Quyết định 825/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai nhiệm vụ Chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022

Số hiệu 825/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/04/2022
Ngày có hiệu lực 26/04/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 825/-UBND

An Giang, ngày 26 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH AN GIANG NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 618/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh về Phê duyệt khung Đề án “An Giang điện tử” giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chương trình số 553/CTr-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh An Giang về Chuyển đổi số tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 33/TTr-STTTT ngày 25 tháng 4 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai nhiệm vụ về Chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022.

Điều 2. Căn cứ Kế hoạch triển khai nhiệm vụ về Chuyển đổi số năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng hoặc rà soát, bổ sung vào kế hoạch, chương trình công tác cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương, triển khai thực hiện hoàn thành kế hoạch năm 2022.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Phòng: KGVX, CBTH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Thanh Bình

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH AN GIANG NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

1. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về Chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022 tuân thủ đúng theo quy định và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Kế hoạch Triển khai nhiệm vụ về Chuyển đổi số tỉnh An Giang năm 2022 phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó cần ưu tiên các nguồn lực để tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện để phấn đấu nâng chỉ số chuyển đổi số của tỉnh tăng lên từ 02 đến 05 bậc trong xếp hạng chung của cả nước năm 2022.

II. ĐỊNH HƯỚNG XUYÊN SUỐT

Từ thực tiễn triển khai chuyển đổi số thời gian qua, có thể coi năm 2020 là năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số, năm 2021 là năm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch COVID-19, năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện.

Trong đó, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số, cụ thể:

1. Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.

2. Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm.

[...]