
1.910 |
3.438.000.000 |
3.438.000.000 |
|
|
|
5 |
Thuốc BVTV |
kg |
4 |
1.000.000 |
1.910 |
7.640.000.000 |
|
7.640.000.000 |
|
|
6 |
Chăm sóc/năm (30 công/năm) |
Công |
30 |
200.000 |
1.910 |
11.460.000.000 |
11.460.000.000 |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
255.605.750.000 |
104.286.000.000 |
136.994.750.000 |
2.475.000.000 |
11.850.000.000 |
PHỤ LỤC 3
KHÁI TOÁN CHI PHÍ MÔ HÌNH GIỐNG MỚI KẾT HỢP CÔNG NGHỆ MỚI
TT |
Diễn giải nội dung |
ĐV tính |
Số lượng |
Đơn giá (đồng) |
Tổng số tiền/mô hình (đ) |
I |
Hỗ trợ giống, vật tư (0,5ha) |
|
|
|
127.132.500 |
1 |
Giống cà phê (bao gồm trồng dặm) |
Cây |
2.200 |
2.500 |
5.500.000 |
2 |
Giống cây ngắn ngày (luân canh) |
kg |
100 |
40.000 |
4.000.000 |
3 |
Làm đất (phục hóa) |
Ca |
2,5 |
2.800.000 |
7.000.000 |
4 |
Làm đất thủ công |
Công |
35 |
150.000 |
5.250.000 |
5 |
Hệ thống tưới |
ha |
0,5 |
150.000.000 |
75.000.000 |
6 |
Phân hữu cơ |
Tấn |
7,5 |
600.000 |
4.500.000 |
7 |
Vôi |
Tấn |
1 |
1.500.000 |
1.500.000 |
8 |
Supe lân |
kg |
600 |
4.000 |
2.400.000 |
9 |
Đạm Ure |
kg |
42,5 |
14.000 |
595.000 |
10 |
Kali clorua |
kg |
50 |
14.000 |
700.000 |
11 |
Thuốc xử lý đất (Thuốc sâu) |
kg |
57,5 |
45.000 |
2.587.500 |
12 |
Thuốc bệnh xử lý đất |
kg |
10 |
220.000 |
2.200.000 |
13 |
Cây che bóng (bơ, tiêu…) |
Cây |
100 |
120.000 |
12.000.000 |
14 |
Trồng |
Công |
6 |
150.000 |
900.000 |
15 |
Chăm sóc/năm (15 công/năm) |
Công |
15 |
200.000 |
3.000.000 |
II |
Phân bón chăm sóc năm thứ 2 |
|
|
|
10.820.000 |
1 |
Ure |
kg |
97,5 |
14.000 |
1.820.000 |
2 |
Lân supe |
kg |
225 |
4.000 |
1.400.000 |
3 |
Kali clorua |
kg |
42,5 |
14.000 |
700.000 |
4 |
Phân hữu cơ |
Tấn |
1,5 |
600.000 |
900.000 |
5 |
Thuốc BVTV |
kg |
3 |
1.000.000 |
3.000.000 |
6 |
Chăm sóc/năm/15 công/năm) |
Công |
15 |
200.000 |
3.000.000 |
II |
Phân bón chăm sóc năm thứ 3 |
|
|
|
10.820.000 |
1 |
Ure |
kg |
130 |
14.000 |
1.820.000 |
2 |
Lân supe |
kg |
350 |
4.000 |
1.400.000 |
3 |
Kali clorua |
kg |
50 |
14.000 |
700.000 |
4 |
Phân hữu cơ |
Tấn |
1,5 |
600.000 |
900.000 |
5 |
Thuốc BVTV |
kg |
2 |
1.000.000 |
2.000.000 |
6 |
Chăm sóc/năm/15 công/năm) |
Công |
25 |
200.000 |
5.000.000 |
III |
Tập huấn kỹ thuật: (30 người/lớp, 1 ngày/lớp) |
2.970.000 |
|||
1 |
Photo tài liệu |
trang |
300 |
500 |
150.000 |
2 |
Giảng viên |
ngày |
2 |
600.000 |
1.200.000 |
3 |
Thuê hội trường |
ngày |
1 |
400.000 |
400.000 |
4 |
Nước uống |
người |
30 |
7.000 |
210.000 |
5 |
Tiền ăn |
người |
30 |
25.000 |
750.000 |
6 |
VPP phục vụ tập huấn |
ngày |
2 |
130.000 |
260.000 |
IV |
