Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tăng cường công tác phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 831/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/12/2017
Ngày có hiệu lực 05/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 831/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 05 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Tr em năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phquy định chi tiết một số điều của Luật Trem;

Căn cứ Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chng tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 511/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghcủa Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tăng cường công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐ-TB&XH b/c);
- T/T Tỉnh ủy (để b/c);
- T/T HĐND tỉnh b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Báo Gia Lai; Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu: VT, KT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Ngọc Thành

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cn thiết để xây dựng Đề án:

Những năm qua các cp, các ngành từ tnh đến cơ sở đã thực hiện tốt các chính sách, chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Qua đó, đã tạo điều kiện cho trẻ em phát triển về mọi mặt nht là trẻ em có hoàn cnh khó khăn được quan tâm, giúp đđể vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trẻ em bị tvong do đuối nước đang là vấn đ ni cộm trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh. Mặc dù các sở, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương đã tích cực quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp nhưng nhìn chung chủ yếu tập trung công tác tuyên truyền, vận động nên tình trạng trẻ em bị tvong do đuối nước vẫn chưa giảm.

Theo số liệu thống kê, năm 2015 toàn tỉnh có 63 trẻ em bị tử vong do đui nước, năm 2016 có 51 trẻ em tử vong do đuối nước.

Riêng trong 7 tháng đầu năm 2017 có 42 trẻ em bị tvong do đuối nước ở 13/17 huyện, thị xã, thành phố, tăng 16 trẻ so vi cùng kỳ năm 2016 (năm 2016: 26 trẻ). Các địa phương có nhiều trẻ em đuối nước gồm Ia Grai: 08 trẻ (02 vụ), Chư Pưh: 06 tr(05 vụ), Chư Păh: 05 trẻ (04 vụ), Đak Đoa: 05 trẻ (04 vụ), Chư Prông: 04 trẻ (03 vụ); về tình trạng biết bơi: 02/42 trẻ (chiếm 4,7%).

Các trường hợp trẻ em bị tai nạn đuối nước phần lớn rơi vào trem ở vùng nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu sự giám sát, quản lý của gia đình; môi trường sng từ gia đình đến cộng đồng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em như có nhiều ao, hồ, hố đào, khu vực sông, suối... không có biển cảnh báo, làm rào chắn.

Hiện nay, phần lớn trem không biết bơi do việc dạy bơi cho trẻ em chưa được đưa vào chương trình dạy học chính khóa cho học sinh. Ngoài ra, cộng đồng có rất ít bể bơi để các em có điều kiện học bơi (trên địa bàn tỉnh hiện có 15 bể bơi gồm 02 bể của nhà nước và 13 bể của tư nhân, chủ yếu tập trung ở thành phố Pleiku và sít ở trung tâm của một số huyện, thị xã). Vì vậy, khi trượt chân ngã, chơi đùa, tắm ao, hồ, sông, suối,... trẻ có nguy cơ cao bị tử vong do đuối nước.

Trước thực trạng trên cần có những giải pháp, hành động cụ thđể ngăn ngừa tình trạng trem bị tử vong do tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh.

[...]