Quyết định 837/2004/QĐ-UB về Quy định tổ chức quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn và thu, sử dụng thủy lợi phí, tiền nước từ công trình thủy lợi, cấp nước nông thôn tỉnh Lào Cai
Số hiệu | 837/2004/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 29/12/2004 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Sùng Chúng |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 837/2004/QĐ-UB |
Lào Cai, ngày 29 tháng 12 năm 2004 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998; Luật hợp tác xã ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 04/4/2001;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số diều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp&PTNT tại tờ trình số 937/TT-NN ngày 8/11/2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về tổ chức quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn và thu, sử dụng thủy lợi phí, tiền nước từ các công trình thủy lợi, cấp nước nông thôn-tỉnh Lào Cai".
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005 và thay thế Quyết định số 40/1999/QĐ-UB ngày 09/02/1999 và Quyết định số 120/1999/QĐ-UB ngày 20/5/1999 của UBND tỉnh Lào Cai./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI,
CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN VÀ THU, SỬ DỤNG THỦY LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC
TỪ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 837/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2004)
Trong bản quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Công trình thủy lợi" là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; Phòng, chống tác hại của nước gây ra, bảo vệ môi trường sinh thái gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng thu nước, công trình xử lý chất lượng nước, đường ống dẫn nước, kênh dẫn, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
2. "Hệ thống công trình thủy lợi" bao gồm các công trình tại khoản 1, có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
3. "Thủy lợi phí" là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sân xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi.
4. "Tiền nước" là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp để chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp và bảo vệ công trình.
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 837/2004/QĐ-UB |
Lào Cai, ngày 29 tháng 12 năm 2004 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998; Luật hợp tác xã ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 04/4/2001;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số diều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp&PTNT tại tờ trình số 937/TT-NN ngày 8/11/2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về tổ chức quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn và thu, sử dụng thủy lợi phí, tiền nước từ các công trình thủy lợi, cấp nước nông thôn-tỉnh Lào Cai".
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005 và thay thế Quyết định số 40/1999/QĐ-UB ngày 09/02/1999 và Quyết định số 120/1999/QĐ-UB ngày 20/5/1999 của UBND tỉnh Lào Cai./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI,
CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN VÀ THU, SỬ DỤNG THỦY LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC
TỪ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 837/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2004)
Trong bản quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Công trình thủy lợi" là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; Phòng, chống tác hại của nước gây ra, bảo vệ môi trường sinh thái gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng thu nước, công trình xử lý chất lượng nước, đường ống dẫn nước, kênh dẫn, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
2. "Hệ thống công trình thủy lợi" bao gồm các công trình tại khoản 1, có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
3. "Thủy lợi phí" là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sân xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi.
4. "Tiền nước" là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp để chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp và bảo vệ công trình.
5. "Phí xả nước thải" là phí thu từ tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thủy lợi để góp phẫn chi phí cho việc bảo vệ chất lượng nước.
6. "Tổ chức hợp tác dùng nước" là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thủy lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất dân sinh. Các tổ chức hợp tác dùng nước được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo luật hợp tác xã (đối với hình thức là HTX), hoạt động theo bộ luật dân sự (đối với hình thức tổ hợp tác).
2. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi, đều phải trả thủy lợi phí, tiền nước cho đơn vị được giao trực tiếp quản lý khai thác công trình theo qui định này.
3. Người dùng nước từ các công trình thủy lợi khác nhau mà mỗi công trình được giao cho tổ chức trực tiếp quản lý khác nhau thì được quyền tham gia làm thành viên trong các tổ chức quản lý đó.
4. Việc thu phí xả nước thải vào nguồn nước của công trình thủy lợi được hướng dẫn trong quy định khác, không bao gồm trong quy định này.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2. Công trình thủy lợi do Nhà nước đầu tư xây dựng, khi bàn giao cho UBND xã tiếp nhận và tổ chức quản lý khai thác theo địa bàn thì Chủ đầu tư phải bàn giao cho UBND xã một bộ hồ sơ hoàn công công trình và quyết định phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền.
