Nghị quyết 24/2017/NQ-HĐND phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 24/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 13/07/2017
Ngày có hiệu lực 01/08/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Y Biêr Niê
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2017/NQ-HĐND

Đắk Lk, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG CỦA TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 68/TTr-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển cà phê bn vững của tỉnh Đắk Lk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 29/BC-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Nghị quyết về phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:

1. Quan điểm và định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030

- Phát triển cà phê phải dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, hiệu quả và bền vững.

- Phát triển cà phê theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến phù hợp để tạo năng suất cao, chất lượng, hiệu quả tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trường, tiến tới phát triển sản xuất cà phê hữu cơ.

- Phát triển công nghiệp chế biến cà phê, cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng cao gn với thị trường trong nước và xuất khẩu, nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của nhà nước, để đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững tại các vùng sản xuất cà phê theo quy hoạch, ưu tiên vùng sản xuất cà phê có chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột; Giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo giữ vững trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao, tiến tới phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Tập trung các nguồn lực, chính sách đầu tư cho các vùng sản xuất cà phê theo quy hoạch, ưu tiên vùng có chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột. Đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết dọc, liên kết ngang trong ngành hàng. Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ cao vào các khâu sản xuất, chế biến và tổ chức quản lý sản xuất; Nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

2.2. Mục tiêu cthể

a) Sản xuất cà phê

- Giai đoạn 2016-2020: Giảm dần diện tích còn 180.000 ha và sản lượng bình quân 450.000 tấn/năm; Đến 2030, diện tích ổn định 170.000 ha - 180.000 ha, sản lượng bình quân đạt từ 476.000 - 504.000 tấn/năm; Năng suất bình quân đến năm 2020 đạt 2,5 tấn/ha, năm 2030 đạt 2,8 tấn/ha.

- Giai đoạn 2016-2020 tái canh 32.335 ha cà phê, bình quân mỗi năm tái canh trên 6.000ha/năm. Giai đoạn 2020 - 2030 tái canh từ 1.000 ha/năm - 1.500 ha/năm.

- Quản lý tốt chất lượng cây giống để phục vụ tái canh cà phê đạt hiệu quả: Đảm bảo đến năm 2020, 70% diện tích cà phê tái canh ghép cải tạo và trồng mới sử dụng giống cà phê mới (có năng suất, chất lượng cao). Đến năm 2030: 90% diện tích cà phê tái canh sử dụng giống mới có chất lượng.

- Quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lý: Giai đoạn 2016 - 2020 có 75-80% diện tích cà phê chủ động được nước tưới, có 10.000 ha ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm. Định hướng đến năm 2030 có 85-90% diện tích cà phê chủ động được nước tưới và 20.000 ha tưới nước tiết kiệm.

- Áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới: Đến năm 2020 có khoảng 80% diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận. Định hướng đến năm 2030 có 90% diện tích cà phê áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững.

- Xây dựng 2 đến 3 mô hình sản xuất cà phê hữu cơ, tiến tới nhân rộng mô hình.

b) Thu hoạch và chế biến

- Đến năm 2020: 80% đến 85% sản lượng cà phê được thu hái, phơi sấy và bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật hiện hành.

- 100% cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở chế biến cà phê đạt điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