Quyết định 1519/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê gắn với phát triển cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng năm 2017
Số hiệu | 1519/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/07/2017 |
Ngày có hiệu lực | 10/07/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Phạm S |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1519/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 07 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ THỰC HIỆN TÁI CANH, CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 75/SNN-KH ngày 14/6/2017 và ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại văn bản số 1475/STC-HCNS ngày 26/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê gắn với phát triển cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng năm 2017, cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi, tái canh, cải tạo giống đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp gắn với phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; chú trọng việc lựa chọn bộ giống thích hợp theo từng vùng sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng cà phê thương phẩm, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng cà phê của tỉnh trong quá trình thực hiện.
2. Yêu cầu:
- Chỉ hỗ trợ thực hiện tái canh, ghép cải tạo cà phê trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh; đảm bảo không gây biến động lớn về sản lượng, không làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của các hộ dân trồng cà phê.
- Việc tái canh, cải tạo giống cà phê gắn với phát triển cà phê theo tiêu chuẩn bền vững, sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chứng nhận, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê nhân thương phẩm trên thị trường thế giới.
- Chỉ sử dụng các giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao đã được công nhận, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương để thực hiện tái canh, cải tạo giống.
- Lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án, đề án khác để thực hiện có hiệu quả kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê.
II. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1. Phạm vi thực hiện: Tại các địa phương trong vùng quy hoạch trồng cà phê của tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng áp dụng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê.
III. Nội dung thực hiện:
1. Thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê năm 2017 với tổng diện tích 8.210 ha; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện diện tích 258,3 ha, gồm:
a) Trồng tái canh cà phê vối với tổng diện tích 2.990 ha; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ giống trồng tái canh diện tích 75,5 ha tại các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông, Bảo Lâm.
b) Ghép cải tạo cà phê vối với tổng diện tích 3.900 ha; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ giống ghép cải tạo diện tích 128,2 ha tại các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông, Bảo Lâm.
c) Trồng tái canh cà phê chè với tổng diện tích 1.320 ha; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ giống trồng tái canh diện tích 54,6 ha tại các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông.
2. Định mức hỗ trợ:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 75% kinh phí mua giống cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
IV. Kinh phí thực hiện