Điều 6. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi cấp xã:
1. Tất cả các xã, phường, thị trấn có hệ thống công trình thủy lợi phục vụ công cộng phải thành lập Ban thủy lợi để giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thủy lợi trên địa bàn. Ban thủy lợi chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng Kinh tế huyện, thành phố.
2. Ban thủy lợi do Chủ tịch UBND cấp xã Quyết định thành lập. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban thủy lợi tối thiểu phải có 3 người gồm: 01 lãnh đạo UBND xã làm trưởng Ban; 01 cán bộ phụ trách nông lâm thủy lợi là phó ban thường trực kiêm phụ trách kế hoạch kỹ thuật; một kế toán ngân sách xã kiêm kế toán Ban. Kinh phí hoạt động của Ban được trích từ khoản thu thủy lợi phí, tiền nước theo quy định tại điều 20 khoản 2 quy định này.
3. Ban thủy lợi được sử dụng con dấu của UBND xã để giao dịch trong các quan hệ liên quan đến nhiệm vụ của Ban.
Điều 7. Nhiệm vụ của Ban thủy lợi:
1. Giúp UBND xã xây dựng quv hoạch, kế hoạch phát triển công trình thủy lợi, xây dựng phương án bảo vệ nguồn nước, phương án phòng chống lụt bão thiên tai đối với công trình thủy lợi trên địa bàn; Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án trên do UBND xã giao hàng năm nhằm khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân;
2. Hướng dẫn cộng đồng người sử dụng nước trong việc thành lập các tổ chức hợp tác để trực tiếp quản lý công trình thủy lợi; xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức; xây dựng kế hoạch thu chi thủy lợi phí, tiền nước để trình UBND xã giao chỉ tiêu kế hoạch thu thủy lợi phí tiền nước hàng năm và làm thủ tục trình UBND xã giao quyền quản lý công trình cho các tổ chức, cá nhân trong xã;
3. Là đầu mối tiếp nhân, quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, giúp UBND xã theo dõi giám sát tình hình đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn xã hàng năm;
4. Thường xuyên theo dõi đánh giá tình hình phục vụ của công trình thủy lợi, định kỳ mỗi năm 2 lần kiểm tra công trình trước và sau mùa mưa lũ; trong mùa mưa lũ phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện hư hỏng và chỉ đạo ngay việc khắc phục sửa chữa phù hợp với khả năng huy động nguồn lực tại chỗ (kể cả huy động lao động công ích), và kịp thời báo cáo cấp trên giúp đỡ nếu thấy cần thiết;
5. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá hoạt động của các tổ chức trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi, giúp cho các tổ chức đó hoạt động đúng Quy chế quản lý công trình đã được UBND xã phê duyệt;
6. Có trách nhiệm giúp UBND xã tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi để nâng cao nhận thức cho người dân về quyền và nghĩa vụ trong quản lý sử dụng nguồn nước. Khi phát hiện các vụ việc vi phạm về bảo vệ công trình, tranh chấp về nguồn nước, Ban thủy lợi phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn, khắc phục và chủ động phối hợp với thôn bản, các đoàn thể nhân dân tổ chức hòa giải hoặc báo cáo UBND xã xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Tổ chức trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp xã:
1. Công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch và không có tranh chấp về nguồn nước thì UBND xã giao cho tổ chức, cá nhân đó tự quản;
2. Công trình thủy lợi do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư quy mô nhỏ phục vụ cho từ 1 đến 5 hộ gia đình thì UBND xã giao cho hộ, nhóm hộ tự quản;
3. Công trình thủy lợi do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư quy mô phục vụ từ 6 hộ trở lên thì giao cho "Tổ chức hợp tác dùng nước" hoặc khoán cho cá nhân trực tiếp quản lý theo quy định sau:
a) Công trình thủy lợi trong phạm vi Hợp tác xã thì giao cho HTX trực tiếp quản lý.
b) Công trình phục vụ tưới tiêu ở nơi chưa có HTX và hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thì giao cho Tổ hợp tác trực tiếp quản lý.
c) Những công trình đã giao cho các tổ chức nói ở điểm a và b khoản 3 điều này nhưng hoạt động kém hiệu quả, công trình hư hỏng không được sửa chữa, nếu có cá nhân tự nguyện bỏ vốn đầu tư sửa chữa, sau đó nhận làm dịch vụ cung cấp nước theo giá quy định của Nhà nước và được cộng đồng người hưởng lợi nhất trí thì UBND xã giao khoán có thời hạn không quá 5 năm cho cá nhân đó được quyền quản lý và làm dịch vụ.