Hội nghị đầu bờ (HN): 1 HN, 1 ngày/HN, 50 người/HN |
5.350.000 |
|||
1 |
Photo tài liệu |
trang |
1.000 |
500 |
500.000 |
2 |
Thuê hội trường |
ngày |
1 |
500.000 |
500.000 |
3 |
Nước uống |
người |
50 |
15.000 |
750.000 |
4 |
Tiền ăn |
người |
50 |
70.000 |
3.500.000 |
5 |
VPP Phục vụ hội nghị |
ngày |
1 |
100.000 |
100.000 |
V |
Thuê cán bộ theo dõi, chỉ đạo: |
||||
|
1 người x 6 tháng x 1.210.000đ/tháng |
|
|
|
7.260.000 |
VI |
Xăng ae kiểm tra MH: |
|
|
|
4.635.975 |
|
Tổng cộng (1+2+3+4+5) |
1 mô hình 0,5ha |
169.988.475 |
||
|
|
3 mô hình |
475.500.000 |
PHỤ LỤC 4
KHÁI TOÁN CHI PHÍ TẬP HUẤN QUY TRÌNH TÁI CANH CÀ PHÊ
STT |
HẠNG MỤC |
ĐƠN VỊ |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
THÀNH TIỀN |
1 |
Photo tài liệu |
trang |
300 |
500 |
150.000 |
2 |
Giảng viên |
ngày |
2 |
1.000.000 |
2.000.000 |
4 |
Thuê hội trường |
ngày |
2 |
400.000 |
800.000 |
5 |
Nước uống |
người |
60 |
7.000 |
420.000 |
6 |
Tiền ăn |
người |
60 |
25.000 |
1.500.000 |
7 |
VPP phục vụ tập huấn |
lớp |
|
|
130.000 |
|
Định mức 1 lớp |
5.000.000 |
|||
|
10 lớp/năm |
50.000.000 |
|||
TỔNG CỘNG (9 năm x 10 lớp/năm) |
450.000.000 |
PHỤ LỤC 5
HỖ TRỢ BÙ LÃI SUẤT VỐN VAY THEO QUYẾT ĐỊNH 21/2015/QĐ-UBND
Đơn vị tính: Triệu đồng
Vay năm |
BÙ LÃI SUẤT VỐN VAY Định mức vay/ha: 30 triệu đồng năm thứ 1 và 14 triệu đồng/năm cho năm thứ 2 và 3 Dự kiến bù lãi suất: 7%/năm Định mức hỗ trợ mỗi năm không quá 200 ha |
|||||||||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2017-2020 |
||||||
Năm tái canh |
Tiền vay |
50% lãi suất |
Tiền vay |
50% lãi suất |
Tiền vay |
50% lãi suất |
Tiền vay |
50% lãi suất |
Tiền vay |
50% lãi suất |
Tái canh 2017 |
6.000,0 |
210,0 |
2.800,0 |
98,0 |
2.800,0 |
98,0 |
|
|
11.600,0 |
406,0 |
Tái canh 2018 |
|
|
6.000,0 |
210,0 |
2.800,0 |
98,0 |
2.800,0 |
98,0 |
11.600,0 |
406,0 |
Tái canh 2019 |
|
|
|
|
6.000,0 |
210,0 |
2.800.0 |
98,0 |
8.800.0 |
308,0 |
Tái canh 2020 |
|
|
|
|
|
|
6.000,0 |
210,0 |
6.000,0 |
210,0 |
Tổng |
6.000,0 |
210,0 |
8.800,0 |
308,0 |
11.600,0 |
406,0 |
11.600,0 |
406,0 |
38.000,0 |
1.330,0 |
1 Nhiệt độ bình quân cả năm khoảng 22°C-23°C. Lượng mưa bình quân 1.900-2.000 mm năm, mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 11 chiếm đến 90% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 88%, vào tháng 1 - 3 là 3 tháng mùa khô song lại có sương mù là nguồn bổ sung ẩm cho cà phê chè ra hoa. Hướng Hóa ít chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam khô nóng (gió Lào), nên không ảnh hưởng đến cây cà phê.
2 Số liệu Cục thống kê tỉnh năm 2016
3 Số liệu từ Hội cà phê Khe Sanh