4. Việc thành lập và giao quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý khai thác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình thủy lợi trên địa bàn xã do Ban thủy lợi trình để UBND xã quyết định. Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn quy trình thành lập và giao quyền quán lý cho các tổ chức, cá nhân để cấp xã áp dụng thực hiện.
5. Đối với công trình thủy lợi liên xã thì UBND mỗi xã có trách nhiệm tổ chức quản lý công trình trên địa bàn theo quy định tại khoản 3 điều này, nhưng để đảm bảo tính hệ thống của công trình thì UBND huyện chủ trì tổ chức cuộc họp liên xã để bàn thống nhất về Phương án phân phối nước, phương án huy động kinh phí phục vụ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tuyến dẫn nước chung. Phòng Kinh tế huyện có trách nhiệm theo dõi đôn đốc các xã thực hiện, định kỳ mỗi năm một lần phòng Kinh tế chủ trì tổ chức cuộc họp liên xã để đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp quản lý hệ thống công trình.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức trực tiếp quản lý công trình thủy lợi:
1. Điều hòa, phân phối nước hợp lý phục vụ sản xuất và sinh hoạt của những người hưởng lợi, trường hợp nguồn nước thừa so với yêu cầu nhiệm vụ chính của công trình thì được khai thác tổng hợp cho các nhu cầu khác; trường hợp thiếu nguồn nước thì ưu tiên cấp nước sinh hoạt và ưu tiên nhiệm vụ chính của công trình; thực hiện hợp đồng với tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
2. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi đúng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có trách nhiệm theo dõi, đề nghị sửa đổi, bổ sung nếu xét thấy quy trình chưa hợp lý làm giảm hiệu quả khai thác của công trình;
3. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; thực hiện vận hành, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo duy trì năng lực và an toàn công trình; tổ chức kiểm tra, khắc phục, sửa chữa công trình trước, trong và sau mùa mưa lũ;
4. Có trách nhiệm lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm; thực hiện việc thu, nộp, quản lý và sử dụng thủy lợi phí, tiền nước đúng; mục đích, đúng pháp luật; thực hiện báo cáo công khai tài chính hàng năm trước những người dùng nước, UBND xã và báo cáo giải trình về tài chính trước cơ quan Nhà nước cấp trên khi có yêu cầu;
5. Xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức có sự tham gia của người hưởng lợi, trình Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt để thực hiện;
6. Phối hợp với Ban thủy lợi lập phương án phòng chống bão, lũ thiên tai đối với công trình thủy lợi được giao để trình UBND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án;
7. Xây dựng kế hoạch huy động đóng góp tự nguyện của người dùng nước cho việc sửa chữa công trình khi cần thiết để đưa ra hội nghị những người dùng nước bàn và quyết định: xây dựng kế hoạch sử dụng lao động công ích để khắc phục hư hỏng công trình do lũ lụt, thiên tai trình UBND xã phê duyệt. Tổ chức sử dụng có hiệu quả các khoản huy động đóng góp của nhân dân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
8. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân xã hoặc Tòa án nhân dân giải quyết trong trường hợp các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi cố tình không nộp đủ thủy lợi phí, tiền nước và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng sử dụng nước;
9. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng nước:
1. Tham gia xây dựng kế hoạch quản lý khai thác, phương án bảo vệ công trình thủy lợi và thực hiện kế hoạch, phương án đó.
2. Được ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân có quyền quản lý khai thác công trình thủy lợi. Thực hiện việc trả thủy lợi phí, tiền nước theo hợp đồng đã ký kết.
3. Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo đảm vệ sinh môi trường.
4. Được bồi thường thiệt hại khi tổ chức cá nhân được giao quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện không đúng hợp đồng gây ra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Có trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi sử dụng và tham gia bảo vệ công trình theo sự huy động của tổ chức quản lý khai thác hoặc chính quyền địa phương khi có yêu cầu đột xuất.
6. Được tham dự hoặc cử đại diện tham dự các cuộc họp bàn của tổ chức quản lý về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức trực tiếp quản lý công trình thủy lợi:
1. Mỗi tổ chức quản lý công trình thủy lợi độc lập (HTX, Tổ hợp tác, cá nhân nhận thầu dịch vụ công trình phục vụ công cộng) đều phải xây dựng quy chế hoạt động riêng để quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Xây dựng Quy chế phải đảm bảo các yêu cầu: Quy định phải chặt chẽ phù hợp với Pháp luật, được tập thể những người hưởng lợi bàn bạc và biểu quyết (ít nhất có 2/3 số người dự họp tán thành); Quy chế phải viết thành văn bản và được UBND xã phê duyệt sau đó phát hành đến từng hộ dùng nước; Hộ dùng nước phải ký vào quy chế thay cho cam kết thực hiện.
3. Quy chế hoạt động của tổ chức quản lý trực tiếp công trình thủy lợi có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên tổ chức;
b) Nhiệm vụ, phạm vi quản lý;
c) Trụ sở làm việc và hội họp;
d) Quy định về tổ chức (cơ cấu bộ máy, tiêu chuẩn, thể thức bầu cử miễn nhiệm các thành viên, mối quan hệ với cơ quan Quản lý Nhà nước cấp trên);
e) Quy định trách nhiệm, quyền lợi của các thành viên (kể cả hộ dùng nước);
f) Quy định về thu chi, quản lý thủy lợi phí, tiền nước;
g) Quy định về bảo vệ công trình, hành lang bảo vệ công trình;
h) Quy định về hội họp, sinh hoạt;
i) Quy định về cơ chế điều chỉnh thay đổi các quy định trong quy chế;
j) Các quy định khác (nếu có);
k) Ngày tháng năm họp thông qua quy chế;
1) Ký cam kết của người đại diện tổ chức quản lý, ký cam kết của hộ dùng nước, ký đóng dấu phê duyệt của UBND xã;
1. Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý khai thác công trình thủy lợi nào thì có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình đó.
3. UBND cấp xã tổ chức thực hiện phương án bảo vệ theo quy định sau:
a) Công trình thủy lợi phục vụ xã, phường, thị trấn nào thì do UBND xã, phường, thị trấn đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ. Trường hợp công trình thủy lợi bị sự cố phải ứng cứu thì mọi người trong vùng hưởng lợi có trách nhiệm tham gia ứng cứu theo sự huy động của UBND xã.
b) Công trình thủy lợi liên xã, nếu sảy ra sự cố cần huy động ứng cứu của xã liên quan thì UBND xã liên quan có trách nhiệm huy động nhân lực theo yêu cầu của UBND xã sảy ra sự cố.
4. Khi phát hiện công trình thủy lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ sảy ra sự cố, thì người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục (nếu có thể thực hiện được) và báo ngay cho UBND, tổ chức cá nhân được giao quản lý khai thác công trình hoặc cơ quan Nhà nước nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
2. Trong phạm vi vùng phụ cận, việc sử dụng đất phải đảm bảo không được cản trở công việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại và mặt bằng phục vụ cho việc quản lý, sửa chữa kiểm tra công trình.
3. Các hoạt động xây dựng công trình kiến trúc mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, cải tạo quy mô mục đích sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước của công trình thủy lợi và các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi phải được phép của UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư công trình.
4. Phạm vị vùng phụ cận công trình thủy lợi giao cho cấp xã quản lý khai thác thực hiện như sau:
a) Đối với đập của các hồ chứa thực hiện theo đập cấp 5: phạm vi vùng phụ cận cách chân đập tối thiểu là 20 m, phạm vi không được xâm phạm là 5 m sát chân đập.
b) Đối với khu vực lòng hồ, vùng phụ cận bảo vệ công trình tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống lòng hồ.
c) Đối với kênh: phạm vi vùng phụ cận tính từ đỉnh tả luy dương trở ra là 5 m và chân tả luy âm trở ra là 2 m. Kênh đi qua bãi bằng không có tả luy thì vùng phụ cận tính từ mép ngoài công trình trở ra là 2 m.
5. Việc bảo vệ trạm bơm, kênh chìm, kênh kiên cố quy định như sau:
a) Trạm bơm cố định phải có hàng rào bảo vệ.
b) Kênh chìm phải có nơi để làm bể láng bùn cát phục vụ nạo vét.
c) Kênh đã kiên cố phải có đường đi lại để quản lý.
Điều 14. Nghiêm cấm các hành vi:
1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố.
2. Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thủy lợi, bao gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi gây mất an toàn cho công trình.
b) Sử dụng chất nổ, tự ý dỡ bỏ hoặc tự ý lấp công trình thủy lợi.
3. Thải các chất độc hại, nước thải chưa qua xử lý vào công trình thủy lợi.
4. Vận hành công trình thủy lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật.
5. Tự ý tháo cạn hồ chứa ảnh hưởng đến nước tưới. Trường hợp phải tháo cạn hồ chứa để sửa chữa phải được sự đồng ý của UBND cấp huyện.
6. Ngâm tre nứa; thả đăng đó, vật cản cản trở dòng chảy; xếp dỡ vật liệu, kéo gỗ, trồng cây lâu năm và các hành vi khác gây mất an toàn công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 16. Mức thu thủy lợi phí, tiền nước được quy định cụ thể như sau:
1. Thủy lợi phí, tiền nước được quy định thu bằng tiền (đồng Việt Nam).
Những nơi điều kiện kinh tế khó khăn có thể thu bằng thóc quy đổi thành tiền theo giá thị trường ở địa phương tại thời điểm lập kế hoạch thu thủy lợi phí tiền nước. Trường hợp đặc biệt khê đọng thủy lợi phí, tiền nước phải cưỡng chế thu, cho phép đóng bằng công lao động quy đổi thành tiền.
2. Mức thu thủy lợi phí, tiền nước áp dụng thống nhất như bảng dưới đây:
TT |
Biện pháp công trình |
Đơn vị tính |
Mức thu |
1 |
Mức thu thủy lợi phí |
|
|
|
Tưới tiêu bằng tự chảy lúa vụ ĐX |
đ/ha/vụ |
300.000 |
- |
Tưới tiêu bằng tự chảy lúa vụ mùa |
đ/ha/vụ |
270.000 |
- |
Tưới tiêu bằng tự chảy cây tâng vụ trên đất ruộng lúa |
đ/ha/vụ |
80.000 |
- |
Tưới bằng bơm lúa đông xuân |
đ/ha/vụ |
340.000 |
- |
Tưới bằng bơm lúa mùa |
đ/ha/vụ |
300.000 |
II |
Mức thu tiền nước |
|
|
- |
Cấp nước sinh hoại nông thôn chưa có đồng hồ |
đ/người/tháng |
1000 |
- |
Cấp nước sinh hoạt nơi đã có đồng hồ đo nước |
đ/m3 |
1500 |
- |
Sử dụng nước từ CTCN sinh hoạt để kinh doanh |
đ/m3 |
2500 |
- |
Bơm nước tưới cây trồng cạn (cây CN, ăn quả,....) |
đ/m3 |
600 |
- |
Tưới cây trồng can bằng tự chảy |
đ/m3 |
400 |
- |
Sử dung mặt nước hồ để nuôi trồng thủy sản |
đ/m2/năm |
50 |
- |
Sử dụng nước từ kênh mương vào ao nuôi cá |
đ/m2 /năm |
100 |
- |
Sử dụng mặt nước từ CTTL để nuôi cá lồng |
đ/m2 đồng/năm |
30.000 |
- |
Sử dụng nước từ CTTL để phát thuỷ điện nhỏ (chỉ cho phép lợi dụng nước chảy vào kênh hoặc nước thừa so với nhu cầu cấp nước tưới, cấp nước sinh hoạt để phát điện) |
đ/trạm <1kw/tháng |
5.000 |
đ/trạm≥1kw/tháng |
8.000 |
||
- |
Sử dung mát nước CTTL kinh doanh du lích giải trí, nghỉ mát |
% tổng giá trị Doanh thu |
8% |
1. Công trình thủy lợi giao cho hộ, nhóm hộ tự quản không thu thủy lợi phí, tiền nước. Kinh phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa do hộ, nhóm hộ tự đóng góp.
2. Người sử dụng nước trong các tổ chức hợp tác dùng nước cho mục đích tưới lúa ở các xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới được giảm 80% mức thu thủy lợi phí; người sử dụng nước trong các tổ chức hợp tác dùng nước cho mục đích tưới lúa ở các xã còn lại được giảm 50% mức thu thủy lợi phí. Khoản giảm thu thủy lợi phí này được ngân sách tính cấp bù cho tổ chức trực tiếp quản lý khai thác công trình qua naân sách xã từ nguồn giành cho sự nghiệp phát triển thủy lợi hàng năm
3. Người sử dụng nước thuộc diện phải thu thủy lợi phí nếu gặp rủi ro do thiên tai, lũ lụt hoặc ảnh hưởng của điều kiện lấy nước khó khăn dẫn đến giảm năng xuất từ 30% trở lên mà được UBND xã xác nhận thì được miễn thu thủy lợi phí. Khoản miễn thu này được ngân sách tỉnh cấp bù cho tổ chức trực tiếp quản lý khai thác công trình qua ngân sách xã từ nguồn ngân sách dự phòng hàng năm.
4. Các xã có hệ thống cấp nước tự chảy được Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối thiểu 01 bộ dụng cụ sửa chữa lấp đặt đường ống, xã có từ 10 hệ thống cấp nước tự chảy trở lên được cấp 02 bộ dụng cụ sửa chữa. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ và thực hiện cấp phát theo khả năng ngân sách hàng năm của tỉnh.
5. Để nàng cao năng lực tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cấp huyện, cấp xã theo quy định tại điều 6 nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng quy hoạch kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn về tổ chức quản lý khai thác, vận hành bảo dưỡng cóng trình thủy lợi trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Điều 18. Giao chỉ tiêu kế hoạch thu thủy lợi phí, tiền nước.
1. Hàng năm tất cá các tổ chức hợp lác đùng nước đều phải lập kế hoạch thu thuỷ lợi phí, tiền nước; kế hoạch miên giảm và cấp bù thủy lợi phí của năm sau vào tháng 7 của năm trước chi tiết đến hộ dùng nước báo cáo Ban thuỷ lợi.
2. Ban thủy lợi tổng hợp kế hoạch thu của các tổ chức trực tiếp quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn, trình UBND cấp xã quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị thực hiện, đồng thời Ban thủy lợi tổng hợp kế hoạch xin cấp bù khoản miễn giảm thủy lợi phí báo cáo phòng Kinh tế huyện, thành phố.
3. Phòng Kinh tế huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch cấp bù thủy lợi phí ở cấp huyện; Chi cục thuỷ lợi tỉnh có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cấp bù thủy lợi phí của toàn tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch cấp bù hàng năm.
Điều 19. Chế độ thu nộp thủy lợi phí, tiền nước
1. Các tổ chức hợp tác dùng nước, cá nhân được nhận khoán công trình làm dịch vụ, căn cứ vào kế hoạch được giao, trực tiếp hợp đồng và thu thủy lợi phí, tiền nước với các hộ dùng nước. Đơn vị thu, lập sổ thu của đơn vị mình và lập sổ thu riêng cho từng hộ. Khi thu nộp hộ gia đình phải ký vào sổ thu của đơn vị và người đi thu phải ký vào sổ thu của hộ dùng nước thay cho chứng từ thu.
2. Toàn bộ số tiền thu thủy lợi phí, tiền nước do các tổ chức hợp tác thu được phải nộp 100% vào ngân sách xã, trường hợp thu bằng hiện vật hoặc công lao động thì phải hạch toán ghi thu, ghi chi vào ngân sách xã.
3. Ban thủy lợi có trách nhiệm hỗ trợ đôn đốc, kiểm tra việc thu thủy lợi phí, tiền nước của đơn vị quản lý khai thác trực tiếp công trình thủy lợi.
4. Khoản ngân sách Nhà nước cấp bù số miễn, giảm thủy lợi phí được cấp phát vào ngân sách xã qua hệ thống kho bạc Nhà nước. Việc cấp phát khoản hỗ trợ này chỉ được thực hiện cấp cho các côna trình có tổ chức quản lý hoạt động thường xuyên, có quy chế hoạt động rõ ràng do phòng Kinh tế huyện, thành phố xác nhận làm căn cứ cấp phát.
1. Thủy lợi phí, tiền nước và các khoản thu khác của đơn vị khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được sử dụng 100% cho công tác quản lý vận hành, duy tu bảo dường, sửa chữa nhỏ và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Tổng số thu thủy lợi phí, tiền nước thu được trong ngân sách xã được trích trả cho hoạt động của Ban thủy lợi theo định mức sau:
a) Chi hỗ trợ sinh hoạt phí cho cho Ban thủy lợi là 300.000 đồng/ tháng (Ba trăm ngàn đồng). Định mức chi cho cá nhân tuy thuộc vào khối lượng công việc giao cho từng người do UBND cấp xã quy định cụ thể.
b) Chi hỗ trợ tiền đi lại và chi phí hành chính là 1.000.000 đồng/năm (một triệu đồng).
3. Số kinh phí còn lại chi trả toàn bộ cho các tổ chức hóp tác dùng nước theo đúng tỷ lệ thực hiện kế hoạch thu (kể cả phần ngân sách cấp bù). Các tổ chức hợp tác thực hiện chi trả công thù lao cho người quản lý theo quy định của quy chế quản lý, phần còn lại đưa ra dân bàn và quyết định sử dụng cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình cùa đơn vị mình.
4. Những khoản đóng góp đột xuất do tập thể những người hưởng lợi thỏa thuận đóng góp tự nguyện thì đơn vị trực tiếp quản lý công trình thu và quản lý sử dụng theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn. Nếu huy động đột xuất bằng lao động nghĩa vụ công ích thì tổ chức quản lý theo Pháp lệnh lao động nghĩa vụ công ích.
5. Hàng năm, các tổ chức trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi lập Báo cáo quyết toán tài chính để báo cáo công khai trước tập thể những người dùng nước và báo cáo UBND xã. Ban thủy lợi tổng hợp lập báo cáo quyết toán của cấp xã trình UBND huyện, thành phố phê duyệt quyết toán thu chi thủy lợi phí tiền nước của đơn vị mình.
6. Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế giúp UBND huyện, thành phố thẩm định báo cáo quyết toán thủy lợi phí, tiền nước của cấp xã trình UBND huyện, thành phố phê duyệt.
7. Phòng Kinh tế các huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp tình hình quyết toán thủy lợi phí, tiền nước của năm trước báo cáo UBND tỉnh vào tháng 5 của năm sau.
2. Chi cục Thủy lợi, các phòng ban chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các phòng ban chuyên môn các huyện, thành phố đôn đốc, chỉ đạo Ban thủy lợi xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.
3. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã chủ động rà soát, củng cố các tổ chức trực tiếp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn, chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc vận hành duy tu bảo dưỡng thường xuyên, thu và quản lý sử dụng thủy lợi phí, tiền nước theo đúng tinh thần quy định này.
2. Người dùng nước cố ý không nộp thủy lợi phí, tiền nước theo hợp đồng thì đơn vị trực tiếp quản lý báo cáo UBND xã can thiệp, có biện pháp cưỡng chế thu nộp hoặc cưỡng chế lao động thay cho khoản khê đọng thủy lợi phí, tiền nước.
3. Đơn vị trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi do chủ quan, không thực hiện cấp nước như hợp đồng, làm giảm hiệu quả sản xuất của hộ dùng nước thì bị phạt giảm phần thù lao được hưởng hoặc phải đền bù cho hộ dùng nước.